Bàn luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 95)

6. Bố cục đề tài:

4.4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Trong mô hình hồi quy tuyến tính bội (thể hiện phần 4.4.2), tác giả sử dụng hệ số Beta đã chuẩn hóa nhằm so sánh được mức độ ảnh hưởng của biến độc lập Xi đối với biến phụ thuộc (Y). Nhìn vào phương trình ta có thể xác định được vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập có ảnh hưởng đến CLKT của DNKT vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Bảng 4.32: Tầm quan trọng của các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT vừa và nhỏ tại Việt Nam

Biến độc lập Giá trị tuyệt đối Tỷ trọng (%) Thứ tự ảnh hưởng

Năng lực và mức độ chuyên sâu KTV (X1) 0,562 46,7% 1

KSCL kiểm toán (X2) 0,087 7.2% 4

Tính độc lập của KTV (X4) 0,086 7,1% 5

Kinh nghiệm của KTV (X5) 0,142 11,8% 3

Giá phí kiểm toán (X6) 0,327 27,2% 2

Đóng góp của từng biến theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần là: Biến X1 đóng góp 46,7%, biến X6 đóng góp 27,2%, biến X5 đóng góp 11,8%, và cuối cùng thấp nhất là biến X2 đóng góp 7,2% và biến X4 đóng góp 7,1%. Cả 5 biến này đều có mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc là CLKT của DNKT vừa và nhỏ. Cụ thể như sau:

- Biến “Năng lực và mức độ chuyên sâu của KTV” (X1) có hệ số 0,562, quan hệ cùng chiều với biến CLKT của DNKT vừa và nhỏ. Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi biến “Năng lực và mức độ chuyên sâu của KTV” tăng thêm 1 đơn vị thì kết quả biến Y “CLKT của DNKT vừa và nhỏ” tăng lên 0,562 đơn vị. - Biến “KSCL kiểm toán” (X2) có hệ số 0,087, quan hệ cùng chiều với biến CLKT

của DNKT vừa và nhỏ. Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi biến “KSCL kiểm toán” tăng thêm 1 đơn vị thì kết quả biến Y “CLKT của DNKT vừa và nhỏ” tăng lên 0,087 đơn vị.

- Biến “Tính độc lập của KTV” (X4) có hệ số 0,086, quan hệ cùng chiều với biến CLKT của DNKT vừa và nhỏ. Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi biến “Tính độc lập của KTV” tăng thêm 1 đơn vị thì kết quả biến Y “CLKT của DNKT vừa và nhỏ” tăng lên 0,086 đơn vị.

- Biến “Kinh nghiệm của KTV” (X5) có hệ số 0,142, quan hệ cùng chiều với biến CLKT của DNKT vừa và nhỏ. Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi biến “Kinh nghiệm của KTV” tăng thêm 1 đơn vị thì kết quả biến Y “CLKT của DNKT vừa và nhỏ” tăng lên 0,142 đơn vị.

- Biến “Giá phí kiểm toán” (X6) có hệ số 0,327, quan hệ cùng chiều với biến CLKT của DNKT vừa và nhỏ. Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi biến “Giá phí kiểm toán” tăng thêm 1 đơn vị thì kết quả biến Y “CLKT của DNKT vừa và nhỏ” tăng lên 0,327 đơn vị.

Tóm lại, sau khi phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) phân tích tương quan và chạy mô hình hồi quy tuyến tính bội, có thể khẳng định rằng mô hình các nhân tố ảnh hưởng CLKT của DNKT vừa và nhỏ gồm có 5 nhân tố theo thứ tự tầm quan trọng là: “Năng lực và mức độ chuyên sâu của KTV”, “Giá phí kiểm toán”, “Kinh nghiệm của KTV”, “KSCL kiểm toán” và “Tính độc lập của KTV”. Mô hình được mô hình hóa như sau:

Hình 4.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng CLKT của DNKT vừa và nhỏ tại Việt Nam 2

Và phương trình hồi quy tuyến tính của các nhân tố ảnh hưởng được viết lại như sau:

Y = 0,562 X1+ 0,087 X2 + 0,086 X4+ 0,142 X5 + 0,327 X6

Trong đó:

Y : CLKT của DNKT vừa và nhỏ.

X1 : Năng lực và mức độ chuyên sâu của KTV. X2 : KSCL kiểm toán.

X4 : Tính độc lập của KTV. X5 : Kinh nghiệm của KTV. X6 : Giá phí kiểm toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.

Chương 4 trình bày nội dung và kết quả nghiên cứu đã thực hiện.

Đầu tiên, luận văn phân tích tổng quan về thực trạng và đánh giá CLKT của DNKT Việt Nam nói chung và DNKT vừa và nhỏ nói riêng. Theo kết quả nghiên cứu này, thị trường kiểm toán Việt Nam trong thời gian qua đã có một số bước phát triển đáng kể về môi trường pháp lý, quy mô và kết quả hoạt động. Tuy nhiên song song đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đặc biệt đối với DNKT vừa và nhỏ. Điển hình như việc thiếu nghiêm trọng số lượng KTV hành nghề, việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp còn hạn chế, vẫn còn trường hợp vi phạm về tính độc lập của KTV, việc KSCL ở DNKT vừa và nhỏ còn thiếu và yếu; việc đào tạo nguồn nhân lực chưa được đầu tư đúng mức. DNKT vừa và nhỏ cạnh tranh không dựa trên chất lượng mà chủ yếu thực hiện giảm giá phí so với đối thủ cạnh tranh, giá phí kiểm toán còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu về trình độ và khối lượng công việc.

Thứ 2, luận văn đề cập đến kết quả của các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong luận văn như phân tích thống kê mô tả, phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và thu về được 202 bảng câu trả lời đạt yêu cầu từ các nhân viên chuyên nghiệp đang làm việc tại 45 DNKT vừa và nhỏ tại TP.Hồ Chí Minh. Sau khi phân tích tương quan, nghiên cứu đã đưa ra được mô hình gồm 5 nhân tố có tác động đến CLKT của DNKT vừa và nhỏ, loại trừ nhân tố “Danh tiếng của DNKT” so với mô hình ban đầu. Năm nhân tố được sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng là: “Năng lực và mức độ chuyên sâu của KTV”, “Giá phí kiểm toán”, “Kinh nghiệm của KTV”, “Tính độc lập của KTV”, và “KSCL kiểm toán”. Từ đó luận văn đưa ra mô hình hồi quy tuyến tính lượng hóa mức độ tác đông của từng biến độc lập so với biến phụ thuộc Y- thông qua phân tích tương quan tuyến tính bội. Dựa vào kết quả này, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp nhằm tác động đến những nhân tố ảnh hưởng CLKT trong chương 5.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH. 5.1 Kết luận.

Sản phẩm và dịch vụ kiểm toán có những đặc điểm khác biệt so với sản phẩm của những ngành nghề khác. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ kiểm toán là vô cùng cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay để nâng cao vị thế kiểm toán Việt Nam trong khu vực và thế giới. Trong đó nhận thấy việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của DNKT vừa và nhỏ còn chưa được tập trung nghiên cứu sâu, nên tác giả đã tiến hành thực hiện nghiên cứu này.

Kết quả nghiên cứu sau khi phân tích hồi quy tuyến tính bội đã xác định CLKT của các DNKT vừa và nhỏ chịu sự ảnh hưởng của năm nhân tố bao gồm: năng lực và mức độ chuyên sâu của KTV, giá phí kiểm toán, kinh nghiệm của KTV, tính độc lập của KTV, và KSCL kiểm toán. Trong đó nhân tố “Năng lực và mức độ chuyên sâu của KTV” là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, biến độc lập giải thích 77,8% sự biến thiên của biến phụ thuộc: CLKT của DNKT vừa và nhỏ. Nhân tố danh tiếng DNKT và nhiệm kỳ kiểm toán bị loại ra khỏi mô hình. Kết quả này được đánh giá là phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Trong khi danh tiếng và nhiệm kỳ của các DNKT được đánh giá cao trong nhiều nghiên cứu từ nước ngoài, thì ở DNKT vừa và nhỏ ở Việt Nam nhân tố này lại không có ảnh hưởng nhiều đến CLKT. Điều này có thể giải thích là do thị trường kiểm toán Việt Nam còn khá non trẻ, các DNKT vừa và nhỏ chưa chú trọng vào xây dựng danh tiếng, quy mô nhỏ, số lượng KTV ít, nên chưa chú trọng đến việc nhiệm kỳ của KTV.

Như vậy, các DNKT vừa và nhỏ có thể tác động đến CLKT thông qua việc tác động từng nhân tố đã xác định trong mô hình. Tác giả chia thành ba nhóm giải pháp cần tập trung là: thứ nhất, nhóm giải pháp tăng cường chất lượng đội ngũ KTV; thứ hai, nhóm giải pháp nâng cao chất lượng của DNKT; thứ ba, nhóm giải pháp tập trung vào Hội nghề nghiệp và Bộ Tài chính.

5.2 Gợi ý một số chính sách.

5.2.1. Nhóm chính sách tăng cường chất lượng đội ngũ KTV.

5.2.1.1 Nâng cao năng lực và mức độ chuyên sâu của KTV.

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất, và là nguồn lực vô giá của mọi DNKT. Trong khi đó, số lượng KTV còn hạn chế so với yêu cầu của nền kinh tế, số lượng DNKT tăng nhanh trong khi số lượng KTV tăng không đồng bộ dẫn đến sự dàn trải số lượng KTV tại DNKT. Mặc khác, đội ngũ KTV chưa đáp ứng được nhu cầu trình độ kiểm toán của khu vực và quốc tế. Nhìn chung, trong thời gian qua chất lượng dịch vụ của DNKT đã được chú trọng nhưng chưa đạt trình độ khu vực và quốc tế.

Để tăng cường năng lực và mức độ chuyên sâu của KTV/nhóm KTV khi thực hiện một cuộc kiểm toán, cần quan tâm một số kiến nghị sau:

Nâng cao trình độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực khác nhau.

Bản thân KTV cần tự giác ý thức trau dồi kiến thức chuyên sâu, đặc điểm và rủi ro riêng biệt đối với từng loại hình ngành nghề khách hàng khác nhau. Việc thực hiện kiểm toán chuyên sâu trong một số lĩnh vực riêng biệt giúp cho KTV có điều kiện để tìm hiểu kỹ hơn về ngành nghề, KSNB của khách hàng, biết được đặc điểm của thị trường ngành nghề trong thực tế; từ đó đưa ra nhận định và có thái độ hoài nghi nghề nghiệp đúng mực giúp KTV có thể nâng cao mức chuyên sâu của mình.

Ngoài ra, khi cần thiết KTV phải tự đề xuất tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia trong và ngoài công ty. Các chuyên gia được tham khảo ý kiến phải có hiểu biết sâu sắc về chuyên ngành có liên quan cần tham khảo và phải có cách nhìn khách quan, tổng quát về các vấn đề không bị ảnh hưởng từ khách hàng.

Xây dựng chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức thường xuyên.

Các DNKT cần có chính sách thu hút nhiều KTV có chứng chỉ KTV vào làm việc, và hỗ trợ cho nhân viên đủ điều kiện thi chứng chỉ KTV được thuận lợi trong việc thi lấy chứng chỉ. Không chỉ dừng lại chứng chỉ KTV Việt Nam, các DNKT vừa và

nhỏ cần xây dựng chính sách hỗ trợ hướng tới quốc tế hóa chứng chỉ KTV hành nghề. Chính những chính sách cần thiết và hỗ trợ, sẽ giúp các DNKT vừa và nhỏ khắc phục được tình trạng thiếu KTV, giảm áp lực thời gian và khối lượng công việc, từ đó CLKT được đảm bảo.

Khuyến khích các DNKT có những chính sách đãi ngộ dành cho các KTV.

Do tính chất đặc thù của công việc kiểm toán với áp lực và thời gian làm việc cao nên người làm nghề kiểm toán thường có xu hướng rẽ sang một ngành nghề khác khi đã làm việc trên 3 năm. Điều này gây khó khăn cho các DNKT khi phải tuyển dụng và đào tạo lại nguồn nhân lực mới. Tình trạng chảy máu chất xám này cần phải ngăn chặn bằng cách các DNKT cần có nhiều chính sách đãi ngộ hơn nữa nhằm giữ lại nguồn nhân lực có kinh nghiệm, có trình độ. Một số chính sách được đề nghị như: chính sách về phát triển nghề nghiệp rõ ràng, xét tăng lương hàng quý, hàng năm, có những đãi ngộ về bảo hiểm nhân thân, tạo điều kiện đi học các chứng chỉ kiểm toán quốc tế… Bên cạnh đó, việc tạo lập môi trường làm việc công bằng, thân thiện, chuyên nghiệp và có văn hóa lành mạnh cũng góp phần giữ lại nguồn nhân lực.

Cần xây dựng quy trình tuyển dụng chặt chẽ nhằm lựa chọn được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp.

DNKT cần chú trọng khâu tuyển dụng, đào tạo các nhân viên/KTV có kinh nghiệm, khả năng chuyên sâu đáp ứng nhu cầu kiểm toán của khách hàng. Khó khăn của các DNKT vừa và nhỏ hiện này là chỉ mới chú trọng đáp ứng số lượng KTV hành nghề mà chưa chú trọng đào tạo năng lực và trình độ. Tuy nhiên, các DNKT mong muốn cung cấp dịch vụ với chất lượng cao thì phải tuyển chọn các nhân viên có kỹ năng và năng lực chuyên môn cao, thường xuyên duy trì, cập nhật, nâng cao kiến thức và phát triển kỹ năng. Ngay sau khi tuyển chọn các nhân viên mới phải được đào tạo thông qua thực tế công việc hoặc qua các khóa đào tạo của công ty.

Để gia tăng nguồn nhân lực thì việc xây dựng một quy trình tuyển dụng chặt chẽ là rất cần thiết. Năng lực, trình độ chuyên môn của KTV phụ thuộc rất nhiều vào năng

lực và môi trường làm việc của KTV (chủ yếu liên quan đến chính sách đào tạo, bồi dưỡng ý thức nghiệp vụ). Bên cạnh đó cần chú trọng đến các yếu tố đạo đức, tính cách, phẩm chất cá nhân. Vì vậy các giải pháp nâng cao năng lực và ý thức thông qua các lớp đào tạo bồi dưỡng cần được DNKT quan tâm đẩy mạnh.

Xây dựng quy trình kiểm toán hữu hiệu.

Theo báo cáo kiểm tra của VACPA trong thời gian qua (từ 2013-2015), nhiều DNKT vừa và nhỏ còn sử dụng các quy trình kiểm toán lạc hậu. Một số công ty sử dụng chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành nhưng chưa đầu tư thời gian, công sức xây dựng, thiết kế cho phù hợp với đối tượng khách hàng của công ty. Vì vậy trong thời gian tới, các DNKT vừa và nhỏ nên dựa vào chương trình kiểm toán mẫu cho VACPA ban hành để xây dựng nên quy trình kiểm toán cho công ty mình, sao cho phù hợp với đặc điểm công ty, loại hình dịch vụ và đối tượng khách hàng trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp kiểm toán. Đối với các DNKT có quy trình kiểm toán riêng thì cần thường xuyên cập nhật sao cho phù hợp với các quy định hiện hành. Bên cạnh đó, khi đã có quy trình kiểm toán thì các DNKT cần nghiêm túc thực hiện, tránh tình trạng bỏ sót các thủ tục kiểm toán quan trọng.

5.2.1.2 Nâng cao kinh nghiệm của KTV.

Kết quả nghiên cứu cho thấy kinh nghiệm của KTV thể hiện thông qua việc am hiểu sâu lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, KTV sẽ có: khả năng dự đoán và nhận biết cơ hội và rủi ro liên quan đến ngành nghề, khả năng xét đoán và phát hiện các sai sót trọng yếu, khả năng đối mặt với ít rủi ro nghề nghiệp hơn hoặc tránh mắc các sai phạm hoặc các vụ kiện tụng nếu có làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp. Đặc biệt dưới vai trò của người lãnh đạo nhóm, người liên hệ trực tiếp khách hàng đồng thời xử lý trực tiếp các vấn đề trong quá trình làm việc thì phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm. Với ít nhất hai năm kinh nghiệm, nhóm trưởng sẽ đủ trải nghiệm thực tế khả năng, năng lực và kiến thức chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực mà khách hàng hoạt động.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, để giúp KTV tăng cường kinh nghiệm của KTV, các giải pháp cần quan tâm là:

+ KTV phải thường xuyên có ý thức tích lũy kinh nghiệm trong nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao; đồng thời DNKT vừa và nhỏ cần tránh hiện tượng đưa nhân viên không đủ kinh nghiệm để thực hiện công việc trưởng nhóm, trước tình trạng thiếu nguồn nhân lực.

+ KTV phải tự tích lũy kinh nghiệm về từng lĩnh vực cụ thể để có thể hiểu được rõ về lĩnh vực kinh doanh của BCTC của khách hàng, chú trọng tìm hiểu hệ thống thông tin và KSNB của khách hàng. Đây cũng chính là một trong những yếu kém của

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 95)