Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 49)

6. Bố cục đề tài:

3.3 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi

3.3.1 Thiết kế thang đo.

Với mô hình nghiên cứu được đề xuất trong phần 3.2, nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với (1) rất không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) không ý kiến, (4) đồng ý, và (5) rất đồng ý. Dựa vào phần cơ sở lý thuyết chương 2, các thang đo được xây dựng cụ thể như sau:

3.3.2 Thang đo biến độc lập.

(1) Thang đo danh tiếng của DNKT.

Theo Kym Boon và cộng sự (2008) thì các DNKT có danh tiếng, tên tuổi thường chú ý giữ gìn hình ảnh của mình hơn do vậy luôn hướng tới việc bảo đảm CLKT. Theo Duff (2004), những DNKT có năng lực cao, hoạt động trên tiêu chuẩn cao về tính chính trực, khách quan, chu đáo tận tình sẽ dễ đạt được danh tiếng tốt, từ đó có thể vừa giữ chân khách hàng đồng thời thu hút được khách hàng mới. DNKT hiếm tìm thấy sự bất cẩn trong các vụ kiện cáo buộc thực hiện không đầy đủ thủ tục kiểm

toán được xem là DNKT có danh tiếng tốt. Dựa vào nghiên cứu Duff, tác giả xây dựng thang đo danh tiếng của DNKT trong bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2 Thang đo danh tiếng của DNKT

Biến quan sát

DT1 DNKT có danh tiếng sẽ phục vụ chu đáo, tận tình, đáng tin cậy cho bên thứ ba sẽ đưa đến CLKT tốt.

DT2 DNKT có danh tiếng sẽ luôn thận trọng đúng mức để giảm thiểu vụ kiện liên quan từ đó góp phần nâng cao CLKT.

DT3 DNKT luôn cố gắng duy trì, tiếng tăm tốt thông qua việc nâng cao CLKT.

(2) Thang đo giá phí kiểm toán.

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho rằng việc hạ thấp giá phí kiểm toán thường dẫn đến giảm CLKT. Bên cạnh đó, một DNKT nếu có doanh thu từ một hay một số khách hàng chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu thì sẽ ảnh hưởng lớn đến tính độc lập KTV, và dẫn đến giảm sút CLKT. Theo chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp tại Việt Nam thì tỷ trọng này 15% doanh thu. Ngoài ra, theo Novie Susanti Suseno (2013), áp lực cạnh tranh của thị trường kiểm toán dẫn đến một số DNKT nhỏ giảm giá phí kiểm toán xuống thấp, làm cho KTV có thể bỏ đi các thủ tục kiểm toán cần thiết để phù hợp với giá phí. Do đó, biến quan sát cho giá phí kiểm toán được xây dựng như sau:

Bảng 3.3 Thang đo giá phí kiểm toán

Biến quan sát

GP1 Giá phí kiểm toán thấp sẽ làm giảm CLKT vì giảm thời gian thực hiện, tăng áp lực thời gian dẫn đến giảm khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu.

GP2 Giá phí kiểm toán của một và một số khách hàng quá 15% tổng doanh thu sẽ ảnh hưởng đến CLKT.

GP3 Áp lực cạnh tranh cao giữa các DNKT vừa và nhỏ sẽ dẫn đến giảm giá phí kiểm toán, giảm CLKT.

Hầu hết các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng việc soát xét chất lượng từ bên trong tốt sẽ làm cải thiện đáng kể CLKT. Theo Ayers và Kaplan (2003), KSCL từ bên trong sẽ giúp cải thiện các xét đoán của KTV về đánh giá rủi ro kiểm toán từ đó đảm bảo KTV tuân thủ quy trình kiểm toán, từ đó giúp gia tăng CLKT. Còn theo Matsumura và Tucker (1995) thì KSCL bên trong sẽ giúp tìm ra các khuyết điểm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểm tra tốt hơn, qua đó cũng làm nâng cao CLKT. Theo Owhoso et al (2003) thì khả năng phát hiện các vi phạm cũng tăng lên nếu DNKT có hệ thống KSCL từ bên trong tốt (theo nghiên cứu của Jean C. Bedard và cộng sự, 2008). Nghiên cứu của Alderman và Deitrick (1982) cũng chứng minh rằng việc xem xét và đánh giá liên tục về hệ thống KSCL sẽ làm gia tăng khả năng hoạt động hữu hiệu của hệ thống, góp phần nâng cao CLKT. Từ đó, tác giả đưa ra các biến quan sát cho thang đo KSCL từ bên trong như sau:

Bảng 3.4 Thang đo KSCL từ bên trong

Biến quan sát

KSBT1 KSCL từ bên trong giúp đảm bảo KTV phát hiện những khiếm khuyết và tuân thủ đầy đủ quy trình kiểm toán, từ đó làm gia tăng CLKT.

KSBT2 KSCL từ bên trong làm gia tăng khả năng phát hiện các vi phạm nghề nghiệp, từ đó giúp nâng cao CLKT.

KSBT3 Việc xem xét, và đánh giá liên tục về hệ thống KSCL làm gia tăng khả năng hoạt động hữu hiệu của hệ thống, góp phần nâng cao CLKT.

(4) Thang đo nhiệm kỳ kiểm toán.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệm kỳ kiểm toán dài sẽ làm tăng khả năng phát hiện ra các sai sót nhờ có sự am hiểu về khách hàng, nhưng mối quan hệ lâu dài với khách hàng lại có thể giảm tính độc lập khi báo cáo các sai sót phát hiện được. Vì vậy, nếu không có sự xoay vòng kiểm toán nhất định, KTV có nhiều khả năng để bảo vệ nhiệm kỳ lâu hơn bằng cách thỏa thuận với khách hàng (Hosseinniakani, 2014). Tuy nhiên, tình hình thực tế với sự thiếu hụt đội ngũ KTV tại các DNKT vừa và nhỏ có thể

gây khó khăn cho việc tuân thủ quy định về thời gian luân chuyển, dẫn đến giảm CLKT. Vì vậy tác giả xây dựng các biến quan sát cho thang đo nhiệm kỳ kiểm toán như sau:

Bảng 3.5 Thang đo nhiệm kỳ KTV

Biến quan sát

NK1 Nhiệm kỳ của KTV và chủ nhiệm kiểm toán càng dài thì sẽ giảm CLKT vì tăng khả năng quen thuộc, giảm tính độc lập, từ đó giảm CLKT

NK2 Việc thiếu hụt đội ngũ KTV ở DNKT vừa và nhỏ có thể gây khó khăn trong việc xoay vòng KTV, từ đó giảm CLKT.

(5)Thang đo mức độ chuyên sâu của KTV.

Nghiên cứu của Hammersley (2006) chỉ ra rằng những am hiểu của KTV ở nhiều lĩnh vực kinh doanh của khách hàng sẽ làm gia tăng khả năng phát hiện ra các sai sót, qua đó ảnh hưởng đến khả năng báo cáo các sai sót và làm tăng CLKT. Theo Duff (2004), Kym Boon (2008), DNKT có những khách hàng khác nhau cùng chung một ngành nghề sẽ giúp cho các KTV có điều kiện nghiên cứu tìm hiểu chuyên sâu về ngành nghề của khách hàng, có cơ hội trao đổi nội bộ, học hỏi kinh nghiệm thực tế lẫn nhau trong quá trình kiểm toán với KTV khác trong DNKT, từ đó góp phần làm tăng khả năng dự đoán, nhận biết cơ hội rủi ro liên quan, xét đoán và phát hiện sai phạm trọng yếu, nâng cao mức độ chuyên sâu của KTV, nâng cao CLKT. Thang đo mức độ chuyên sâu được xây dựng bao gồm:

Bảng 3.6 Thang đo mức độ chuyên sâu

Biến quan sát

CS1 KTV có kiến thức chuyên sâu về hoạt động ngành nghề của khách hàng làm tăng khả năng phát hiện sai sót, gian lận trên BCTC.

CS2 DNKT có kinh nghiệm trong kiểm toán khách hàng trong cùng một lĩnh vực, giúp nâng cao CLKT.

chuyên môn trong quá trình kiểm toán với KTV khác trong DNKT tăng mức độ chuyên sâu của KTV, qua đó tăng CLKT.

(6) Thang đo kinh nghiệm của KTV.

Nghiên cứu của Kym Boon và cộng sự (2008) cho thấy kinh nghiệm thể hiện qua số năm làm việc của trưởng nhóm kiểm toán, thể hiện qua việc đã từng thực hiện kiểm toán cho khách hàng, hoặc khách hàng có chung ngành nghề kinh doanh trước đó. Một nhóm kiểm toán có kinh nghiệm thể hiện qua sự hiểu biết về hoạt động, hệ thống thông tin và rủi ro chính của khách hàng, giúp cho KTV phát hiện được sai sót trọng yếu nếu có. Điều này sẽ làm cho người sử dụng kết quả kiểm toán sẽ cảm thấy hài lòng chất lượng dịch vụ kiểm toán hơn. Thang đo kinh nghiệm KTV đo lường qua:

Bảng 3.7 Thang đo kinh nghiệm KTV

Biến quan sát

KN1 Trưởng nhóm kiểm toán phải có kinh nghiệm ít nhất 2 năm.

KN2 KTV/ nhóm kiểm toán có kinh nghiệm kiểm toán cũng như kinh nghiệm tìm hiểu về hoạt động KSNB của khách hàng, góp phần tăng CLKT.

(7) Thang đo năng lực nghề nghiệp.

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, kiến thức và chuyên môn của KTV có ý nghĩa quyết định đến kết quả của việc thực hiện kiểm toán (Husam Al-Khaddash và cộng sự, 2013). Theo KymBoon (2014), năng lực KTV thể hiện ở kiến thức, bằng cấp và kinh nghiệm của người thực hiện cuộc kiểm toán. Các KTV và chủ phần hùn phải có đạt qua được kỳ thi tuyển KTV, và hiểu biết đầy đủ về chuẩn mực kế toán- kiểm toán, và duy trì năng lực chuyên môn hiện có thông qua việc cập nhật và đào tạo thường xuyên. Ngoài ra, KTV/nhóm kiểm toán có năng lực là những cá nhân có trình độ cao và có tiêu chuẩn đạo đức tốt, mong muốn hiểu biết đầy đủ hoạt động kinh doanh của khách hàng, tăng khả năng đánh giá rủi ro kiểm toán, phát hiện sai sót và gian lận trên BCTC (Duff, 2004). Vì vậy, thang đo năng lực KTV xây dựng như sau:

Biến quan sát

NL1 KTV, chủ nhiệm kiểm toán phải đạt có chứng chỉ CPA, tham gia cập nhật kiến thức thường xuyên từ đó nâng cao CLKT.

NL2 KTV/ nhóm kiểm toán phải có đủ kiến thức về chuẩn mực kế toán- kiểm toán và tiêu chuẩn đạo đức tốt để đạt CLKT.

NL3 KTV mong muốn hiểu đầy đủ hoạt động kinh doanh của khách hàng, tăng khả năng phát hiện rủi ro sai sót trọng yếu.

(8) Thang đo tính độc lập.

Nghiên cứu Ashbaugh (2004) khẳng định rằng việc thực hiện dịch vụ phi kiểm toán sẽ làm tăng sợi dây gắn kết về kinh tế giữa KTV và khách hàng, vì vậy nó sẽ gây ra sự giảm tính độc lập của KTV. Trong khi DeAngelo (1981) cho rằng, DNKT càng sợ mất khách hàng thì khả năng phát hiện các sai phạm trọng yếu trên BCTC càng giảm đặc biệt đối với khách hàng có tỷ lệ mức phí chiếm trọng yếu so với tổng thu nhập của DNKT. Ngoài ra nghiên cứu Dye (1991) đã chứng minh sự tồn tại nhiệm kỳ kiểm toán càng dài thì càng giảm tính độc lập của KTV nguyên nhân do sự quá thân thiết giữa khách hàng và KTV. Vì vậy các thang đo của tính độc lập KTV được xây dựng như sau:

Bảng 3.9 Thang đo tính độc lập KTV

Biến quan sát

DL1 DNKT không thực hiện thêm dịch vụ phi kiểm toán cho khách hàng sẽ làm tăng tính độc lập KTV, từ đó tăng CLKT.

DL2 Tỷ lệ mức phí kiểm toán không trọng yếu so với tổng thu nhập của DNKT sẽ làm tăng tính độc lập KTV, góp phần tăng CLKT.

DL3 Sự luân phiên thay đổi KTV sẽ tăng tính độc lập và nâng cao CLKT.

(9) Thang đo KSCL từ bên ngoài

KSCL từ bên ngoài chặt chẽ sẽ giúp nhận biết được các khiếm khuyết, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kiểm toán, làm gia tăng CLKT (Trần Thị Giang Tân, 2011). Bên cạnh đó, nghiên cứu của Jean C. Bedard và cộng sự (2008) chỉ ra rằng

chất lượng BCKT được cải thiện theo thời gian, đặc biệt là sau khi UBCK Mỹ bắt đầu sử dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với báo cáo không đạt tiêu chuẩn. Đây là cơ sở để xây dựng các biến quan sát cho thang đo KSCL từ bên ngoài như sau:

Bảng 3.10: Thang đo KSCL từ bên ngoài

Biến quan sát

KSBN 1

KSCL từ bên ngoài chặt chẽ giúp nhận biết các khiếm khuyết, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kiểm toán, làm gia tăng CLKT.

KSBN 2

Các biện pháp xử phạt cứng rắn (như cấm hành nghề, xử phạt hành chính…) đối với trường hợp vi phạm sẽ làm giảm các hành vi vi phạm, từ đó nâng cao CLKT.

3.2.3 Thang đo biến phụ thuộc.

Để đánh giá chất lượng hoạt động KTĐL ở các DNKT vừa và nhỏ hiện nay, tác giả xây dựng thang đo CLKT. Tùy thuộc vào từng góc nhìn khác nhau sẽ cho nhận thức về CLKT cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, KTV/ nhóm KTV là những đối tượng trực tiếp thực hiện và kiểm soát CLKT, là đối tượng nhận được phản hồi trực tiếp nhất, nên tác giả cũng sẽ chọn các thang đo để đo lường CLKT dưới góc nhìn của KTV/ nhóm KTV/ DNKT để có cái nhìn chặt chẽ nhất cũng như phù hợp với đối tượng khảo sát của luận văn.

Theo DeAngelo (1981) đã khẳng định: CLKT được đánh giá bởi thị trường xác định bởi hai nhân tố bao gồm: năng lực của KTV trong việc phát hiện những sai sót trọng yếu và tính độc lập của KTV thể hiện ở việc báo cáo chúng. Đồng ý với quan điểm trên, Duff (2014) kết luận: DNKT cần phải thu hút nhiều cá nhân có chất lượng cao với những kỹ năng và chuyên môn cần thiết để nâng cao CLKT. Ngoài ra, theo Taylor (1995), CLKT là việc tuân thủ đầy đủ chuẩn mực, các quy định nghề nghiệp, kiểm soát rủi ro; và việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán luôn cần được cân đối giữa chi phí và lợi ích tức là chi phí dịch vụ kiểm toán phù hợp với mức độ rủi ro kiểm toán. Dựa trên cơ sở này, tác giả đã xây dựng biến quan sát cho thang đo CLKT như sau:

Biến quan sát

CLKT1 Khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu trên BCTC.

CLKT2 Tuân thủ đầy đủ chuẩn mực kiểm toán, và các quy định của pháp luật về kiểm toán.

CLKT3 Tính chuyên nghiệp, năng lực và trình độ chuyên môn của KTV/nhóm KTV.

3.2.4 Xây dựng bảng câu hỏi.

Dựa vào các thang đo được thiết kế, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi qua hai bước. Đầu tiên, bảng câu hỏi sơ bộ được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu và thang đo đã được thiết kế. Một bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ sau khi được thiết kế sẽ được khảo sát thử từ 3 đến 5 đối tượng để xem xét mức độ phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và thuận tiện cho việc hiểu và trả lời của các đối tượng nghiên cứu. Sau quá trình khảo sát sơ bộ, những ý kiến đóng góp của người tham gia khảo sát được tiếp thu để hoàn thiện bảng câu hỏi. Bảng khảo sát chính thức sẽ được phát hành sau khi đã hoàn chỉnh.

Bảng câu hỏi chính thức sau khi được điều chỉnh sẽ được gửi đến đối tượng tham gia khảo sát trực tiếp hoặc qua email hoặc bằng công cụ khảo sát trực tuyến của Google Docs. Bảng câu hỏi gồm có 3 phần:

Phần 1: Thông tin phục vụ cho việc thống kê và phân loại các đối tượng được khảo sát gồm có quy mô DNKT thông qua số lượng KTV hành nghề ở DNKT mà người tham gia khảo sát làm việc và thông tin cơ bản về người tham gia khảo sát và DNKT mà họ đang làm việc (tên KTV, vị trí làm việc, số năm kinh nghiệm…).

Phần 2: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (biến độc lập) tác động đến CLKT của các DNKT vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Phần 3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của CLKT (biến phụ thuộc).

Để thuận tiện cho việc tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu, các biến quan sát được mã hóa tương ứng với từng nhân tố ảnh hưởng. Cấu trúc bảng câu hỏi có thể được mô tả tóm tắt trong bảng 3.12- Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo:

Bảng 3.12: Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo

Mã hóa Chỉ tiêu Số biến quan sát Thang đo

Phần 1: Thông tin chung

Phần 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT của DNKT vừa và nhỏ.

DT Danh tiếng của DNKT 03 Likert

GP Giá phí kiểm toán 03 Likert

KSBT Kiểm soát bên trong 03 Likert

NK Nhiệm kỳ kiểm toán 02 Likert

CS Mức độ chuyên sâu 03 Likert

KN Kinh nghiệm KTV 02 Likert

NL Năng lực nghề nghiệp 03 Likert

DL Tính độc lập của KTV 03 Likert

KSBN Kiểm soát từ bên ngoài 02 Likert

Phần 3: Đánh giá CLKT của DNKT vừa và nhỏ 03

Tổng 27

(Bảng câu hỏi chi tiết được trình bày trong Phụ lục 1)

3.4 Mẫu khảo sát.

Hiện nay, có nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau, chia thành 2 nhóm chính: chọn mẫu theo xác suất và chọn mẫu phi xác suất. Trong nghiên cứu này, phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp chọn mẫu phi xác suất (chọn mẫu thuận tiện), theo đó tác giả sẽ chọn bất kỳ phần tử nào mà tác giả có thể tiếp cận được để đưa vào mẫu.

Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) đối với kỹ thuật

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 49)