Khe hổng và vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 25)

6. Bố cục đề tài:

1.3. Khe hổng và vấn đề nghiên cứu

Trên đây, tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động KTĐL nói chung và CLKT nói chung. Các nghiên cứu trên thế giới đã khái quát một cách đầy đủ nhất các nhân tố có thể tác động đến CLKT. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu một cách tương đối về nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn dự kiến thực hiện, tác giả nhận thấy còn tồn tại một số khe hở sau:

- Các nghiên cứu tập trung vào chỉ riêng hoạt động KTĐL mà chưa khai thác về hoạt động kiểm toán nhà nước hay kiểm toán nội bộ tại Việt Nam.

- Nghiên cứu trong nước chỉ tập trung ở các DNKT Việt Nam mà chưa đi sâu phân tích các DNKT dựa trên quy mô hay cơ cấu vốn chủ sở hữu của DNKT.

- Chưa có nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng CLKT của các DNKT vừa và nhỏ. Đây chính là khe hở nghiên cứu quan trọng dẫn đến sự lựa chọn đề tài nghiên cứu này

Như vậy, trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện trong và ngoài nước, đồng thời dựa vào khe hở nghiên cứu đã xác định ở trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT của các DNKT vừa và nhỏ tại Việt Nam” với mục tiêu đóng góp thêm vào kho tàng các nghiên cứu CLKT nói riêng và kinh tế nói chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.

Chương 1, tác giả đã trình bày một số các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu được công bố trong và ngoài nước. Từ đó xác định các khe hở nghiên cứu để làm cơ sở chứng minh tính cần thiết khi lựa chọn đề tài nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu được lựa chọn với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL tại Việt Nam, đặc biệt nghiên cứu chú trọng phân tích nhân tố có ảnh hưởng đến CLKT của DNKT vừa và nhỏ tại Việt Nam. Phương pháp lựa chọn của nghiên cứu là đi sâu vào phương pháp định lượng. Nghiên cứu hướng đến xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng CLKT của DNKT vừa và nhỏ và kiểm định sự phù hợp của mô hình tại Việt Nam.

Chương tiếp theo sẽ trình bày cơ sở lý thuyết các nghiên cứu chất lượng dịch vụ kiểm toán và nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTĐL.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 2.1 Các khái niệm căn bản.

2.1.1 Khái niệm về chất lượng.

Theo Mohammad M.R, và cộng sự (2011) đã khẳng định: chất lượng được xem là chìa khóa sống còn của mọi tổ chức trong nền kinh tế toàn cầu. Chất lượng luôn là sự thách thức và là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ tổ chức và doanh nghiệp nào đều phải đối mặt trong quá trình hoạt động của mình. Chất lượng là một khái niệm khá quen thuộc, tuy nhiên việc định nghĩa chính xác về khái niệm này vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Nó là một khái niệm phức tạp, phụ thuộc khác nhiều vào nền trình độ nền kinh tế, và tùy vào góc độ của người sản xuất hay là người sử dụng. Một số khái niệm chất lượng tiêu biểu như sau:

Theo từ điển Tiếng Việt (2010, trang 578) thì: “Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật….”.

Theo định nghĩa của tiêu chuẩn Việt Nam 5200-ISO 9000 thì “Chất lượng là mức độ phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua”

Theo Tổ chức Quốc tế và Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000 có định nghĩa: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”

Theo từ điển Oxford: “Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản”.

Theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2005: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”.

Như vậy, hiện nay có khá nhiều các khái niệm chất lượng khác nhau tồn tại, chưa có sự thống nhất cụ thể, vì đứng ở những giác độ khác nhau, sẽ cho ta những góc

nhìn và quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề. Tuy nhiên, nhìn chung tất cả các khái niệm về chất lượng đều có đặc điểm chung là tập hợp các đặc tính của thực thể thể hiện khả năng thỏa mãn nhu cầu và phù hợp với nhu cầu. Vì không riêng bất kỳ một loại sản phẩm hay một dịch vụ nào, nếu không thỏa mãn và phù hợp với nhu cầu của người sử dụng thì khó có thể tồn tại lâu dài. Tóm lại, khi xem xét khái niệm của chất lượng cần đứng trên ba góc độ:

- Trên quan điểm từ bản thân sản phẩm/ dịch vụ: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể, thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của sản phẩm/ dịch vụ, để phân biệt giữa sản phẩm này và sản phẩm khác.

- Trên quan điểm của nhà sản xuất: là việc đạt được, tuân thủ và đảm bảo trong đúng những tiêu chuẩn và những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật đặt ra từ trước trong khâu thiết kế sản phẩm, đến khâu sản xuất, tiêu thụ và bảo hành trên thị trường.

- Trên quan điểm của người sử dụng: là mức độ một tập hợp các đặc tính vốn có, đáp ứng các yêu cầu và đặc biệt là khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường với mức giá cả hợp lý.

2.1.2 Khái niệm CLKT.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA 220)- KSCL hoạt động kiểm toán thì :“Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của KTV; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của KTV, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý”.

Như vậy, chất lượng hoạt động kiểm toán có thể được xem xét dưới ba góc độ, và đây cũng được xem như là các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá CLKT:

+ Mức độ người sử dụng thông tin thoả mãn đối với tính khách quan và độ tin cậy của kết quả kiểm toán.

+ Mức độ đơn vị được kiểm toán thoả mãn về ý kiến đóng góp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

+ BCKT được lập và phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng kiểm toán và chi phí dịch vụ kiểm toán ở mức hợp lý.

Xét dưới góc nhìn của khách hàng: CLKT là mức độ thỏa mãn về lợi ích mà khách hàng đạt được thông qua việc cung cấp dịch vụ kiểm toán.

Xét dưới góc độ người sử dụng BCKT: Đối tượng sử dụng BCKT gồm hai nhóm chính (1) đối tượng có lợi ích trực tiếp; (2) đối tượng có lợi ích gián tiếp.

(1) Đối tượng có lợi ích trực tiếp: một cuộc CLKT có chất lượng khi kết quả của cuộc kiểm toán làm họ cảm thấy thỏa mãn về độ tin cậy, tính trung thực và hợp lý của các BCTC được kiểm toán, về hệ thống KSNB, đồng thời xác định về khả năng hoạt động liên tục và đảm bảo phát hiện và phòng ngừa các gian lận trên BCTC. Qua đó, họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn.

(2) Đối tượng có lợi ích gián tiếp: bao gồm xã hội, hiệp hội nghề nghiệp, công chúng. Mặc dù không là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi CLKT, tuy nhiên những vấn đề lớn liên quan đến CLKT, đều có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của xã hội, sụt giảm uy tín của hiệp hội nghề nghiệp, gây sụt giảm lòng tin của công chúng. Như vậy, CLKT là kết quả quá trình KTV tuân theo các quy định cụ thể để phát hiện sai sót; củng cố lòng tin của các đối tượng sử dụng BCTC.

Tóm lại, từ những khái niệm đã nêu trên, CLKT là một khái niệm khá rộng và trìu tượng. Tùy thuộc vào từng góc nhìn khác nhau, sẽ cho thấy mục đích hướng tới khác nhau, dẫn đến khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nhất CLKT là khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu trên BCTC, là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của KTV; đồng thời đáp ứng các yêu cầu của đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự cân đối về lợi ích và chi phí trong hoạt động hành nghề.

2.1.3 Khuôn mẫu CLKT

CLKT là mối quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau. Quá trình phát triển kiểm toán nói chung, và việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT là một quá trình lâu dài và vô cùng cần thiết. Bên cạnh trong xu hướng phát triển không ngừng, thông tin kế toán thay đổi liên tục dẫn đến sự hình thành của hàng loạt nhu cầu xã hội trong việc nâng cao chất lượng thông tin. Cũng thời gian này, hàng loạt các vụ bê bối tài chính xảy ra liên tục làm sụp đổ nhiều công ty tập đoàn lớn, giảm sút sự tin cậy của BCKT, lòng tin của nhà đầu tư, gây ảnh hưởng đáng kể đến CLKT. Trong hoàn cảnh ấy, nhận thức được sự cấp bách và sự cần thiết của việc xác định CLKT, năm 2013, Ủy ban quốc tế về Chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo (IAASB) đã phát hành ấn phẩm: Audit Quality – An IAASB perspective (tạm dịch “CLKT- Một quan điểm của IAASB”) mở đầu cho dự án về Khuôn mẫu CLKT. Năm 2014, IAASB đã phát hành bản chính thức mang tên: A framework Audit Quality: Key elements that create an environment for Audit Quality (tạm dịch: “Khuôn mẫu CLKT: Những yếu tố chính tạo nên một môi trường cho CLKT”). Đây là một trong những tài liệu chính thức đầu tiên về CLKT của tổ chức quốc tế chính quy- IAASB. Tài liệu mang tính chất tham khảo tạo môi trường trao đổi, thảo luận của những chuyên gia trên thế giới để nhằm cải tiến nâng cao liên tục CLKT, và không dùng thay thế chuẩn mực kế toán- kiểm toán hay chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và các quy định khác.

Khuôn mẫu CLKT được xây dựng với ba mục tiêu chính: + Nâng cao nhận thức về các yếu tố chính của CLKT,

+ Khuyến khích các bên liên quan chính tìm ra giải pháp để nâng cao CLKT, + Tạo điều kiện đối thoại tốt hơn giữa các bên liên quan chính về chủ đề này. Khuôn mẫu CLKT được xây dựng dựa trên năm yếu tố chính tạo ra một môi trường có thể tối đa hóa khả năng nâng cao CLKT, đó là:

(1)Nhân tố đầu vào. (2)Nhân tố quy trình.

(3)Nhân tố đầu ra.

(4)Nhân tố tương tác trong chuỗi cung ứng BCTC. (5)Nhân tố ngữ cảnh.

Với mục tiêu và nội dung cụ thể, IAASB mong muốn nâng cao chất lượng và tính thống nhất trong việc thực hiện kiểm toán và củng cố niềm tin của công chúng đối với hoạt động kế toán trên toàn thế giới. Khuôn mẫu được áp dụng cho các cấp độ: nhóm kiểm toán, DNKT, và quốc gia.

(1) Nhân tố đầu vào

Các nhân tố đầu vào của CLKT bao gồm hai nhóm sau: - Các giá trị, đạo đức và thái độ của KTV.

- Các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của KTV và thời gian dành cho họ để thực hiện kiểm toán

Các nhân tố đầu vào này bị ảnh hưởng bởi môi trường mà cuộc kiểm toán được thực hiện và sự tương tác giữa các bên liên quan và đầu ra. KSCL các nhân tố đầu vào được áp dụng ở mức độ khác nhau đối với mỗi cấp độ (như nhóm kiểm toán, DNKT và quốc gia) nhằm đảm bảo hợp lý rằng hai nhóm trên sẽ được thực hiện đầy đủ, tuân thủ đúng theo chuẩn mực kiểm toán và các quy định của pháp luật.

(2) Nhân tố quy trình

Việc sử dụng hợp lý của quy trình kiểm toán và các thủ tục KSCL đều ảnh hưởng đến CLKT. Vì vậy nên việc kiểm tra CLKT dựa vào việc áp dụng đầy đủ và đúng theo chuẩn mực, quy trình kiểm toán và quy định pháp luật có liên quan.

(3) Nhân tố đầu ra

Kết quả đầu ra bao gồm BCTC, BCTC đã được kiểm toán, báo cáo minh bạch, báo cáo KSCL kiểm toán, và thông tin tư vấn khách hàng sau khi thực hiện kiểm toán. Các nhân tố đầu ra liên quan đến chuỗi cung ứng của BCTC và đều tác động và chịu ảnh hưởng bởi các bên có liên quan như: KTV, DNKT, khách hàng, và các quy định về

kiểm toán. Việc KSCL sẽ đảm bảo kết quả đầu ra là hữu ích, kịp thời, đáng tin cậy và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

(4) Nhân tố tương tác trong chuỗi cung ứng BCTC

Sự tương tác trong chuỗi cung ứng BCTC là sự tương tác chủ yếu giữa các bên có liên quan đến việc phát hành và sử dụng BCTC. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng thông tin, thông tin rõ ràng, minh bạch, đầy đủ dẫn đến CLKT BCTC được tăng lên. Các bên có liên quan chính chủ yếu là: KTV, nhà quản lý, cơ quan nhà nước và người sử dụng BCTC. Sự tương tác này có thể là chính thức (trao đổi trực tiếp) hoặc không chính thức (phương tiện truyền thống, báo chí, tin tức…) và bị ảnh hưởng bởi môi trường thực hiện cuộc kiểm toán và tạo ra mối quan hệ liên kết giữa nhân tố đầu ra và đầu vào. KSCL đề cao sự tương tác giữa KTV và các đối tượng khác có liên quan; vì CLKT cuối cùng được đưa ra là từ KTV/ DNKT.

(5) Nhân tố ngữ cảnh.

Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng không thể thiếu đến bản chất và chất lượng của BCTC, từ đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên CLKT. Các yếu tố môi trường bao gồm: tình hình kinh doanh thực tế, luật và các quy định có liên quan đến BCTC, khuôn khổ BCTC có thể được áp dụng, hệ thống thông tin, quản trị doanh nghiệp, các yếu tố văn hóa, quy định kiểm toán, môi trường pháp lý, thu hút nhân lực và thời gian cung cấp BCTC.

Tóm lại, khuôn mẫu CLKT được xây dựng IAASB là cơ sở quan trọng góp phần xác định đầy đủ, rõ nét hơn về KSCL và góp phần nâng cao CLKT vì nó đã:

- Nâng cao mức độ nhận thức và hiểu biết giữa các bên liên quan và các yếu tố cấu thành quan trọng của CLKT.

- Cho phép các bên liên quan nhận ra các yếu tố nên được quan tâm, để từ đó khuyến khích các hành động thiết thực nâng cao và truyền đạt thông tin tốt hơn về CLKT, nâng cao CLKT củng cố lòng tin của người sử dụng.

- Hỗ trợ thiết lập chuẩn mực ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Thúc đẩy các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu sâu và mở rộng hơn về chủ đề này.

- Tạo điều kiện cho sự trao đổi và mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa IAASB và các bên liên quan chính và giữa các bên liên quan chính với nhau.

- Mở ra một bước tiến quan trọng trong việc cụ thể hóa những hiểu biết đầy đủ hơn, và nguyên tắc cơ bản trong ngành nghề kiểm toán; từ đó góp phần không nhỏ đến việc nâng cao CLKT trong tương lai.

2.2 Tổng quan về DNKT vừa và nhỏ. 2.2.1 Khái niệm DNKT vừa và nhỏ. 2.2.1 Khái niệm DNKT vừa và nhỏ.

DNKT được định nghĩa là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật KTĐL và quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo Luật KTĐL (2011) quy định, DNKT nhỏ nhất phải có ít nhất 5 KTV và vốn tối thiểu là 3 tỷ đồng. DNKT cũng chịu sự chi phối bởi Luật doanh nghiệp. Theo Nghị

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)