Khái niệm CLKT

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 28 - 30)

6. Bố cục đề tài:

2.1.2 Khái niệm CLKT

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA 220)- KSCL hoạt động kiểm toán thì :“Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của KTV; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của KTV, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý”.

Như vậy, chất lượng hoạt động kiểm toán có thể được xem xét dưới ba góc độ, và đây cũng được xem như là các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá CLKT:

+ Mức độ người sử dụng thông tin thoả mãn đối với tính khách quan và độ tin cậy của kết quả kiểm toán.

+ Mức độ đơn vị được kiểm toán thoả mãn về ý kiến đóng góp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

+ BCKT được lập và phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng kiểm toán và chi phí dịch vụ kiểm toán ở mức hợp lý.

Xét dưới góc nhìn của khách hàng: CLKT là mức độ thỏa mãn về lợi ích mà khách hàng đạt được thông qua việc cung cấp dịch vụ kiểm toán.

Xét dưới góc độ người sử dụng BCKT: Đối tượng sử dụng BCKT gồm hai nhóm chính (1) đối tượng có lợi ích trực tiếp; (2) đối tượng có lợi ích gián tiếp.

(1) Đối tượng có lợi ích trực tiếp: một cuộc CLKT có chất lượng khi kết quả của cuộc kiểm toán làm họ cảm thấy thỏa mãn về độ tin cậy, tính trung thực và hợp lý của các BCTC được kiểm toán, về hệ thống KSNB, đồng thời xác định về khả năng hoạt động liên tục và đảm bảo phát hiện và phòng ngừa các gian lận trên BCTC. Qua đó, họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn.

(2) Đối tượng có lợi ích gián tiếp: bao gồm xã hội, hiệp hội nghề nghiệp, công chúng. Mặc dù không là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi CLKT, tuy nhiên những vấn đề lớn liên quan đến CLKT, đều có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của xã hội, sụt giảm uy tín của hiệp hội nghề nghiệp, gây sụt giảm lòng tin của công chúng. Như vậy, CLKT là kết quả quá trình KTV tuân theo các quy định cụ thể để phát hiện sai sót; củng cố lòng tin của các đối tượng sử dụng BCTC.

Tóm lại, từ những khái niệm đã nêu trên, CLKT là một khái niệm khá rộng và trìu tượng. Tùy thuộc vào từng góc nhìn khác nhau, sẽ cho thấy mục đích hướng tới khác nhau, dẫn đến khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nhất CLKT là khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu trên BCTC, là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của KTV; đồng thời đáp ứng các yêu cầu của đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự cân đối về lợi ích và chi phí trong hoạt động hành nghề.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 28 - 30)