Nội dung cải cách hành chính trong các Hội nghị Trung ương khóa IX của Đảng

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước nam 2001 den nam 2010 (Trang 39 - 44)

khóa IX của Đảng

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, theo chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (3-2002) ra Nghị quyết Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.

Nghị quyết đã tổng kết thực tiễn, xuất phát từ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và thực trạng của hệ thống chính trị, của chính quyền cơ sở, từ đặc

điểm, tính chất của cấp cơ sở: “Các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cơ trú, sinh sống. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước” [12, tr.166]. Trong thời gian qua, hệ thống chính trị ở phần lớn cơ sở đã tích cực thực hiện nhiệm vụ, đạt được những thành tựu nổi bật, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, hệ thống chính trị ở cơ sở còn nhiều mặt yếu kém, bất cập. Từ đó, Nghị quyết đề ra chủ trương nâng cao hiệu lực của hệ thống chính trị ở cơ sở:

Về xây dựng tổ chức cơ quan hành chính: “giữ chế độ ủy ban nhân dân, nhưng thu gọn số thành viên. Quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể ủy ban nhân dân, của chủ tịch ủy ban nhân dân và các thành viên trong ủy ban nhân dân” [12, tr.175]. Kiện toàn bộ máy giúp việc gồm văn phòng ủy ban nhân dân và ba khối: kinh tế - tài chính, văn hóa - xã hội và nội chính. Vận dụng quy định chung để tổ chức các khối của ủy ban nhân dân phường cho phù hợp.

Đề cao trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan hành chính xã, phường, thị trấn: đối với những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, những công việc được phân cấp, những việc tự quản của cộng đồng dân cư thì chủ tịch ủy ban nhân dân đưa ra hội đồng nhân dân bàn, quyết định chủ trương và tổ chức thực hiện; những công việc được cấp trên ủy quyền thì cơ quan hành chính tổ chức thực hiện theo đúng quy định của cấp trên; những công việc tự quản của thôn và các tổ chức tự quản khác thì cơ quan hành chính hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát việc tuân thủ pháp luật; đề cao trách nhiệm giải quyết các khiếu kiện của dân theo thẩm quyền, không để dây dưa kéo dài.

Về điều kiện và phương tiện làm việc: tạo điều kiện cho chính quyền cơ sở chủ động về ngân sách, mở rộng các khoản thu, bảo đảm tự cân đối thu chi và thực hiện chế độ công khai thu, chi ngân sách trước nhân dân, xây dựng trụ sở làm việc phục vụ chung cho các cơ quan trong hệ thống chính trị ở cơ sở, chú trọng đến những nơi khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu đến năm 2005, các xã, phường, thị trấn đều có trụ sở làm việc với các trang

thiết bị, phương tiện làm việc cần thiết và từng bước hiện đại hóa, tin học hóa hệ thống quản lý hành chính. Bảo đảm tốt hệ thống truyền thanh, nhà bưu điện - văn hóa để nhân dân tiếp nhận thông tin và hội họp.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, Hội nghị đã chỉ rõ khái niệm cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách ở hệ thống chính trị cơ sở, đồng thời, quy định chế độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này, trong đó nhấn mạnh: “Tích cực trẻ hóa và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở” [12, tr.179]. Đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy đối với cán bộ cơ sở theo hướng đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo chức danh, bảo đảm tính thiết thực. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và tăng cường cơ sở vật chất ở các trường chính trị cấp tỉnh, các trung tâm giáo dục chính trị cấp huyện. Mặt khác, có chính sách thu hút những người được đào tạo chuyên môn, nhất là sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng về làm cán bộ, công chức ở cơ sở. “Ở những nơi còn thiếu cán bộ tại chỗ, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, cần kết hợp đào tạo cán bộ thông qua việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, luân chuyển cán bộ ở huyện, tỉnh về công tác ở cơ sở với nhiệm vụ chính là dìu dắt, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ” [12, tr.180].

Tiếp đó, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX (7-2002) khẳng định: “tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy Chính phủ và chính quyền các cấp” [13, tr.228].

Về xây dựng tổ chức bộ máy hành chính, tập trung sắp xếp các bộ theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, có quy mô phù hợp, giảm số cơ quan thuộc Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, nghiên cứu lập một số bộ, cơ quan ngang bộ mới, chuyển một số tổng cục, cục về trực thuộc bộ hoặc chuyển giao về bộ nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cơ quan đó. Làm rõ và cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của các bộ.

Kiên quyết tách chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định rõ chức năng chủ sở hữa của Nhà nước đối với doanh nghiệp, chức năng đại diện chủ sở hữu của

hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước.

Đẩy mạnh phân cấp quản lý kinh tế - xã hội cho địa phương, cho cấp dưới, đi đôi với tăng cường công tác quy hoạch và hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xác định rõ chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu.

Về công tác cán bộ, Hội nghị nhấn mạnh việc đổi mới về đánh giá cán bộ, tăng cường công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm tốt việc luân chuyển cán bộ theo quy hoạch để đào tạo cán bộ lãnh đạo. Hoàn thiện các quy chế quản lý, chế độ phân công, phân cấp quản lý cán bộ. Thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương cho cán bộ, công chức.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (1- 2004) họp kiểm điểm, đánh giá nửa nhiệm kỳ đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, đồng thời nêu lên những nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội lần thứ IX trong những năm tiếp theo.

Hội nghị nhấn mạnh phải đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội và cơ quan dân cử các cấp. Tiếp tục đổi mới hoạt động lập pháp của Quốc hội để nâng cao chất lượng của các luật, pháp lệnh; hoàn thiện quy chế về vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội chuyên trách. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan của Quốc hội. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

Đồng thời, Hội nghị đưa ra chủ trương: “đẩy mạnh đồng bộ cải cách hành chính nhà nước” [14, tr.205], nội dung chính đó là:

Về cải cách thể chế hành chính, Hội nghị nhấn mạnh đi sâu vào cải cách thể chế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và thực hiện tốt cơ chế “một cửa”.

Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính, “trọng tâm trong hai năm tới là điều chỉnh để làm rõ và thực hiện đúng chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [14, tr.205], đẩy mạnh việc phân cấp quản lý để nâng cao tính chủ

động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của từng ngành, từng cấp; xóa bỏ bao cấp. Đề cao trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, Hội nghị nêu rõ: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thạo việc, chí công vô tư”, áp dụng các cơ chế, biện pháp để ngăn chặn và xử lý, khắc phục những tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức như lợi dụng chức vụ để nhũng nhiễu, phiền hà, gây bất bình cho nhân dân. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những người thoái hóa, biến chất; thay thế kịp thời những người không đáp ứng được yêu cầu công việc; triển khai thực hiện chế độ dự bị công chức; có chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác ở cơ sở nhằm đào tạo nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

Thực hiện triệt để việc tách quản lý hành chính nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý hoạt động của các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công, nhất là các bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về công việc, tổ chức, biên chế, tài chính.

Qua Đại hội IX và các hội nghị tTung ương khóa IX, đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ năm, lần thứ sáu, lần thứ chín (2001 - 2006), Đảng đã nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của cải cách hành chính, xác định rõ mục tiêu của cải cách hành chính mà các kỳ đại hội và hội nghị trước đây chưa làm rõ. Các chủ trương về cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước được bổ sung, phát triển trên các mặt cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”; tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước trong hệ thống hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức về mọi mặt, và đặc biệt là bổ sung chủ trương cải cách tài chính công, điều mà các đại hội và hội nghị trước đây chưa xác định rõ và chưa đưa ra thành một trong bốn nội dung của cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước nam 2001 den nam 2010 (Trang 39 - 44)