Phòng và chống quan liêu, tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước nam 2001 den nam 2010 (Trang 106 - 111)

cực đổi mới, hoàn thiện hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách, tạo môi trường pháp lý cho việc cải cách tài chính công, đồng thời, yêu cầu các ban ngành, đoàn thể chấp hành nguyên tắc và kỷ luật tài chính, đổi mới quản lý và phân bổ ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong việc phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn lực công; tăng cường các biện pháp để quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực công; hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, tăng thu cho ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý công sản, tài nguyên, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nước ngoài; hoàn thiện cơ chế pháp lý, cấp phát, thanh quyết toán ngân sách nhà nước; thiết lập đồng bộ các yếu tố trong cải cách như: đẩy mạnh thực hiện chính sách cải cách khu vực công, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công, các tổ chức khoa học và công nghệ, xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp và tăng cường cung ứng dịch vụ công cho xã hội; thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cac cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, thực hiện cải cách tài chính công còn một số hạn chế như chưa tạo ra sự thống nhất cao trong hệ thống các cơ quan nhà nước, nhiều đơn vị sự nghiệp công lập khi chuyển sang cơ chế tự chủ còn biểu hiện lúng túng.

2.2.5. Phòng và chống quan liêu, tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước hành chính nhà nước

Trong bộ máy nhà nước, cơ quan hành chính là nơi trực tiếp quản lý tài sản công và đụng chạm hằng ngày đến quyền lợi của nhân dân, doanh

nghiệp, nên xảy ra số lượng và mức độ vi phạm pháp luật lớn nhất. Vì vậy, nói tới đấu tranh chống tham nhũng và quan liêu trước hết phải từ cơ quan hành chính nhà nước.

Phòng và chống tham nhũng, quan liêu trước hết phải bằng hoàn thiện thể chế, chính sách, không tạo ra kẽ hở cho cán bộ, công chức lạm dụng; thủ tiêu những văn bản không còn phù hợp, xóa bỏ cơ chế xin - cho, vừa kìm hãm cơ chế mới, vừa là "mảnh đất màu mỡ" cho một bộ phận công chức hành chính nhà nước lợi dụng để trục lợi, gây tiêu cực trong bộ máy cơ quan công quyền.

Đi đôi với hoàn thiện thể chế là tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan dân cử đối với bộ máy hành chính nhà nước. Tại các kỳ họp của Quốc hội và hội đồng nhân dân, các đại biểu đã dành nhiều thời gian để nghe báo cáo, thảo luận và chất vấn các thành viên Chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước về quá trình tổ chức thực hiện luật, từ đó sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc đối tượng quản lý đòi hỏi phải xây dựng, sửa đổi luật để điều chỉnh, đồng thời tạo sức ép buộc các cơ quan hành chính nhà nước phải tăng cường trách nhiệm công vụ. Giữa các kỳ họp, các đại biểu dành nhiều thời gian hơn trong tiếp xúc cử tri, xuống cơ sở nắm tình hình hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Trong các kỳ họp, hình thức chất vấn đã có nhiều cải tiến, bám sát những vấn đề bức xúc trong quản lý hành chính nhà nước mà nhân dân đòi hỏi.

Một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt liên quan đến hiệu quả chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước là tăng cường hiệu lực các công cụ bảo vệ pháp luật và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Ngày 18-8-2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2006/NĐ-CP về bồi thường thiệt hại đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quy định rõ người có thẩm quyền và trách nhiệm xử lý việc bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ngày 22-9-2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2006/NĐ-CP về xử lý trách nhiệm của người

đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Chính phủ tăng cường chế tài đối với cán bộ, công chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Việc kê khai minh bạch tài sản, thu nhập theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP, ngày 9-3- 2007 đã được triển khai thực hiện rộng rãi trên cả nước. Tính đến năm 2010 đã có 35 bộ, cơ quan trung ương và 24 địa phương thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu; 22 bộ, cơ quan trung ương và 10 địa phương hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2008 [38, tr.11-12]. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27-10-2007, Về việc quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định quy định rõ các vị trí công tác trong lĩnh vực, ngành, nghề phải định kỳ chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng. Tính từ năm 2006 đến năm 2010, đã có gần 12.000 cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm tra và gần 10.000 cơ quan, tổ chức, đơn vị được thanh tra về việc thực hiện các quy định công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động. Qua kiểm tra đã phát hiện 467 đơn vị có hành vi vi phạm. Đã tiến hành 9.087 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện 471 cán bộ, công chức có hành vi vi phạm, với giá trị 298,3 tỷ đồng. Số tiền được thu hồi, bồi thường là 195,5 tỷ đồng. Việc tăng cường các chế định pháp lý đã thể hiện rõ quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong việc phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn còn nhiều hạn chế, “tình trạng tham nhũng lãng phí, quan liêu…chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp” [20, tr.173]. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhưng đây vẫn là lĩnh vực còn nhiều bức xúc nhất mà Đảng ta chưa có biện pháp

ngăn chặn hiệu quả. Vì vậy, lộ trình đổi mới đặt ra cho Đảng phải tiến hành cuộc đấu tranh này với tinh thần kiên quyết hơn. Bởi vì, đây không chỉ thuộc lĩnh vực kinh tế, mà còn là nguy cơ ảnh hưởng đến tiền đồ và vận mệnh của chế độ xã hội chủ nghĩa.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Mười năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác tổ chức thực hiện các chủ trương về cải cách hành chính đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo. Các hoạt động của cơ quan hành chính được gắn kết thường xuyên với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình tổng thể cải cách hành chính.

Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đều đã xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính, trong đó xác định những nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp thực hiện. Thực hiện tốt công tác lập kế hoạch cải cách hành chính hằng năm. Công tác chỉ đạo thí điểm, làm thử, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm đã được chú ý thực hiện. Chính phủ đã chỉ đạo sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính; tổng kết công tác thí điểm cơ chế “một cửa”, cơ chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu; cơ chế khoán biên chế, thí điểm cải cách thủ tục cảng biển, cải cách thủ tục thuế, thí điểm hải quan điện tử; tổng kết bước 1 thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường sau hơn một năm triển khai thực hiện thí điểm ở 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các địa phương đã tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, tổng kết đánh giá thực hiện các chủ trương, văn bản của Chính phủ về cải cách hành chính.

Tuy nhiên, công tác chỉ đạo thực hiện chưa ngang tầm, chưa kiên quyết và đồng bộ giữa các nội dung cải cách hành chính, chưa ráo riết, thường xuyên cũng như bám sát các mục tiêu cải cách để thực hiện có kết quả cao hơn mặc dù cải cách hành chính là khâu đột phá, có tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội

và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Một số chủ trương đúng đã được các hội nghị Trung ương của Đảng khẳng định, có quyết định của Chính phủ nhưng chưa được chỉ đạo sát sao thực hiện nên kết quả thấp so với yêu cầu đặt ra, như về phân cấp, xây dựng đội ngũ và chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, tách cơ quan hành chính và tổ chức sự nghiệp. Chưa có sự đồng bộ, gắn kết giữa cải cách hành chính với đổi mới sự lãnh đạo của Đảng với cải cách về lập pháp và tư pháp.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước nam 2001 den nam 2010 (Trang 106 - 111)