Thống kê tần số thang đo CLKT và các nhân tố ảnh hưởng CLKT

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 74 - 83)

6. Bố cục đề tài:

4.2.2 Thống kê tần số thang đo CLKT và các nhân tố ảnh hưởng CLKT

Các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT của DNKT vừa và nhỏ được đánh giá qua thang đo Likert 5 mức độ. Luận văn thực hiện thống kê mô tả cho từng biến độc lập, biến phụ thuộc và phân tích tỷ lệ phần trăm ý kiến đối tượng khảo sát của mô hình thể hiện ở phụ lục 4. Sau đây là bảng tổng hợp về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của từng biến quan sát đối với mỗi thang đo.

Biến phụ thuộc.

Thang đo CLKT DNKT vừa và nhỏ.

Biến quan sát Trung bình

Độ lệch chuẩn

CLKT1 Khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu trên BCTC 3.98 .843 CLKT2 Tuân thủ đầy đủ chuẩn mực kiểm toán, và các quy định của

pháp luật về kiểm toán. 4.01 .837

CLKT3 Tính chuyên nghiệp, năng lực và trình độ chuyên môn của

KTV/nhóm KTV. 3.91 .876

Kết quả khảo sát 202 đối tượng cho thấy giá trị trung bình của các thang đo CLKT của DNKT vừa và nhỏ khá cao, biến động từ 3,9 đến 4. Chứng tỏ, các thang đo này đã đo lường tốt nhân tố CLKT. Trong đó, CLKT2 có mức trung bình cao nhất (mean = 4.01) chứng tỏ việc tuân thủ đầy đủ chuẩn mực kiểm toán và các quy định của pháp luật về kiểm toán đóng vai trò quan trọng góp phần tăng cao CLKT. Bên cạnh đó, hai thang đo còn lại cũng chiếm tỷ lệ khá cao, trong đó CLKT1 nhận được sự đồng ý (mức “đồng ý” và “rất đồng ý”) 171/202 người khảo sát (chiếm 84.7%), CLKT2 nhận được sự đồng ý của 159/202 người khảo sát (chiếm 78.7%). Điều này cho thấy rằng: CLKT của DNKT vừa và nhỏ còn được đo lường tốt bởi khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu trên BCTC, và tính chuyên nghiệp, năng lực và trình độ chuyên môn của KTV.

Biến độc lập.

Thang đo danh tiếng của DNKT vừa và nhỏ.

Bảng 4.12: Thống kê tần số thang đo danh tiếng của DNKT vừa và nhỏ

Biến quan sát Trung

bình

Độ lệch chuẩn

DT1 DNKT có danh tiếng sẽ phục vụ chu đáo, tận tình, đáng tin

cậy cho bên thứ ba sẽ đưa đến CLKT tốt. 3.71 .934

DT2 DNKT có danh tiếng sẽ luôn thận trọng đúng mức để giảm

thiểu vụ kiện liên quan từ đó góp phần nâng cao CLKT 3.72 .899 DT3 DNKT luôn cố gắng duy trì, tiếng tăm tốt thông qua việc 3.70 .860

nâng cao CLKT

Bảng 4.12 cho thấy mức độ đồng ý của biến quan sát đo lường biến độc lập “Danh tiếng của DNKT vừa và nhỏ” không có sự phân biệt rõ rệt, mức độ đồng ý của đối tượng khảo sát của biến DT1, DT2, DT3 lần lượt là 131, 132 và 129 trên 202 đối tượng khảo sát, chiếm tỷ lệ lần lượt là: 64,85%; 65,35%; và 63,86%. Điều này chứng tỏ, các DNKT vừa và nhỏ rất chú trọng đến việc duy trì danh tiếng của DNKT, bởi vì họ cho rằng DNKT có danh tiếng càng lớn thì sẽ có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, BCKT có chất lượng hơn, tạo được lòng tin cho đối tượng sử dụng. Chính vì vậy, DNKT có danh tiếng sẽ luôn ý thức làm việc tốt, thận trọng hơn với mục tiêu duy trì và nâng cao danh tiếng trên thị trường đồng thời giảm thiểu tối đa các vụ kiện có liên quan.

Thang đo giá phí kiểm toán.

Bảng 4.13: Thống kê tần số thang đo giá phí kiểm toán.

Biến quan sát Trung

bình

Độ lệch chuẩn

GP1 Giá phí kiểm toán thấp sẽ làm giảm CLKT vì giảm thời gian thực hiện, tăng áp lực thời gian dẫn đến giảm khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu.

3.89 .842

GP2 Giá phí kiểm toán của một và một số khách hàng quá 15%

tổng doanh thu sẽ ảnh hưởng đến CLKT. 3.93 .903

GP3 Áp lực cạnh tranh cao giữa các DNKT vừa và nhỏ sẽ dẫn

đến giảm giá phí kiểm toán, giảm CLKT. 3.88 .838

Đối với nhân tố giá phí kiểm toán, các biến quan sát có giá trị trung bình dao động từ 3,88 đến 3,93 phản ánh mức độ đồng ý khá cao của các KTV. Cao nhất là đối với biến GP2 với 152/202 KTV đồng ý (tương ứng với 75,25%), chứng tỏ nhiều KTV lo ngại rằng giá phí kiểm toán chiếm tỷ trọng từ 15% trở lên trên tổng doanh thu sẽ làm giảm đến CLKT. Kết quả khảo sát ở DNKT vừa và nhỏ của nghiên cứu này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước. Bên cạnh đó, cũng có 158/202 người đồng ý

(tương ứng với 78,22%) với ý kiến cho rằng “Giá phí kiểm toán thấp sẽ làm giảm CLKT vì giảm thời gian thực hiện, từ đó giảm CLKT” chứng tỏ nhiều KTV cho rằng nguyên nhân dẫn đến CLKT giảm sút là do giá phí kiểm toán thấp dẫn đến áp lực thời gian thực hiện kiểm toán ngắn, chi phí dành cho kiểm toán bị cắt giảm làm ảnh hưởng đến khả năng phát hiện các sai sót, giạn lận trên BCTC. Ngoài ra, có 154/202 đối tượng khảo sát đồng ý rằng áp lực cạnh tranh giữa các DNKT vừa và nhỏ sẽ dẫn đến giảm giá phí kiểm toán, dẫn đến các KTV có thể bỏ đi các thủ tục kiểm toán cần thiết, từ đó trực tiếp ảnh hưởng làm giảm CLKT.

Thang đo KSCL từ bên trong.

Bảng 4.14: Thống kê tần số thang đo KSCL từ bên trong của DNKT vừa và nhỏ.

Biến quan sát Trung

bình

Độ lệch chuẩn

KSBT1

KSCL từ bên trong tốt sẽ giúp đảm bảo phát hiện những khiếm khuyết và tuân thủ đầy đủ quy trình kiểm toán, từ đó làm gia tăng CLKT.

4.00 .861

KSBT2 KSCL từ bên trong sẽ làm gia tăng khả năng phát hiện các

vi phạm nghề nghiệp, từ đó giúp nâng cao CLKT 3.96 .842

KSBT3

Việc xem xét, và đánh giá liên tục về hệ thống KSCL làm gia tăng khả năng hoạt động hữu hiệu của hệ thống, góp phần nâng cao CLKT.

3.94 .802

Đa số các KTV được khảo sát đều đồng ý với các biến quan sát của nhân tố “KSCL từ bên trong” với giá trị trung bình dao dộng từ 3,9 đến 4,0. Cụ thể có 157/202 (tương ứng với 77,72%) KTV đồng ý với nhận định “việc xem xét, đánh giá liên tục về hệ thống KSCL làm gia tăng khả năng hoạt động hữu hiệu của hệ thống, góp phần nâng cao CLKT”. Bởi vì trong sự biến đổi và phát triển không ngừng của hoạt động kinh doanh các ngành nghề khác nhau tạo nên những vấn đề mới và những rủi ro kiểm toán ngày càng phức tạp và khó phát hiện hơn; đòi hỏi các DNKT luôn phải đánh giá

và cập nhật liên tục hệ thống KSCL. Bên cạnh đó, có 160/202 người đồng ý (tương ứng 79,21%) với nhận định “KSCL từ bên trong tốt sẽ giúp đảm bảo phát hiện những khiếm khuyết và tuân thủ đầy đủ quy trình kiểm toán, từ đó làm gia tăng CLKT” và mức đồng ý là 156/202 (tương ứng 77,23%) cho ý kiến “KSCL từ bên trong sẽ làm gia tăng khả năng phát hiện các vi phạm nghề nghiệp, từ đó giúp nâng cao CLKT”. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của việc KSCL trong DNKT đến CLKT.

Thang đo nhiệm kỳ của KTV.

Bảng 4.15: Thống kê tần số thang đo nhiệm kỳ kiểm toán.

Biến quan sát Trung

bình

Độ lệch chuẩn

NK1 Nhiệm kỳ của KTV và chủ nhiệm kiểm toán càng dài thì sẽ giảm CLKT vì tăng khả năng quen thuộc, giảm tính độc lập, từ đó giảm CLKT.

3.54 1.008

NK2 Việc thiếu hụt đội ngũ KTV ở DNKT vừa và nhỏ có thể gây

khó khăn trong việc xoay vòng KTV, từ đó giảm CLKT. 3.61 .962

Như vậy, đối với nhân tố nhiệm kỳ kiểm toán, các KTV đồng ý nhất với biến quan sát NK2 với 86/202 KTV (tương ứng 42,57%) đồng ý. Điều này chứng tỏ nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện được sự luân chuyển, xoay vòng KTV tại các DNKT vừa và nhỏ là do sự thiếu hụt nghiêm trọng về đội ngũ KTV. Ngoài ra, đa số KTV cũng đồng ý rằng nhiệm kỳ của KTV càng dài sẽ giảm tính độc lập, từ đó giảm CLKT nhất là đối với chủ phần hùn và KTV phụ trách khách hàng trên 3 năm liên tiếp với 81/202 sự đồng ý (tương ứng với 40,10%). Do đó, cần có biện pháp thích hợp nhằm gia tăng đội ngũ KTV để tạo thuận lợi cho việc luân chuyển KTV tại các DNKT vừa và nhỏ là điều vô cùng cấp thiết.

Thang đo mức độ chuyên sâu.

Bảng 4.16: Thống kê tần số thang đo mức độ chuyên sâu của KTV.

bình chuẩn

CS1 KTV có kiến thức chuyên sâu về hoạt động ngành nghề của khách hàng làm tăng khả năng phát hiện sai sót, gian lận trên BCTC.

3.93 .962

CS2 DNKT có kinh nghiệm trong kiểm toán khách hàng trong

cùng lĩnh vực sẽ giúp nâng cao CLKT. 4.09 .848

CS3 KTV/nhóm KTV thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về ngành nghề khách hàng, thực hiện trao đổi chuyên môn trong quá trình kiểm toán với KTV khác trong DNKT sẽ làm tăng mức độ chuyên sâu của KTV qua đó tăng CLKT.

4.08 .813

Các nhận định của nhân tố mức độ chuyên sâu của KTV nhận được nhiều sự đồng tình của KTV với giá trị trung bình dao động từ 3,93 đến 4,09. Cao nhất là nhận định CS2 nhận được sự đồng ý của 180/202 đối tượng khảo sát (tương ứng 89,11%); kế tiếp là ý kiến CS3 về việc thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về ngành nghề khách hàng, thực hiện trao đổi chuyên môn với KTV khác sẽ làm tăng mức độ chuyên sâu của KTV với 179/202 KTV đồng ý (tương ứng 88,61%), và cuối cùng là CS1 “KTV có kiến thức chuyên sâu về hoạt động ngành nghề của khách hàng làm tăng khả năng phát hiện sai sót, gian lận trên BCTC” với 161/202 sự đồng ý (tương ứng 79,7%). Điều này chứng tỏ, sự mức độ chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, sự hiểu biết sâu sắc về rủi ro đặc trưng của từng ngành sẽ tăng khả năng phát hiện rủi ro trọng yếu của khách hàng, từ đó góp phần gia tăng CLKT. Bên cạnh đó, việc trao đổi chuyên môn trong quá trình thực hiện cũng là một hình thức tăng mức độ chuyên sâu của KTV.

Thang đo kinh nghiệm của KTV.

Bảng 4.17: Thống kê tần số thang đo kinh nghiệm của KTV.

Biến quan sát Trung

bình

Độ lệch chuẩn

KN1 Trưởng nhóm kiểm toán phải có kinh nghiệm ít nhất 2 năm

KN2 KTV/ nhóm kiểm toán có nhiều kinh nghiệm kiểm toán cũng như tìm hiểu kỹ lưỡng về hoạt động KSNB của khách hàng, sẽ góp phần tăng CLKT.

3.85 .915

Bảng 4.17 cho thấy, nhân tố “Kinh nghiệm của KTV” nhận được sự đồng ý của hầu hết đối tượng khảo sát, giá trị trung bình dao động ở ngưỡng 3,8. Trong đó, nhận định KN1 nhận được sự đồng ý của 146/202 và KN2 nhận được 147/202 sự đồng ý, tương ứng với 72,28% và 72,27% sự đồng ý ở mức độ 4 và 5 trên thang đo Likert. Điều này chứng tỏ, yếu tố kinh nghiệm kiểm toán là yêu cầu không thể thiếu trong việc ảnh hưởng CLKT của DNKT vừa và nhỏ. Đặc biệt, với vai trò là trưởng nhóm kiểm toán, hầu hết đối tượng khảo sát đều đồng ý ít nhất phải trải qua hai (2) năm kiểm toán để tăng kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn để có thể trực tiếp thực hiện công việc của một trưởng nhóm kiểm toán có hiệu quả, từ đó CLKT được đảm bảo một cách tối đa.

Thang đo năng lực của KTV.

Bảng 4.18: Thống kê tần số thang đo năng lực của KTV.

Biến quan sát Trung

bình

Độ lệch chuẩn

NL1 KTV, chủ nhiệm kiểm toán phải có chứng chỉ CPA, tham gia

cập nhật kiến thức thường xuyên từ đó nâng cao CLKT 3.93 1.000 NL2 KTV/ nhóm kiểm toán phải có đủ kiến thức về chuẩn mực kế

toán- kiểm toán và tiêu chuẩn đạo đức tốt để đạt CLKT. 3.99 .933 NL3 KTV mong muốn hiểu đầy đủ hoạt động kinh doanh của khách

hàng, tăng khả năng phát hiện rủi ro sai sót trọng yếu. 4.05 .942

Đối với nhân tố năng lực của KTV, có 159/202 KTV đồng ý (tương ứng 78,71%) với nhận định NL3 nhấn mạnh vào đặc điểm cá nhân của KTV luôn tìm tòi, học hỏi nhằm nâng cao năng lực sẽ giúp CLKT đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra cũng có 153 và 150 trên 220 đối tượng khảo sát đồng ý ở mức độ “đồng ý” và “rất đồng ý” lần lượt ở nhận định NL2 và NL1. Điều này chứng tỏ CLKT sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi năng lực của KTV- người trực tiếp thực hiện, soát xét và ký BCKT. KTV luôn được kỳ

vọng là đối tượng có đủ kiến thức kế toán- kiểm toán, có tư cách đạo đức tốt; và phải luôn cập nhật kiến thức mới nhất để phục vụ cho công việc kiểm toán.

Thang đo tính độc lập của KTV.

Bảng 4.19: Thống kê tần số thang đo tính độc lập của KTV.

Biến quan sát Trung

bình

Độ lệch chuẩn

DL1 DNKT không thực hiện thêm dịch vụ phi kiểm toán cho

khách hàng điều này làm tăng tính độc lập KTV. 4.08 .889

DL2

Tỷ lệ mức phí kiểm toán không trọng yếu so với tổng thu nhập của DNKT sẽ làm tăng tính độc lập KTV, góp phần tăng CLKT.

4.05 .921

DL3 Sự luân phiên thay đổi KTV sẽ tăng tính độc lập và nâng

cao CLKT. 4.00 .965

Tính độc lập của KTV tại các DNKT luôn luôn nhận được các ý kiến trái chiều về ảnh hưởng đến CLKT. Tuy nhiên, đối với nghiên cứu CLKT của DNKT vừa và nhỏ, đối tượng khảo sát đồng ý nhất ở nhận định DL1 rằng “không nên thực hiện thêm các dịch vụ phi kiểm toán” với 168/202 sự đồng ý (tương ứng 83,17%), vì điều này sẽ dễ làm ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV. Ngoài ra, nhận định DL2 về mức phí kiểm toán không trọng yếu trên tổng doanh thu, và nhận định DL3 về việc xoay vòng và sự luân phiên thay đổi KTV sẽ ảnh hưởng tích cực đến CLKT với tỷ lệ đồng ý lần lượt là 82,18% và 81,19%. Vì vậy, DNKT vừa và nhỏ cần tìm ra các biện pháp phù hợp để luôn đảm bảo tính độc lập của KTV và nhân viên kiểm toán, từ đó đảm bảo mọi cuộc kiểm toán có chất lượng cao. Kết quả này là khá đồng nhất với phần lớn các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của tính độc lập đến CLKT.

Thang đo KSCL từ bên ngoài.

Bảng 4.20: Thống kê tần số thang đo KSCL từ bên ngoài.

bình chuẩn

KSBN1

KSCL từ bên ngoài chặt chẽ giúp nhận biết các khiếm khuyết, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kiểm toán, làm gia tăng CLKT.

3.96 .888

KSBN2

Các biện pháp xử phạt cứng rắn ( như cấm hành nghề, xử phạt hành chính…) đối với trường hợp vi phạm sẽ làm giảm các hành vi vi phạm, từ đó nâng cao CLKT.

4.045 .840

Bảng 4.20 chỉ ra rằng, đối với nhân tố KSCL từ bên ngoài, các KTV đồng ý nhất với nhận đinh: “Các biện pháp xử lý cứng rắn đối với các trường hợp vi phạm sẽ làm giảm hành vi vi phạm” với 164/202 đồng ý (tương ứng 81,19%). Điều này cho thấy, để nâng cao CLKT thì cần phải có các văn bản pháp luật quy định cụ thể các trường hợp bị xử phạt và mức phạt nhằm răn đe, ngăn chặn các hành vi làm giảm CLKT. Bên cạnh đó, với việc nhận được sự đồng ý của 165/202 (tương ứng 81.68%) về nhận định “KSCL từ bên ngoài chặt chẽ giúp DNKT nhận biết các khiếm khuyết, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kiểm toán” chứng tỏ các KTV rất coi trọng vai trò của việc KSCL từ bên ngoài đối với CLKT ở DNKT vừa và nhỏ. Điều này cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước.

Tóm lại, nhìn chung các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT của DNKT vừa và nhỏ,

nhận được sự đồng ý của đa số đối tượng khảo sát. Tuy nhiên đây mới chỉ là kết quả của việc phân tích thống kê tần số. Để khẳng định về các nhân tố có thực sự ảnh hưởng đển CLKT và mức độ ảnh hưởng của chúng, tác giả đi vào phân tích độ tin cậy và đánh giá thang đo, phân tích tương quan và chạy mô hình hồi quy tuyến tính bội để đưa ra kết luận cuối cùng về các nhân tố ảnh hưởng thực sự đến CLKT của DNKT vừa và

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)