Chủ trương cải cách hành chính trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006)

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước nam 2001 den nam 2010 (Trang 44 - 46)

Trung ƣơng khóa X với chủ trƣơng tiếp tục đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nƣớc

1.3.1. Chủ trương cải cách hành chính trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006) biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006)

Đại hội X của Đảng họp vào lúc toàn Đảng, toàn dân ta đã trải qua 20 năm đổi mới.

Về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện cải cách hành chính trong nhiệm kỳ Đại hội IX, Đại hội đánh giá: “Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp” [16, tr.60]. Cải cách hành chính có bước tiến mới, đã tăng cường một bước tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được tăng cường một bước; thực hiện sự phân cấp nhiều hơn; dân chủ trong xã hội tiếp tục được phát huy.

Tuy nhiên, Đảng cũng chỉ rõ, bộ máy quản lý nhà nước và công tác cán bộ các cấp, nhất là ở cơ sở còn yếu kém, chậm được khắc phục; việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước còn một số khâu chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm chậm được khắc phục ở một bộ phận cán bộ, công chức.“Cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả; công tác tổ chức, cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu” [16, tr.176].

Đảng đã chỉ rõ, một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến những khuyết điểm yếu kém trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX là sự chỉ đạo tổ chức thực hiện ba khâu đột phá chưa tốt, trong đó có khâu “đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị mà trọng tâm là cải cách hành chính… chưa được chỉ đạo tập trung, thực hiện thiếu tinh thần trách nhiệm” [16, tr.66].

Do đó, Đại hội X xác định rõ hơn về tầm quan trọng của cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với xã hội: cải cách hành

chính là một trong bốn chính sách và giải pháp để thực hiện phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, với quan điểm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội; đẩy mạnh hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. Đại hội xác định rõ phương hướng cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước là: “Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại” [16, tr.126-127].

Về cải cách thể chế hành chính nhà nước, Đại hội chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật; giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh.

Về cải cách bộ máy hành chính nhà nước, Đại hội nhấn mạnh:

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Tổ chức lại một số ủy ban của Quốc hội; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội. Đại hội nhấn mạnh: “Luật hóa cơ cấu, tổ chức của Chính phủ; tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, bảo đảm tinh gọn và hợp lý. Phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Trung ương” [16, tr.127].

Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân; bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp; tổ chức hợp lý chính quyền địa phương. Phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước, Đại hội nhấn mạnh đến việc thực hiện hệ thống các giải pháp nhằm chấn chỉnh bộ

máy và quy chế hoạt động của cán bộ, công chức. “Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức” [16, tr.128]. Đổi mới chính sách cán bộ và công tác quản lý cán bộ theo hướng thực hiện chế độ trách nhiệm trong đề cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó, cấp sử dụng trực tiếp giới thiệu để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Có cơ chế kịp thời đưa ra khỏi bộ máy những công chức không xứng đáng, kém phẩm chất và năng lực. Như vậy, chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước có bước đổi mới trong việc đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, công chức, nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc tuyển dụng và sử dụng cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước nam 2001 den nam 2010 (Trang 44 - 46)