Một số vấn đề cần tiếp tục cải cách

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước nam 2001 den nam 2010 (Trang 127 - 141)

Thứ nhất, về cải cách thể chế hành chính:

Cải cách thể chế hành chính là một vấn đề lớn, với khối lượng công việc đồ sộ, đụng chạm đến nhiều mối quan hệ khác nhau trong mọi lĩnh vực

của đời sống xã hội. Tư tưởng chủ đạo của Đảng về vấn đề này là tiến hành từng bước, chọn khâu đột phá quyết định.

Để tiếp tục cải cách thể chế hành chính chúng ta cần chuyển mạnh theo hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính mới của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Thể chế đó phải tạo được động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội. Cải cách kịp thời thể chế hành chính trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo hướng tập trung vào tháo gỡ, giải phóng nội lực trong nước, trong dân, khai thác nguồn lực quốc tế, kết hợp nội lực và nguồn lực bên ngoài để chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nhanh, bền vững.

Đổi mới mạnh mẽ thể chế về tổ chức, nhân sự và hoạt động của nền hành chính. Khẩn trương khắc phục những bất cập của thể chế trong tổ chức bộ máy hành chính, chế độ nhân sự phù hợp với điều kiện một Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường. Cải cách thể chế hành chính phải làm rành mạch các quan hệ cơ bản giữa hành chính với doanh nghiệp; giữa hành chính với sự nghiệp, dịch vụ; giữa trung ương với địa phương.

Tăng cường công tác rà soát các quy định về thể chế hành chính; sửa đổi các quy định rườm rà, phức tạp. Trong quá trình chuẩn bị ra các quyết định hành chính phải khắc phục tình trạng chậm trễ, thiếu chính xác, thiếu phối hợp, thiếu toàn diện, không phù hợp thực tế. Quyết định giải quyết công việc phải theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm. Quy trình xử lý công việc thuộc phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan giải quyết phải khắc phục tình trạng để người dân có yêu cầu giải quyết công việc phải gõ nhiều cửa, qua nhiều bộ phận trong một cơ quan hay qua nhiều cơ quan mới được giải quyết hoặc phải xuất trình quá nhiều giấy tờ, thực hiện quá nhiều điều kiện.

Đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải cách thể chế hành chính theo cơ chế “một cửa”. Để thực hiện có hiệu quả quy trình này cần khắc phục tình trạng thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng, ban tiếp nhận, trả hồ sơ hành chính và các phòng, ban chuyên môn hữu quan, giữa các quận huyện với

các sở, ban, ngành ở cấp tỉnh, giữa các phòng ban ở cấp quận, huyện với cấp phường, xã, cũng như giữa nhiệm vụ chung của cơ quan hành chính nhà nước với nhiệm vụ cụ thể của công chức chuyên trách tiếp nhận, giải quyết công việc của con người, công dân và tổ chức. Đơn giản hoá thể chế hành chính bằng nhiều cách như: nhập hai loại văn bản gần gũi và hỗ trợ nhau làm một; giảm bớt các điều kiện thành lập doanh nghiệp, mà chỉ cần chú trọng các thủ tục, điều kiện đăng ký kinh doanh; hạn chế đến mức tối đa sự chồng chéo thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy của cơ quan quản lý hành chính đối với một loại hình văn bản pháp luật. Giảm bớt một số điều kiện, giấy tờ và hành vi hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.

Khi đã quy định thẩm quyền cho một cơ quan quản lý hành chính cụ thể giải quyết một công việc quản lý nhà nước nào đó, thì cũng không nên quy định buộc cơ quan đó phải chờ hoặc tham khảo ý kiến của cơ quan khác, phải giảm bớt thủ tục "kính chuyển”, “xin ý kiến”. Do đó loại bỏ được thời gian chờ đợi xin ý kiến, tham khảo, và nâng cao trách nhiệm của cơ quan giải quyết đối với quyết định của mình.

Thứ hai, cải cách bộ máy hành chính

Cần có một tầm nhìn chiến lược đối với cải cách bộ máy hành chính. Trong tầm nhìn này phải hướng tới tạo ra một mô hình cải cách quản lý hành chính công mới.

Có những thay đổi căn bản cần thiết để tạo ra một mô hình quản lý hành chính đổi mới và năng động, cơ cấu lại khu vực hành chính công, tổ chức lại và tinh giảm bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương. Thực hiện các cuộc cải cách liên quan chặt chẽ với nhau có thể tạo ra một loại quản lý hành chính nhà nước tách chức năng hoạch định chính sách chiến lược khỏi chức năng thực thi, điều hành; quan tâm về kết quả hoạt động của bộ máy hành chính chứ không phải là quy trình thực hiện quản lý hành chính; hướng tới nhu cầu của người dân chứ không phải là quyền lợi của bộ máy và của những người trong bộ máy hành chính.

Điều cần thiết phải có hoặc phải xây dựng một tầm nhìn chiến lược về cải cách bộ máy hành chính để tránh nguy cơ nhỏ giọt, cục bộ, manh mún, không có hệ thống và không đồng bộ. Có thể thẩm định kỹ càng các điểm mạnh và điểm yếu của mô hình tổ chức bộ máy hành chính truyền thống và mô hình cải cách tổ chức bộ máy hành chính kiểu mới và xây dựng chiến lược được điều chỉnh phù hợp với nền văn hoá chính trị và các điều kiện, chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Tiến hành rà soát, quy định thật rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương để loại bỏ những chồng chéo trùng lặp giữa các cơ quan hành chính với nhau và phân cấp rõ ràng, cụ thể hơn về thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cấp trong hệ thống bộ máy hành chính.

Trong thời gian tới, thực hiện được một cách căn bản việc chuyển đổi chức năng của hệ thống hành chính sang tập trung vào quản lý hành chính nhà nước vĩ mô, tách chức năng này với chức năng quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự nghiệp.

Phân biệt rõ chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong hệ thống hành chính theo chiều dọc và theo chiều ngang. Xác định rõ về mặt tổ chức các cơ quan có chức năng hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật với các cơ quan thực thi chính sách, pháp luật. Thực hiện bước chuyển thực sự trong phân cấp giữa trung ương và địa phương, tạo quyền chủ động trong quản lý của chính quyền địa phương, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cấp trong hệ thống hành chính.

Tiếp tục tiến hành rà soát và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan thuộc Thủ tướng Chính phủ. Cần phải ấn định đúng chức năng, thẩm quyền của mỗi cơ quan ở mỗi cấp hành chính và những chức năng điều chuyển từ cơ quan này sang cơ quan khác, cũng như các chức năng, thẩm quyền cần phân cấp, phân quyền của cơ quan hành chính cấp trên cho cơ quan hành chính cấp dưới thực hiện. Trên cơ sở đó để sắp

xếp, tinh giảm các cơ quan trực thuộc, cắt bỏ những khâu trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, gây phiền hà và làm chậm trễ thực thi công vụ, cản trở tiến trình đổi mới.

Cải cách phương thức hoạt động, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành và các cơ quan hành chính các cấp để nâng cao chất lượng đáp ứng những biến động của cơ chế kinh tế thị trường và những thách thức của quá trình hội nhập quốc tế.

Hướng đổi mới sự chỉ đạo của Chính phủ phải tập trung vào làm tốt chức năng nghiên cứu, xây dựng, hoạch định chiến lược, thể chế, chính sách vĩ mô và tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi thực hiện các công tác trọng tâm, then chốt, việc thi hành pháp luật đối với tất cả các ngành, các cấp.

Chính phủ phân cấp cho các bộ, ngành và cấp tỉnh những công việc thuộc phạm vi thực hiện. Tiến hành phân cấp mạnh giữa trung ương và địa phương với nội dung xác định và quy định rõ những ngành, lĩnh vực do trung ương quản lý tập trung cho chính quyền địa phương trực tiếp quản lý để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành.

Cơ cấu lại bộ máy hành chính thông qua các cơ quan điều hành. Buộc mỗi bộ hay mỗi cơ quan hành chính địa phương phải rà soát lại một cách căn bản công việc của tổ chức và của từng người bằng cách đặt ra các chỉ tiêu về dịch vụ, tài chính và kết quả. Khuyến khích những người quản lý giỏi và nhân viên tốt.

Thứ ba, các giải pháp hoàn thiện hoạt động công vụ và công chức

Hoàn thiện chế độ trách nhiệm của công chức. Đổi mới tiêu chuẩn bổ nhiệm công chức, đặc biệt là công chức cao cấp trong bộ máy nhà nước theo hướng tăng cường năng lực chuyên môn, ngoại ngữ và tin học nhằm xây đựng một chính phủ điện tử và đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế tri thức, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá.

Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước trong hoạt động thanh tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, xác lập kỷ luật, kỷ

cương hành chính, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.

Nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, tăng cường trách nhiệm pháp lý của công chức gắn với việc sửa đổi bổ sung hệ thống ngạch, bậc, hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ, chức danh cán bộ, các chế độ, chính sách về đội ngũ cán bộ, công chức, quy chế hoá quy trình giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước, xác lập cơ chế quản lý cán bộ phù hợp với hệ thống phân loại cán bộ, công chức.

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức bao gồm trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm vật chất. Chính phủ cần sớm xây dựng và ban hành nghị định quy định trách nhiệm liên đới của thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi có công chức vi phạm pháp luật.

Trên cơ sở pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, khẩn trương sửa đổi, bổ sung các văn bản về xử phạt hành chính trên các lĩnh vực. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm tăng nặng đối với công chức khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính trên từng lĩnh vực. Hoàn thiện cơ chế quản lý, đề bạt, bổ nhiệm, xử lý kỷ luật công chức lãnh đạo để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động quản lý. Chính phủ cần có văn bản pháp luật riêng, quy định về trách nhiệm hành chính của công chức, nhất là công chức cấp cao.

Thứ tư, cải cách tài chính công theo những nội dung và phương hướng chủ yếu sau đây:

Về phương diện cơ chế, chính sách, cần tăng cường hơn nữa vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước bằng các công cụ tài chính, tiền tệ (công cụ thuế, ngân sách và các công cụ chính sách tiền tệ khác), khai thác các nguồn nội lực, coi trọng thực hành tiết kiệm, hiệu quả trong việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính của đất nước trong chi tiêu ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên của bộ máy nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đẩy mạnh hơn nữa việc tiếp tục đổi mới, cải cách và hoàn thiện trên lĩnh vực tài chính, ngân sách nhà nước, tiếp tục đổi mới chính sách và cơ chế quản lý ngân sách nhà nước.

Tiếp tục củng cố và kiện toàn hệ thống kế toán tài chính thống nhất, phản ánh trung thực, kịp thời thực trạng các hoạt động kinh tế, xã hội, qua đó có được các giải pháp thích hợp đảm bảo sự lành mạnh trong nền tài chính quốc gia; tăng cường công tác kiểm toán, kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động tài chính, tiền tệ, xử lý nghiêm khắc các vi phạm pháp luật kế toán tài chính và ngân sách nhà nước.

Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm Luật ngân sách nhà nước. Thực thi có hiệu quả quyền quyết định của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước. Quốc hội thông qua tổng số thu, chi ngân sách nhà nước cả bốn cấp và chi tiết theo lĩnh vực, quy định chi tiết dự toán ngân sách trung ương và phân bổ ngân sách địa phương. Phân cấp rõ ràng hơn về quản lý ngân sách, bảo đảm cho các cấp chính quyền địa phương có sự chủ động lớn hơn về nguồn thu và chi ngân sách, trên cơ sở đó chủ động bố trí và thực hiện kế hoạch hoạt động. Cần tiến tới phân cấp cho từng cấp chính quyền có nguồn thu độc lập và ổn định trong một thời gian nhất định theo khu vực quản lý của mình để mỗi cấp có thể tích cực và chủ động hơn trong việc bồi dưỡng và khai thác nguồn thu, giúp cho chính quyền địa phương chủ động bố trí các khoản chi tiêu cố định của mình, không bị lệ thuộc quá nhiều vào cấp trên.

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật và tăng cường quản lý về chu trình ngân sách nhà nước, giúp cho các cơ quan, đơn vị khớp giữa kế hoạch hoạt động với kế hoạch tài chính, từ đó có đầy đủ và kịp thời các nguồn lực tài chính để chủ động thực thi nhiệm vụ. Đổi mới các hoạt động từ lập dự toán ngân sách, cho đến chấp hành và quyết toán ngân sách có tính khoa học và phù hợp với thực tế.

Hoàn thiện hệ thống chế độ, định mức chi tiêu ngân sách nhà nước. Các định mức chi tiêu hợp lý giúp các cơ quan, đơn vị tính toán chính xác hơn các

nguồn lực tài chính cần thiết cũng như có căn cứ khoa học để chi tiêu kinh phí một cách tiết kiệm và thích hợp.

Tăng cường tính chủ động về tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp trên cơ sở gắn chi tiêu tài chính với việc cải tiến cơ chế quản lý của các đơn vị này. Việc khoán biên chế và chi phí hành chính đối với các cơ quan hành chính và quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu cần được hoàn chỉnh hơn nữa trước khi mở rộng áp dụng đại trà trong thời gian tới.

Tăng cường sử dụng ngân sách có hiệu quả, trên cơ sở dành một khoản chi thoả đáng cho tiền lương trên cơ sở tiếp tục cải cách chế độ tiền lương cho cán bộ, công chức nhà nước gắn với kết quả thực thi nhiệm vụ. Yêu cầu quan trọng trong cải cách tiền lương là xây dựng được một hệ thống thang bảng lương và cơ chế nâng lương hợp lý có tác dụng khuyến khích những người làm việc có hiệu quả. Mở rộng và hoàn thiện việc kiểm toán ngân sách nhà nước, góp phần chấn chỉnh kỷ luật tài chính công, phát hiện và ngăn chặn tình trạng lãng phí, tham nhũng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ những thành tựu và hạn chế, từ những bài học kinh nghiệm được rút ra và những giải pháp được đề xướng, có thể thấy, cải cách hành chính ở nước ta là một cuộc cải cách có nội dung toàn diện. Nếu so sánh với cải cách hành chính ở một số nước như Anh, Pháp, Đức, Malaixia, Thái Lan, v.v.. thì đây là một đặc trưng chỉ riêng cải cách hành chính ở Việt Nam mới có. Bởi lẽ, phần lớn các nước đều đã có một hệ thống hành chính tương đối hoàn chỉnh, và điều rất quan trọng là về cơ bản, hệ thống này phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, đặc biệt là cơ chế kinh tế thị trường. Từ đó dẫn đến trong quá trình cải cách, các nước chỉ lựa chọn một số vấn đề, một số nội dung bất cập để xử lý. Trong tình hình cụ thể ở nước ta hiện nay, mỗi nội dung khi triển khai, lại bao gồm rất nhiều vấn đề, vấn đề nào cũng hết sức cơ bản, đòi hỏi phải giải quyết sớm. Xử lý, giải quyết vấn đề nào trước, vấn đề nào sau, hay

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước nam 2001 den nam 2010 (Trang 127 - 141)