6. Bố cục đề tài:
5.2.1. Nhóm chính sách tăng cường chất lượng đội ngũ KTV
5.2.1.1 Nâng cao năng lực và mức độ chuyên sâu của KTV.
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất, và là nguồn lực vô giá của mọi DNKT. Trong khi đó, số lượng KTV còn hạn chế so với yêu cầu của nền kinh tế, số lượng DNKT tăng nhanh trong khi số lượng KTV tăng không đồng bộ dẫn đến sự dàn trải số lượng KTV tại DNKT. Mặc khác, đội ngũ KTV chưa đáp ứng được nhu cầu trình độ kiểm toán của khu vực và quốc tế. Nhìn chung, trong thời gian qua chất lượng dịch vụ của DNKT đã được chú trọng nhưng chưa đạt trình độ khu vực và quốc tế.
Để tăng cường năng lực và mức độ chuyên sâu của KTV/nhóm KTV khi thực hiện một cuộc kiểm toán, cần quan tâm một số kiến nghị sau:
Nâng cao trình độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực khác nhau.
Bản thân KTV cần tự giác ý thức trau dồi kiến thức chuyên sâu, đặc điểm và rủi ro riêng biệt đối với từng loại hình ngành nghề khách hàng khác nhau. Việc thực hiện kiểm toán chuyên sâu trong một số lĩnh vực riêng biệt giúp cho KTV có điều kiện để tìm hiểu kỹ hơn về ngành nghề, KSNB của khách hàng, biết được đặc điểm của thị trường ngành nghề trong thực tế; từ đó đưa ra nhận định và có thái độ hoài nghi nghề nghiệp đúng mực giúp KTV có thể nâng cao mức chuyên sâu của mình.
Ngoài ra, khi cần thiết KTV phải tự đề xuất tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia trong và ngoài công ty. Các chuyên gia được tham khảo ý kiến phải có hiểu biết sâu sắc về chuyên ngành có liên quan cần tham khảo và phải có cách nhìn khách quan, tổng quát về các vấn đề không bị ảnh hưởng từ khách hàng.
Xây dựng chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức thường xuyên.
Các DNKT cần có chính sách thu hút nhiều KTV có chứng chỉ KTV vào làm việc, và hỗ trợ cho nhân viên đủ điều kiện thi chứng chỉ KTV được thuận lợi trong việc thi lấy chứng chỉ. Không chỉ dừng lại chứng chỉ KTV Việt Nam, các DNKT vừa và
nhỏ cần xây dựng chính sách hỗ trợ hướng tới quốc tế hóa chứng chỉ KTV hành nghề. Chính những chính sách cần thiết và hỗ trợ, sẽ giúp các DNKT vừa và nhỏ khắc phục được tình trạng thiếu KTV, giảm áp lực thời gian và khối lượng công việc, từ đó CLKT được đảm bảo.
Khuyến khích các DNKT có những chính sách đãi ngộ dành cho các KTV.
Do tính chất đặc thù của công việc kiểm toán với áp lực và thời gian làm việc cao nên người làm nghề kiểm toán thường có xu hướng rẽ sang một ngành nghề khác khi đã làm việc trên 3 năm. Điều này gây khó khăn cho các DNKT khi phải tuyển dụng và đào tạo lại nguồn nhân lực mới. Tình trạng chảy máu chất xám này cần phải ngăn chặn bằng cách các DNKT cần có nhiều chính sách đãi ngộ hơn nữa nhằm giữ lại nguồn nhân lực có kinh nghiệm, có trình độ. Một số chính sách được đề nghị như: chính sách về phát triển nghề nghiệp rõ ràng, xét tăng lương hàng quý, hàng năm, có những đãi ngộ về bảo hiểm nhân thân, tạo điều kiện đi học các chứng chỉ kiểm toán quốc tế… Bên cạnh đó, việc tạo lập môi trường làm việc công bằng, thân thiện, chuyên nghiệp và có văn hóa lành mạnh cũng góp phần giữ lại nguồn nhân lực.
Cần xây dựng quy trình tuyển dụng chặt chẽ nhằm lựa chọn được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp.
DNKT cần chú trọng khâu tuyển dụng, đào tạo các nhân viên/KTV có kinh nghiệm, khả năng chuyên sâu đáp ứng nhu cầu kiểm toán của khách hàng. Khó khăn của các DNKT vừa và nhỏ hiện này là chỉ mới chú trọng đáp ứng số lượng KTV hành nghề mà chưa chú trọng đào tạo năng lực và trình độ. Tuy nhiên, các DNKT mong muốn cung cấp dịch vụ với chất lượng cao thì phải tuyển chọn các nhân viên có kỹ năng và năng lực chuyên môn cao, thường xuyên duy trì, cập nhật, nâng cao kiến thức và phát triển kỹ năng. Ngay sau khi tuyển chọn các nhân viên mới phải được đào tạo thông qua thực tế công việc hoặc qua các khóa đào tạo của công ty.
Để gia tăng nguồn nhân lực thì việc xây dựng một quy trình tuyển dụng chặt chẽ là rất cần thiết. Năng lực, trình độ chuyên môn của KTV phụ thuộc rất nhiều vào năng
lực và môi trường làm việc của KTV (chủ yếu liên quan đến chính sách đào tạo, bồi dưỡng ý thức nghiệp vụ). Bên cạnh đó cần chú trọng đến các yếu tố đạo đức, tính cách, phẩm chất cá nhân. Vì vậy các giải pháp nâng cao năng lực và ý thức thông qua các lớp đào tạo bồi dưỡng cần được DNKT quan tâm đẩy mạnh.
Xây dựng quy trình kiểm toán hữu hiệu.
Theo báo cáo kiểm tra của VACPA trong thời gian qua (từ 2013-2015), nhiều DNKT vừa và nhỏ còn sử dụng các quy trình kiểm toán lạc hậu. Một số công ty sử dụng chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành nhưng chưa đầu tư thời gian, công sức xây dựng, thiết kế cho phù hợp với đối tượng khách hàng của công ty. Vì vậy trong thời gian tới, các DNKT vừa và nhỏ nên dựa vào chương trình kiểm toán mẫu cho VACPA ban hành để xây dựng nên quy trình kiểm toán cho công ty mình, sao cho phù hợp với đặc điểm công ty, loại hình dịch vụ và đối tượng khách hàng trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp kiểm toán. Đối với các DNKT có quy trình kiểm toán riêng thì cần thường xuyên cập nhật sao cho phù hợp với các quy định hiện hành. Bên cạnh đó, khi đã có quy trình kiểm toán thì các DNKT cần nghiêm túc thực hiện, tránh tình trạng bỏ sót các thủ tục kiểm toán quan trọng.
5.2.1.2 Nâng cao kinh nghiệm của KTV.
Kết quả nghiên cứu cho thấy kinh nghiệm của KTV thể hiện thông qua việc am hiểu sâu lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, KTV sẽ có: khả năng dự đoán và nhận biết cơ hội và rủi ro liên quan đến ngành nghề, khả năng xét đoán và phát hiện các sai sót trọng yếu, khả năng đối mặt với ít rủi ro nghề nghiệp hơn hoặc tránh mắc các sai phạm hoặc các vụ kiện tụng nếu có làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp. Đặc biệt dưới vai trò của người lãnh đạo nhóm, người liên hệ trực tiếp khách hàng đồng thời xử lý trực tiếp các vấn đề trong quá trình làm việc thì phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm. Với ít nhất hai năm kinh nghiệm, nhóm trưởng sẽ đủ trải nghiệm thực tế khả năng, năng lực và kiến thức chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực mà khách hàng hoạt động.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, để giúp KTV tăng cường kinh nghiệm của KTV, các giải pháp cần quan tâm là:
+ KTV phải thường xuyên có ý thức tích lũy kinh nghiệm trong nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao; đồng thời DNKT vừa và nhỏ cần tránh hiện tượng đưa nhân viên không đủ kinh nghiệm để thực hiện công việc trưởng nhóm, trước tình trạng thiếu nguồn nhân lực.
+ KTV phải tự tích lũy kinh nghiệm về từng lĩnh vực cụ thể để có thể hiểu được rõ về lĩnh vực kinh doanh của BCTC của khách hàng, chú trọng tìm hiểu hệ thống thông tin và KSNB của khách hàng. Đây cũng chính là một trong những yếu kém của DNKT vừa và nhỏ, hay thường xuyên chú trọng vào kiểm tra chi tiết mà bỏ qua việc tìm hiểu và xác định rủi ro thông qua hệ thống KSNB.
5.2.1.3 Nâng cao tính độc lập của KTV.
Tính độc lập là một trong hai yêu cầu quan trọng trong KTĐL được quy định trong Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp. Nâng cao tính độc lập cũng góp phần nâng cao CLKT. Để nâng cao tính độc lập của KTV, một số biện pháp cụ thể được đề nghị như sau:
Thực hiện luân chuyển KTV ký BCKT sau 3 năm.
Hiện nay, theo Luật KTĐL Việt Nam, cũng có quy định bắt buộc thực hiện việc luân chuyển KTV ký BCKT sau 3 năm liên tiếp. Tuy nhiên, việc thực hiện ở các DNKT vừa và nhỏ còn nhiều lỗ hỏng do tình trạng thiếu hụt KTV, thiếu hụt nguồn nhân lực. Một số DNKT vẫn còn tình trạng một trưởng nhóm thực hiện kiểm toán cho một khách hàng trong một thời gian dài (từ 5 đến 6 năm), chỉ thay đổi người ký BCKT sau 3 năm liên tiếp. Nguyên nhân do sự ngại thay đổi, và thiếu nhân lực thực hiện. Điều này đã vô tình làm tăng nguy cơ quen thuộc và mức độ thân thiết của khách hàng; từ đó dẫn đến lối mòn, khó phát hiện ra các sai sót, tăng sự tin tưởng với tài liệu khách hàng cung cấp từ đó tăng rủi ro kiểm toán và giảm CLKT là điều khó tránh khỏi.
Có biện pháp phù hợp đối với khách hàng mà mức phí kiểm toán chiếm tỷ trọng đáng kể.
Đối với DNKT vừa và nhỏ, số lượng khách hàng ít nên vì vậy sẽ có một vài khách hàng có mức phí trọng yếu. Điều này sẽ gây ra tâm lý của Ban giám đốc của DNKT vừa và nhỏ phụ thuộc, lo sợ mất khách hàng, dẫn đến việc lờ đi không báo cáo những sai sót trọng yếu trên BCTC. Mức phí kiểm toán cũng ảnh hưởng đến DNKT vừa và nhỏ theo chiều hướng thỏa hiệp khi đàm phán về mức phí với yêu cầu của khách hàng, do vậy sẽ thường chấp nhận kiểm toán mức phí thấp; để có thể giữ khách hàng này trong những năm tiếp theo. Nên cần có một chính sách và thủ tục để giám sát và quản lý sự phụ thuộc vào doanh thu từ một khách hàng riêng; đồng thời phân công một lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm giám sát sự vận hành thích hợp hệ thống KSCL của DNKT.
Cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Tính độc lập là một trong những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp không thể thiếu trong ngành kiểm toán. Đối với việc đảm bảo tính độc lập, DNKT cần áp dụng một chính sách quản lý chất lượng được vận hành hiệu quả nhằm cam kết và kiểm soát KTV thường xuyên duy trì độc lập trong công việc theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp và chính sách của công ty, đồng thời gắn liền với chính sách khen thưởng và xử phạt công khai tới toàn thể nhân viên công ty.