6. Bố cục đề tài:
5.2.2 Nhóm chính sách nâng cao chất lượng của DNKT
5.2.2.1. Giá phí kiểm toán.
Giá phí kiểm toán là nhân tố xếp thứ hai trong mức độ tác động của các nhân tố lên CLKT của DNKT vừa và nhỏ tại Việt Nam. Như vậy, nhất trí với hầu hết các nghiên cứu nước ngoài thì giá phí kiểm toán có ảnh hưởng đồng biến tới CLKT của DNKT vừa và nhỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá phí kiểm toán luôn được xem trọng, và tác động giảm giá phí kiểm toán đồng thời sẽ làm giảm CLKT. Qua đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:
Khi xác định giá phí, DNKT vừa và nhỏ cần chú trọng mức độ phù hợp giữa khối lượng công việc và giá phí kiểm toán.
Hiện nay, giá phí kiểm toán là một trong những đề tài đang được bàn luận sối nổi trong hoạt động KTĐL Việt Nam. Theo nhận định của VACPA, một trong những biện pháp để cạnh tranh được cho là vì lợi ích cục bộ tại Việt Nam là giảm giá phí kiểm toán dẫn đến CLKT không đảm bảo, cạnh tranh giảm giá phí sẽ tác động đến sự phát triển bền vững uy tín các DNKT, thị trường kiểm toán và chất lượng dịch vụ kiểm toán. Mặt khác, giá phí dịch vụ kiểm toán cũng là một trong những vấn đề đạo đức có khả năng dẫn đến nguy cơ tư lợi, ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV và DNKT. Giá phí kiểm toán thể hiện qua thời gian thực hiện, nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ, đồng thời việc xác định giá phí cũng tùy thuộc vào quan hệ cung cấp trên thị trường. Do vậy cần phải xác định:
+ Giá phí kiểm toán phải phù hợp dịch vụ cung cấp, tức là không giảm thời gian thực hiện kiểm toán một cách bất hợp lý.
+ Tuân thủ đầy đủ Chuẩn mực kiểm toán và Quy trình KSCL trong kiểm toán. + Trình độ chuyên môn và năng lực KTV tham gia vào hợp đồng kiểm toán phải phù hợp.
Để góp phần nâng cao CLKT cần nghiên cứu xây dựng khung phí kiểm toán hợp lý trên cơ sở tính toán các chi phí trung bình hợp lý phục vụ cho việc kiểm toán, qua đó tạo điều kiện cho việc thực hiện quy trình kiểm toán cũng như đảm bảo tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, chuẩn mực đã được thiết lập góp phần nâng cao CLKT. Qua đó, góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường kiểm toán.
Cần có sự can thiệp của VACPA nhằm giảm sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNKT vừa và nhỏ
Hiện nay, chiếm phần lớn về quy mô của DNKT là DNKT vừa và nhỏ. DNKT vừa và nhỏ là DNKT hạn chế về nguồn vốn đầu tư và cả nguồn nhân lực, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không bằng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp mà dựa trên giảm
giá phí kiểm toán. Giá phí kiểm toán cắt giảm, để đảm bảo lợi nhuận trong kinh doanh các DNKT vừa và nhỏ bắt buộc phải cắt giảm thời gian kiểm toán, cắt giảm thủ tục kiểm toán, số lượng các bằng chứng kiểm toán bị thu hẹp thêm vào đó đội ngũ KTV mỏng và yếu về nghiệp vụ, chưa nhiều kinh nghiệm. Do vậy, cần phải xác định lại mức giá phí hiện nay cho phù hợp, theo hướng phải dần nâng cao mức giá phí dịch vụ cho ngành nhằm chấm dứt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách phá giá thị trường mà cuối cùng làm thiệt ngại cho ngành (đẩy mức giá chung của toàn ngành xuống); đặc biệt đối với DNKT vừa và nhỏ. Để thực hiện được điều này, các công ty cần ngồi lại với nhau thông qua VACPA để thống nhất mức giá tối thiểu về các loại hình dịch vụ. Trên cơ sở đó, các DNKT có thể tự đề ra mức giá riêng cho mình dựa trên ngành nghề kinh doanh, mức độ phức tạp của công việc v.v.. đối với từng khách hàng. Qua đó, góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường kiểm toán.
5.2.2.2 Nâng cao KSCL kiểm toán
KSCL kiểm toán bao gồm cả việc KSCL từ bên trong và KSCL từ bên ngoài.
+ KSCL từ bên trong
KSCL từ bên trong không phải là một khái niệm mới tại DNKT. Tuy nhiên, thực tế số lượng DNKT vừa và nhỏ có một hệ thống KSCL đúng nghĩa và hiệu quả còn quá ít. Do thực trạng số lượng nhân viên chuyên nghiệp ít, số lượng khách hàng không tương xứng với số lượng KTV làm việc, dẫn đến hạn chế thời gian và chất lượng KSCL từ bên trong của DNKT vừa và nhỏ. Trên thực tế, còn rất nhiều DNKT vừa và nhỏ không thực hiện việc kiểm soát này do hạn chế về thời gian, nhân lực. Như vậy, cần thực hiện một số biện pháp để tăng cường tác động của KSCL từ bên trong:
Hoàn thiện hệ thống KSCL của DNKT vừa và nhỏ.
DNKT vừa và nhỏ cần đặc biệt quan tâm tới xây dựng một quy trình KSCL hiệu quả cũng như đề cao vai trò của người kiểm soát độc lập trong DNKT đối với từng cuộc kiểm toán.
KSCL từ bên trong nội bộ DNKT nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ có liên quan. Đối với việc KSCL toàn công ty cần tuân theo VSQC1, theo đó, hệ thống KSCL của DNKT phải bao gồm các chính sách và thủ tục cho các nội dung: trách nhiệm của BGĐ về chất lượng trong DNKT; các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp; duy trì mối quan hệ khách hàng và các hợp đồng dịch vụ; nguồn nhân lực; thực hiện hợp đồng dịch vụ; giám sát; soát xét chất lượng hợp đồng dịch vụ.
Để thúc đẩy các nhân tố này, trước hết phụ thuộc vào ý thức và năng lực lãnh đạo của người đứng đầu DNKT, nhằm thiết kế và vận hành một chính sách quản lý và thủ tục KSCL nội bộ hiệu quả chứ không mang tính hình thức. Theo đó, việc kiểm toán phải được chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát và soát xét ở tất cả các khâu để có sự đảm bảo hợp lý là công việc đã làm đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng ngày càng cao hơn. Các KTV cấp cao nhất phải phân công công việc nhưng không thể chuyển giao trách nhiệm đối với toàn bộ công việc kiểm toán, do đó, kế hoạch và công việc kiểm toán phải được kiểm tra soát xét đầy đủ và qua nhiều cấp độ. Việc KSCL từ bên trong bắt buộc các DNKT và Ban Lãnh đạo DNKT cần quan tâm đến các vấn đề sau nếu muốn vận hành một chính sách và thủ tục quản lý chất lượng tốt là: chất lượng quy trình KSCL; vai trò của người kiểm soát độc lập trong DNKT đối với từng cuộc kiểm toán; vai trò của bộ phận giám sát CLKT nói chung; chú trọng khâu chấp nhận khách hàng.
Xem xét, và đánh giá liên tục về hệ thống KSCL.
Bên cạnh việc xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống KSCL ở DNKT vừa và nhỏ, thì các DNKT cần phải luôn luôn xem xét và đánh giá liên tục về hệ thống KSCL để cập nhật được những yếu tố mới nhất phù hợp với đặc điểm và những quy định pháp luật mới nhất đang hiện hành. Với sự biến đổi không ngừng, ngày càng đa dạng và phức tạp trong các giao dịch, những ngành nghề kinh doanh mới đi kèm với những rủi ro mới luôn hình thành và tiềm ẩn ngày càng khó phát hiện hơn trước; đồng thời những chính sách kế toán, những quy định có liên quan thay đổi liên tục bắt buộc các DNKT
đứng trước việc phải luôn cập nhật, xem xét và đánh giá bổ sung những thủ tục mới, thay thế những yêu cầu cũ, lạc hậu, không còn có phù hợp trong hiện tại. Việc cập nhật này không chỉ giúp nâng cao năng lực cho KTV đang thực hiện tại DNKT mà còn tăng khả năng phát hiện ra những sai sót trọng yếu mới có thể còn tồn tại trên BCTC đã được kiểm toán mà qua hệ thống KSCL cũ không phát hiện được.
Xây dựng chính sách kiểm tra, khen thưởng và xử phạt thích đáng.
DNKT vừa và nhỏ cần có chính sách khuyến khích và xử phạt rõ ràng đối với KTV có sai sót trọng yếu. Đồng thời chế tài khen thưởng, kiểm tra, giám sát và xử phạt rõ ràng nhằm nâng cao ý thức của KTV/nhóm kiểm toán thông qua một chính sách và thủ tục kiểm toán chất lượng vận hành hiệu quả. Để tăng cường ý thức KTV, DNKTphải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tính hiệu lực, tính đầy đủ và tính hiệu quả của các chính sách và thủ tục KSCL liên quan đến ý thức của KTV trong tầm quan trọng của KSCL từ bên trong. Các thiếu sót trong nhận thức của KTV về KSCL từ bên trong này phải được xử lý nghiêm túc ở cấp cao và được phổ biến thông qua đào tạo và cập nhật kiến thức hàng năm cho nhân viên nhằm tăng cường ý thức KTV/ nhóm kiểm toán.
Trở thành thành viên của tổ chức kiểm toán quốc tế.
Một đề xuất giải pháp cũng cần được lưu ý đối với các DNKT vừa và nhỏ tại Việt Nam về những lợi ích khi gia nhập thành viên của các tổ chức kiểm toán quốc tế, qua đó, được đầu tư trang bị kỹ thuật, chuyển giao chương trình kiểm toán, được đào tạo chuyên môn, được tư vấn và cung cấp thông tin quốc tế, được KSCL dịch vụ. Việc gia nhập này sẽ giúp DNKT vừa và nhỏ xây dựng được một quy trình KSCL từ bên trong hiệu quả, học hỏi được kinh nghiệm quản lý chất lượng của đối tác quốc tế, từ đó góp phần nâng cao CLKT và nâng cao uy tín trên thị trường, mở rộng quy mô và nâng cao danh tiếng trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả là DNKT thành viên của tổ chức kiểm toán quốc tế, cần có những hiểu biết đầy đủ kiến
thức và kinh nghiệm giúp giảm thiểu chi phí và tận dụng được hiệu quả của lợi thế DNKT thương hiệu quốc tế.
+ KSCL từ bên ngoài.
Kiểm toán là một loại hình dịch vụ đảm bảo, trong đó KTV đưa ra ý kiến nhằm nâng cao tính đáng tin cậy của thông tin, nhờ đó bên thứ ba có thể đưa ra quyết định của mình. Để đạt mục đích trên, cần phải xây dựng một cơ chế kiểm soát hoàn chỉnh giúp cho sản phẩm kiểm toán đạt được chất lượng, đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng và tín nhiệm của xã hội. Do đó, để góp phần nâng cao CLKT, bên cạnh việc tổ chức KSCL từ bên trong cần phải thực hiện việc xây dựng cơ chế KSCL từ bên ngoài bao gồm: xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá; xây dựng quy trình kiểm tra. Việc thiết lập cơ chế này cần dựa trên cơ sở kinh nghiệm của các nước có hoạt động kiểm toán phát triển kết hợp với đặc điểm của hoạt động kiểm toán Việt Nam, trong đó cần chú trọng việc KSCL bên ngoài đối với các khách hàng có bắt buộc kiểm toán, thành lập Ủy ban về KSCL, thực hiện cơ chế kiểm tra chéo, phân cấp việc KSCL đối với từng đối tượng, đảm bảo hoạt động KSCL có hiệu quả, nghiêm minh, công khai và có các biện pháp xử lý và thông tin kịp thời các sai phạm. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt động KSCL từ bên ngoài, luận văn đề xuất một số giải pháp sau:
Xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm theo quy định của NĐ 105/2013/NĐ-CP.
Hiện nay, NĐ 105/2013/NĐ-CP đã cụ thể hóa về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, KTĐL. Vì vậy, trong thời gian sắp tới đề nghị xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm theo quy định để răn đe và góp phần nâng cao CLKT của DNKT vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, theo ý kiến chuyên gia, chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chưa rõ ràng và chưa được thực thi. Thực tế với chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp hiện hành, khả năng thực thi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hiện nay là rất thấp, chưa quy định rõ chế tài xử phạt nếu chuẩn mực đạo đưc bị vi phạm.
Tăng số đợt kiểm tra hàng năm lên 2 đợt/năm và tăng số lượng DNKT vừa và nhỏ được kiểm tra mỗi đợt.
Hiện nay, số lượng DNKT được kiểm tra còn ít so với số lượng DNKT đang hoạt động. Hơn nữa, các đợt kiểm toán chỉ mới chú trọng vào DNKT lớn mà chưa chú trọng kiểm tra một số DNKT vừa và nhỏ, có nhiều DNKT vừa và nhỏ sau nhiều năm hoạt động nhưng vẫn chưa được kiểm tra lần nào. Dưới sự chỉ đạo của BTC, VACPA hiện chỉ thực hiện KSCL 1 đợt/năm, và số lượng kiểm tra chỉ mới từ 7- 10 DNKT/ đợt là chưa đủ. Vì vậy Bộ Tài Chính và VACPA cần tăng số đợt kiểm tra và số doanh nghiệp kiểm tra trong mỗi đợt nhằm đảm bảo CLKT được cung cấp, đặc biệt là DNKT vừa và nhỏ. Đồng thời KSCL hoạt động kiểm toán phải được thực hiện chặt chẽ, xử lý nghiêm minh, kịp thời, kết quả kiểm soát phải được công khai. Thông qua những đợt kiểm tra, các DNKT vừa và nhỏ sẽ khắc phục những yếu kém và nâng cao chất lượng trong những năm tiếp theo.
Hoàn thiện Bảng chấm điểm hệ thống và kỹ thuật.
Hiện nay, bảng chấm điểm hệ thống và kỹ thuật năm 2014, 2015 đã được xây dựng trên tinh thần của chuẩn mực VSQC1 và VSA 220 mới. Tuy nhiên, KSCL các dịch vụ đảm bảo vẫn chưa được chú trọng và phần nhiều vẫn thiên về dịch vụ kiểm toán BCTC. Bên cạnh đó, bảng chấm điểm được xây dựng chung cho tất cả các DNKT. Điều này dẫn đến việc đánh giá chấm điểm có phần khó khăn vì mỗi loại dịch vụ kiểm toán sẽ có đặc điểm khác nhau. Vì vậy, để nâng cao CLKT của DNKT vừa và nhỏ, thì trong thời gian tới Bảng chấm điểm chất lượng hệ thống và kỹ thuật cần được hoàn thiện theo hướng:
+ Phù hợp với dịch vụ kiểm toán BCTC và các loại hình dịch vụ đảm bảo. Do các loại dịch vụ kiểm toán trong tương lai sẽ ngày càng phát triển, vì vậy Bảng chấm
điểm hệ thống và kỹ thuật cần không ngừng cập nhật và hoàn thiện để có thể đánh giá được chất lượng của các loại hình dịch vụ.
+ Chặt chẽ hơn đối với các DNKT thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán. Đây là những khách hàng mà tính minh bạch của thông tin tài chính có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhiều đối tượng trong xã hội. Vì vậy, việc KSCL cũng như bảng chấm điểm chất lượng cần phải chặt chẽ và chi tiết hơn các DNKT khác.