Đẩy mạnh cải cách tài chính công

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước nam 2001 den nam 2010 (Trang 101 - 106)

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, ngày 5-9-2005, Về việc quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Nghị định đã tạo điều kiện cho các tổ chức khoa học - công nghệ công lập thực hiện tự chủ về hoạt động khoa học, công nghệ, đồng thời tự chủ tiến hành các hoạt động khoa học, công nghệ khác theo quy định của pháp luật. Nhờ đó, ngoài việc sử

dụng kinh phí do Nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, các tổ chức này được tự chủ trong sử dụng các nguồn thu khác từ việc ký kết hợp đồng các hoạt động khoa học và công nghệ tự chủ với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và quốc tế. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17-10-2005, Về việc quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước. Các bộ, ngành, địa phương đã thúc đẩy cải cách tổ chức bộ máy, tiết kiệm kinh phí và nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và tính tự chủ của các cơ quan hành chính nhà nước; gắn việc sử dụng kinh phí với bảo đảm chất lượng, hiệu quả công việc, đẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục hành chính về phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo kết quả đầu ra.

Để thực hiện cơ chế tài chính thích hợp cho các đơn vị sự nghiệp nhà nước, ngày 25-4-2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP,

Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, các đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng, đúng quy định của pháp luật; liên doanh,liên kết với các tổ chức, cá nhân để cung ứng dịch vụ cho xã hội theo đúng pháp luật; chủ động quy định các biện pháp thực hiện để bảo đảm tiến độ, chất lượng đối với nhiệm vụ do Nhà nước giao hoặc đặt hàng nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất để chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, đơn vị tự hạch toán, cân đối thu chi, nhằm tăng nguồn thu, từng bước cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, ngày càng giảm mạnh sự bao cấp từ ngân sách nhà nước; phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước

đối với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước với quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức công việc, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, biên chế, sử dụng lao động và nguồn tài chính, tự tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật để hoàn thành nhiệm vụ được giao; thúc đẩy việc xã hội hóa, phát huy mọi khả năng, tiềm lực, điều kiện, sáng kiến của đơn vị để cung ứng dịch vụ có chất lượng cao cho xã hội, đồng thời tăng cường các biện pháp huy động sự đóng góp của toàn xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp.

Thực hiện chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, đẩy mạnh cải cách tài chính công, ngày 18-7-2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg Về quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Theo quyết định này, việc cung cấp các trang thiết bị, phương tiện làm việc của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước bảo đảm tính thống nhất, chính quy, hiện đại theo nguyên tắc đáp ứng nhu cầu làm việc cần thiết theo chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm chất lượng, tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng trang thiết bị, phương tiện. Quyết định quy định rõ đối tượng áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, chi tiết hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc trong phòng làm việc của cán bộ, công chức, trong phòng hội họp, hội trường, thiết bị văn phòng… Tiếp đó, ngày 14-11-2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2006/NĐ-CP Quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước nhằm giải quyết tình trạng quản lý, sử dụng tài sản nhà nước nhiều bất cập, thất thoát, lãng phí, sử dụng kém hiệu quả, ý thức quản lý, sử dụng chưa đúng mục đích. Nghị định quy định rõ việc phân cấp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, thẩm quyền xác lập quyền sở hữu tài sản nhà nước; việc phân cấp, đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, phân cấp

thẩm quyền quyết định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước, thẩm quyền thu hồi tài sản nhà nước. Nghị định cũng quy định rõ, các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước là: các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Nhằm góp phần lập lại trật tự, kỷ cương, nền nếp quy định hành chính, chế độ, tiêu chuẩn đối với việc quản lý, sử dụng phương tiện đi lại công, đồng thời góp phần tiết kiệm, chống lãng phí tài chính, tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước, ngày 7-5-2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg Về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước. Quyết định quy định cụ thể về chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại là ôtô phục vụ công tác; chế độ khoán kinh phí sử dụng ôtô; chế độ sử dụng dịch vụ cung ứng xe của thị trường để phục vụ công tác trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động, trong đơn vị sự nghiệp công lập. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, nghiêm cấm việc sử dụng ôtô công thuộc phạm vi điều chỉnh trong quy định vào việc riêng, bán, trao đổi, tặng cho, cho mượn hoặc điều chuyển cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quyết định quy định rõ chế độ quản lý, sử dụng xe chuyên dùng, số xe ôtô hiện có; các chế tài trong xử lý vi phạm trong việc mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại và quy định rõ trách nhiệm thi hành; quy định đối tượng, phạm vi điều chỉnh; nguyên tắc trang bị, bố trí, sử dụng xe ôtô phục vụ công tác, chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại đối với các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe, các chức danh có tiêu chuẩn tại công ty nhà nước. Ngày 3- 6-2008, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, có hiệu lực từ ngày 1-1-2009 nhằm góp phần khắc

phục những hạn chế, yếu kém trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với tài sản nhà nước, quy định rõ các nguyên tắc quản lý tài sản nhà nước theo phân cấp; các cơ quan nhà nước không được sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cá nhân, cho thuê hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh khác. Luật quy định rõ việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tài sản nhà nước được giao cho các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp quản lý, sử dụng. Tài sản nhà nước không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định phải được thu hồi trước ngày 31-12-2010. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được cho thuê tài sản nhà nước để bảo đảm tính tự chủ của đơn vị và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước. Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước bảo đảm chặt chẽ, khoa học, minh bạch, hiệu quả, đồng thời góp phần tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, phù hợp hơn trong cơ chế thị trường. Các cơ quan nhà nước đổi mới phương thức quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, tài sản nhà nước phù hợp hơn với cơ chế hạch toán kinh tế, tăng cường hiệu quả sử dụng, như: chuyển nhà khách của cơ quan nhà nước sang hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp; việc sử dụng hội trường, các phương tiện vận tải của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội không dùng hết công suất thì được chuyển cho cơ quan, tổ chức khác của Nhà nước sử dụng theo đúng mục đích và có thu một số khoản kinh phí để bù đắp chi phí. Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh cải cách tài chính công đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính, ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác, nhất là nguồn lực phục vụ cho tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước, bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị, phù hợp hơn với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị cung

ứng dịch vụ công cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội bền vững và tăng cường hội nhập quốc tế, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính công.

Đảng và Nhà nước xác định cải cách tài chính công là một trong bốn nội dung lớn của cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010, và được đặt

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước nam 2001 den nam 2010 (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)