Nội dung cải cách hành chính trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001)

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước nam 2001 den nam 2010 (Trang 35 - 39)

hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) và các hội nghị Trung ƣơng khóa IX của Đảng

1.2.1. Nội dung cải cách hành chính trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) toàn quốc lần thứ IX (4-2001)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) họp vào thời điểm có ý nghĩa trọng đại. Thế kỷ XX đã kết thúc. Thế kỷ XXI vừa bắt đầu. Toàn Đảng, toàn dân ta đã trải qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 và 15 năm đổi mới.

Về kết quả lãnh đạo xây dựng Nhà nước, Đại hội đánh giá: “Nhà nước tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện, nền hành chính nhà nước được cải cách một bước”, “quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy; một số chính sách và quy chế bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, trước hết ở cơ sở, bước đầu được thực hiện”. Đồng thời, Đại hội chỉ rõ những hạn chế: “cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, trùng lắp chức năng với nhiều tầng nấc trung gian và những thủ tục hành chính phiền hà, không ít trường hợp trên và dưới, trung ương và địa phương hành động không thống nhất, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và làm giảm động lực phát triển” [19, tr.61-62].

Đặc biệt, Đại hội nhấn mạnh có hiện tượng một số người và cơ quan do lợi ích cá nhân, cục bộ không muốn đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước, còn “không ít cán bộ, công chức vừa kém về đạo đức, phẩm chất vừa yếu về năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ”. Do đó, về cải cách xây dựng nền hành chính nhà nước, Đại hội đề ra các quan điểm, chủ trương như sau:

Về vai trò của cải cách hành chính, Đảng nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn khi xác định đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh là một nội dung lớn trong Chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội 10 năm (2001 - 2010), là một trong bảy nội dung của định hướng cơ chế chính sách và các giải pháp chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005. Cải cách hành chính nhà nước là một công việc quan trọng quyết định thành công của công cuộc đổi mới giai đoạn 2001 - 2005. Đảng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của nền hành chính nhà nước không chỉ đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, với sự phát triển kinh tế - xã hội, mà còn đối với hoạt động của hệ thống chính trị và đối với sự phát triển của công cuộc đổi mới đất nước.

Đại hội khẳng định: “Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, trọng tâm là cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh” [11, tr.220]. Xác định rõ mục tiêu cải cách hành chính là: “xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa” [11, tr.133].

Về thể chế hành chính: Đảng chỉ ra cách thức của quá trình xây dựng thể chế là phải đổi mới phương thức và quy trình xây dựng thể chế, cải tiến sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan, coi trọng sử dụng các chuyên gia liên ngành và tiếp thu ý kiến của nhân dân và doanh nghiệp; xác định lộ trình xây dựng và thực hiện chủ trương đổi mới thể chế theo từng năm. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, nâng cao kỷ luật và thực thi pháp luật của bộ máy nhà nước và trong toàn xã hội. Đại hội nhấn mạnh: “Hình thành về cơ bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [11, tr.215-216]. Tập trung xóa bỏ những quy định trong thủ tục hành chính mang nặng tính hành chính, quan liêu, bao cấp. Trong chương trình cải cách thể chế hành chính, nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá. Vì đây là một lĩnh vực nhạy cảm và nóng bỏng, liên quan trực tiếp đến nhân dân và các doanh nghiệp, đồng thời thông qua rà soát thủ tục hành chính mà phát hiện những chỗ cần bổ sung, đổi mới trong chính sách pháp luật, tổ chức bộ máy, quy chế làm việc và hoạt động của các cơ quan hành chính.

việc phân cấp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp quản lý trong bộ máy hành chính:

Đối với Chính phủ, điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động theo hướng thống nhất quản lý vĩ mô việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong cả nước bằng hệ thống pháp luật, chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ.

Đối với cấp bộ và cơ quan ngang bộ cần định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc và cung cấp dịch vụ công.

Đối với chính quyền địa phương, cần phân công, phân cấp nhằm nâng cao tính chủ động, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; tổ chức hợp lý hội đồng nhân dân; kiện toàn các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân và bộ máy chính quyền cấp xã, phường, thị trấn.

Đồng thời, cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Sắp xếp lại hệ thống tòa án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền của tòa án các cấp. Tăng cường đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân cả về số lượng và chất lượng. Tổ chức lại cơ quan điều tra và cơ quan thi hành án theo nguyên tắc tinh gọn đầu mối.

Chủ trương của Đảng về phân cấp quản lý nhà nước trong nền hành chính nhà nước có sự phát triển: “Phân cấp mạnh và toàn diện giữa các cấp trong hệ thống hành chính nhà nước trên cơ sở gắn trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ với quyền lợi. Phân cấp nhiệm vụ phải được gắn với phân cấp về tài chính và ngân sách” [11, tr.338], nhằm khắc phục tình trạng quá tập trung quyền lực quản lý, công việc vào cấp trên, đồng thời, phát huy cao nhất tính tự chủ, năng động, sáng tạo và đề cao trách nhiệm của từng cấp, đặc biệt là các cấp chính quyền địa phương. Chính phủ tập trung vào xây dựng thể

chế; hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân; nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với toàn ngành, toàn lĩnh vực, bao quát mọi thành phần kinh tế trong cả nước; giải quyết các vấn đề quan trọng mang tính liên ngành, liên vùng nhằm khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, tạo sự thống nhất tổng thể về cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch trong mối quan hệ liên ngành, liên lĩnh vực. Việc xác định rõ chức năng của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trong phạm vi cả nước và cung cấp dịch vụ công đã mở ra khả năng, điều kiện thay đổi cơ cấu Chính phủ theo hướng gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả hơn theo tinh thần: “tổ chức và cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, trong sạch, có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ nhân dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh” [11, tr.337].

Đảng chủ trương nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cả về năng lực và đạo đức, nhấn mạnh đến phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thông qua việc đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng với sự phát triển của yêu cầu, nhiệm vụ, đào tạo toàn diện cả về đường lối chính sách, cả về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý, chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. Đồng thời, hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức; bảo đảm chất lượng trong thi tuyển, sắp xếp lại đội ngũ theo đúng chức danh và tiêu chuẩn. Đổi mới và đưa vào nền nếp việc thực hiện quy chế tuyển chọn, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu; đề cao trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, tổ chức việc tuyển chọn, sử dụng cán bộ, công chức, thanh lọc những người thoái hóa, biến chất, chuyển đổi công tác những người không đủ năng lực, thực hiện đồng bộ các biện pháp ngăn chặn tham nhũng, quan liêu; thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém, thoái hóa, tăng cường cán bộ cho cơ sở, có chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

Để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức được rèn luyện và phát triển toàn diện, Nghị quyết Đại hội đưa ra chủ trương: “Thực hiện chế độ bổ nhiệm công chức có thời hạn, chế độ luân chuyển công chức, tạo điều kiện cho công chức nâng cao trình độ chuyên môn và sát với dân” [11, tr.339]. Kiện toàn bộ máy và tinh giản biên chế một cách cơ bản. Có chính sách giải quyết thỏa đáng số người dôi ra.

Nghị quyết đưa ra chủ trương về cải cách tài chính công, thể hiện sự bổ sung, phát triển mới về chủ trương của Đảng, trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước, tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động và quy chế làm việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị sự nghiệp để thực hiện chế độ khoán biên chế và chế độ tài chính thích hợp cho các cơ quan này, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đối với các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức cung cấp dịch vụ công:“Tách hệ thống cơ quan hành chính công quyền với hệ thống cơ quan sự nghiệp, áp dụng các cơ chế tài chính thích hợp”. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu và lợi ích của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức thực hiện một số dịch vụ công với sự giám sát của cộng đồng.

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng nhấn mạnh xúc tiến nhanh và có hiệu quả việc hiện đại hóa công tác hành chính, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước nam 2001 den nam 2010 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)