0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Cải cách tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC NAM 2001 DEN NAM 2010 (Trang 77 -95 )

Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng quy chế, phương thức làm việc và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy Chính phủ, ngày 3-12-2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 178/2007/NĐ-CP

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, quy định rõ cơ cấu tổ chức của bộ; chế độ làm việc và trách nhiệm của bộ trưởng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, bộ trưởng, đã tách rõ được những loại công việc thuộc thẩm quyền xử lý của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Nghị định đã có bước cải cách lớn về điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ, nhất là tăng cường thẩm quyền, trách nhiệm cho bộ trưởng về công tác xây dựng nhân sự; điều chỉnh tổ chức

bộ máy theo yêu cầu quản lý chặt chẽ, thống nhất của Chính phủ đối với hệ thống hành chính nhà nước; quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định việc thành lập tổ chức theo yêu cầu chặt chẽ, thống nhất; quy định rõ khung cơ cấu tổ chức, gồm các tổ chức giúp bộ trưởng quản lý nhà nước và các tổ chức sự nghiệp nhà nước trực thuộc bộ, là các đơn vị sự nghiệp phục vụ cho nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của cục thuộc bộ, cục với tổng cục, không quy định cho bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước; quy định rõ thẩm quyền ban hành quy định, chỉ thị, thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2007/NĐ-CP về ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giữa tập thể Chính phủ với Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, bảo đảm hiệu quả trong giải quyết các vấn đề trong kế hoạch, cũng như kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh trong xã hội. Bộ trưởng là người có thẩm quyền cao nhất và chịu trách nhiệm về ngành, lĩnh vực mình phụ trách, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung nhiều hơn vào xây dựng thể chế, pháp luật, chính sách, thông qua các dự án, đáp ứng tốt hơn về thể chế, chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội; tập trung chỉ đạo các ngành trọng điểm, những vấn đề lớn, phức tạp về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng… quy định rõ trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc; chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trình tự thủ tục giải quyết các công việc thường xuyên; chế độ hội họp, kiểm tra thực hiện, tiếp khách, công tác, thông tin, báo cáo. Nghị định đã điều chỉnh một bước quan trọng về chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương; khắc phục căn bản sự trùng chéo trong hoạt động của bộ máy hành chính. Phương thức hoạt động của Chính phủ đã thể hiện rõ sự phối hợp, phát

huy chế độ làm việc của tập thể Chính phủ, đồng thời tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao trách nhiệm của bộ trưởng đối với ngành, lĩnh vực được giao. Tổ chức và hoạt động giữa các cơ quan quản lý hành chính với các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công được phân định qua thực hiện thể chế về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, nhân sự, tài chính công. Chức năng của các bộ, các cơ quan ngang bộ được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện theo hướng tập trung vào xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện thể chế, pháp luật, chính sách; tập trung quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực. Kết quả nổi bật là hoàn thiện quy trình xử lý các công việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, phân định rõ trách nhiệm của cơ quan trình, cơ quan thẩm định, cơ quan thẩm tra; coi trọng việc đối thoại và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; từng bước cải cách cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ theo nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; mỗi việc, mỗi lĩnh vực do một cơ quan của Chính phủ quản lý nhà nước thống nhất và chịu trách nhiệm chính. Tuy nhiên, cần thực hiện cơ chế phân công, phối hợp giữa các bộ, ngành, tăng cường chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các công việc xây dựng chính sách. Tăng cường biện pháp trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành; các bộ, ngành với địa phương; Chính phủ, bộ, ngành với nhân dân; tiếp tục điều chỉnh và sắp xếp cơ cấu tổ chức của bộ máy bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ cho hợp lý, tinh gọn theo yêu cầu khách quan của cải cách hành chính; chương trình, phương thức công tác của Chính phủ, ngành cần coi trọng đến tính khả thi, chất lượng đầu ra của khối lượng công việc.

Cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ đã được cải cách thông qua việc hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại theo mô hình tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, không còn loại bộ quản lý đơn ngành, đơn lĩnh vực như trước đây; bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; cân đối cơ bản về phạm vi, đối tượng quản lý các ngành, lĩnh vực ở từng bộ. Trên cơ sở đó, các tổ chức bên trong cũng được điều chỉnh, sắp xếp kiện toàn cho phù hợp hơn, hình thành một số tổng

cục mới trực thuộc để quản lý chuyên sâu, ổn định trên các lĩnh vực, tăng cường cơ chế phối hợp giải quyết công việc giữa các chuyên ngành, chuyên lĩnh vực trong từng bộ.

Nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại, ngày 31-7-2007, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 01/2007/QH12 Về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XII bao gồm: 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, thủ tướng, 5 phó thủ tướng, 22 bộ trưởng và tương đương. Từ 26 bộ, cơ quan ngang bộ (cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa XI) giảm xuống còn 22 bộ, cơ quan ngang bộ (cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa XII). Như vậy, có sự điều chỉnh theo hướng tinh gọn, hợp lý hơn; đã có một bước cải cách quan trọng về cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, với mục tiêu, yêu cầu bảo đảm tính thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Sáp nhập, chuyển các cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước vào các bộ tương ứng, hình thành bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô được mở rộng hơn. Việc cải cách bộ máy hành chính theo phương thức hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan ngang bộ có mối quan hệ liên thông hoặc gần nhau thành bộ mới có quy mô lớn hơn. Theo đó, hợp nhất Bộ Thương mại với Bộ Công nghiệp thành Bộ Công thương; thành lập Bộ Thông tin và Truyền thông trên cơ sở Bộ Bưu chính, Viễn thông; hợp nhất Bộ Thủy sản với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; và điều chỉnh chức năng, tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hóa - Thông tin chuyển sang; chuyển Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ vào Bộ Nội vụ quản lý; giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, sau khi chuyển chức năng, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các lĩnh vực tương ứng của ủy ban này sang các bộ: Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lao động - Thương binh và Xã hội đảm nhận; hợp nhất Ủy ban Thể dục thể thao, Tổng

cục Du lịch với Bộ Văn hóa - Thông tin thành Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các cơ quan thuộc Chính phủ được cải cách, điều chỉnh căn bản về chức năng và cơ cấu tổ chức, từ 12 cơ quan trong cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ XI xuống còn 8 cơ quan trong cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ XII. Các cơ quan thuộc Chính phủ đều là các đơn vị sự nghiệp, không còn cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực; không có chức năng, thẩm quyền quản lý nhà nước và chịu sự quản lý nhà nước của các bộ tương ứng. Các cơ quan thuộc Chính phủ là đơn vị sự nghiệp, có chức năng, nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước của Chính phủ và thực hiện cung ứng dịch vụ công, được áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm để phát huy các nguồn lực, nâng cao chất lượng hoạt động, phù hợp với cơ chế mới, góp phần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ với cơ quan thuộc Chính phủ. Đây là điểm nổi bật trong cải cách về chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan thuộc Chính phủ; khắc phục căn bản tình trạng vướng mắc trước đây trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thuộc Chính phủ là có chức năng quản lý nhà nước, nhưng không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tạo điều kiện cho việc tập trung thống nhất các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước vào các bộ.

Thực hiện chủ trương của Đảng về hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 và giai đoạn 2009 - 2010, góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính và cung cấp dịch vụ công. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thiết lập mạng thông tin Chính phủ (CPNET), cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật cho các bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh tin học hóa văn phòng. Một số bộ như: Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào

tạo, Công thương và một số tỉnh như: thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, v.v. đã triển khai áp dụng các cơ sở dữ liệu, thông tin, giao dịch qua mạng nội bộ và mạng internet. Hệ thống thông tin điện tử đã bắt đầu đưa vào vận hành các dịch vụ như: thư điện tử, các phần mềm ứng dụng tin học hóa quản lý hành chính; đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, hội họp, giao ban, trao đổi trực tuyến giữa các cơ quan trung ương với địa phương, giữa các cơ quan hành chính với các tổ chức, doanh nghiệp, công dân, giữa các cơ quan trong bộ máy hành chính để kịp thời giải quyết công việc. Nhằm tăng cường chất lượng hoạt động và hiện đại hóa nền hành chính, ngày 20-6-2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg Về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong các lĩnh vực: tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; quản lý cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; biên chế; chính quyền địa phương, địa giới hành chính,… Nhiều cơ quan đã áp dụng tất cả cho các đơn vị, cá nhân hoạt động trong bộ máy nhà nước, như: Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã áp dụng vào hầu hết các hoạt động của khối Văn phòng Bộ; Bộ Công thương đã áp dụng vào hầu hết các hoạt động tại trụ sở của Bộ; một số đơn vị mới chỉ áp dụng từng bước ở một số khâu dịch vụ công cộng. Các đơn vị sự nghiệp công như: giáo dục, y tế cũng đã nghiên cứu, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào tổ chức và hoạt động của các đơn vị mình. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO vào hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước đã thu được những kết quả quan trọng: nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, từng bước chuẩn hóa quy trình quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước. Tổ chức bộ máy cơ quan được phân cấp rõ ràng; hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý chất lượng; nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO trong các cơ quan của bộ máy hành

chính nhà nước chưa được đồng đều ở cơ quan, trong từng lĩnh vực ở từng cơ quan và chủ yếu chỉ được áp dụng vào một số công việc quản lý hành chính, dịch vụ công. Tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng và hiện đại hóa nền hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, ngày 2- 8-2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Quy chế đã quy định rõ về phạm vi, đối tượng điều chỉnh đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp; về trang phục, lễ phục, thẻ cán bộ, công chức; về trang trí nơi công sở; về ứng xử, giao tiếp; quy định về nguyên tắc thực hiện văn hóa công sở, các hành vi cấm thực hiện, v.v.. Đây là quy chế nhằm thực hiện nền nếp, trật tự, kỷ cương, văn hóa, văn minh của các cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thực thi công vụ. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg, ngày 23-3-2006 Về việc giảm văn bản, giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm hiện đại hóa nền hành chính qua việc tinh giản, hạn chế đến mức thấp nhất việc ban hành công văn, giấy tờ, nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; khắc phục sự lạm dụng quá nhiều văn bản, giấy tờ hành chính, trùng chéo, gây tốn kém, phức tạp, phiền hà về thủ tục hành chính, hạn chế hiệu quả hoạt động của bộ máy; đồng thời thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính và hoạt động công vụ. Tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa hành chính, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg, ngày 25-5-2006, Về quyết định chế độ hội họp trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước; Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg, ngày 31-1-2008, Về việc nâng cao hiệu quả sử dụng giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; triển khai thực hiện Quyết định số 1441/2008/QĐ-TTg, ngày 6-10-2008 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã. Tuy nhiên, trong các trụ sở làm việc, diện tích dành cho bộ phận một cửa ở cấp xã, phường còn nhiều hạn chế.

Thực hiện chủ trương của Đảng về phân cấp mạnh nhiệm vụ từ Chính phủ và các bộ cho chính quyền địa phương, về quản lý ngân sách và tài sản nhà nước, phân cấp cho chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình, quyết toán những dự

Một phần của tài liệu ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC NAM 2001 DEN NAM 2010 (Trang 77 -95 )

×