6. Bố cục đề tài:
2.4.1 Nhóm nhân tố bên trong:
Nhóm nhân tố bên trong liên quan đến bản thân DNKT và KTV/ Nhóm KTV người trực tiếp thực hiện cuộc kiểm toán
Nhân tố Danh tiếng của DNKT:
Các nghiên cứu trước cho thấy danh tiếng của DNKT có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán như nghiên cứu của Hogan (1997), Kym Boon (2008), Teoh & Wong (1993) hay Lennox (1999)… Tất cả đều đồng ý quan điểm rằng DNKT càng có danh tiếng tốt thì sẽ cung cấp CLKT tốt. Đồng thời danh tiếng của DNKT phụ thuộc khá nhiều vào năng lực của KTV và nhân viên của DNKT đó. Vì KTV có năng lực tốt, nhiều kinh nghiệm lâu năm, thì càng có nhiều khả năng phát hành BCKT không còn sai sót trọng yếu, nâng cao CLKT từ đó góp phần làm nâng cao danh tiếng của DNKT.
Nhân tố: Giá phí kiểm toán.
Các nghiên cứu về giá phí kiểm toán có tác động đến CLKT tiêu biểu như nghiên cứu của DeAngelo (1981), Defond &Zhang (2014)… Các nghiên cứu đều thống nhất giá phí kiểm toán càng cao sẽ càng tạo điều kiện để có thể phân công các KTV có trình độ và có thêm thời gian cần thiết để KTV phát hiện các lỗi và sai phạm trong BCTC. Ngoài ra, một DNKT nếu có nguồn doanh thu từ một hay một số khách hàng chiếm tỷ lệ trọng yếu trên tổng doanh thu đạt được thì sẽ có ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV. Do vậy, mức phí kiểm toán sẽ tác động đến CLKT, và việc giảm giá phí kiểm toán thường đưa đến giảm CLKT.
Nhân tố: KSCL từ bên trong
KSCL từ bên trong cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến CLKT, giúp cải thiện đáng kể CLKT thông qua nghiên cứu của Alderman và Deitrick (1982), Otley và Pierce (1996), Matsumura và Tucker (1995), Ayers và Kaplan (2003), Tan và Jamal (2001), Owhoo và cộng sự (2002). Các nghiên cứu đều thống nhất rằng các thủ tục soát xét công việc giúp phát hiện ra các hành vi gây giảm CLKT. Ngoài ra việc soát xét chất lượng hợp đồng dịch vụ kiểm toán giúp cải thiện các xét đoán của KTV về đánh giá rủi ro kiểm toán và tìm ra các khuyết điểm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểm tra tốt hơn.
Nhân tố: Nhiệm kỳ kiểm toán.
Nhiệm kỳ KTV cũng được nghiên cứu khá rõ và chi tiết qua các nghiên cứu của Mautz & Sharaf (1961), Shockley (1981), Vanstraelen (2000)... Các nghiên cứu cho rằng nhiệm kỳ của KTV càng dài thì CLKT càng giảm bởi lẽ nó làm gia tăng sự phụ thuộc của KTV của BGĐ của khách hàng. Sự thân mật của KTV đối với khách hàng sẽ làm hạn chế thái độ hoài nghi nghề nghiệp và do vậy làm giảm tính khách quan của KTV. Ở một phương diện khác, một nhiệm kỳ kiểm toán cũng có liên quan trực tiếp tới yếu tố duy trì sự đổi mới quan điểm (Freshness of Perspective). Các thành viên nhóm kiểm toán của DNKT được luân phiên kiểm toán theo chu kỳ phải có khả năng phát hiện các lỗi và những bất thường cũng như là khả năng của sự soát xét BCTC với cách nhìn mới, sẽ thường mang lại CLKT tốt hơn, qua đó đảm bảo sự hài lòng của người sử dụng tới CLKT.
Nhân tố: Mức độ chuyên sâu.
Mức độ chuyên sâu của KTV là một nhân tố quan trọng để đảm bảo CLKT. Nghiên cứu điển hình về ảnh hưởng của mức độ chuyên sâu của KTV đến CLKT là nghiên cứu của Craswel và cộng sự (1995), Hogan and Jeter (1999), Solomon và cộng sự (1999), Gramling & Ston (2001), Velury và cộng sự (2003)… Mức độ chuyên sâu của KTV được thể hiện qua khả năng đánh giá được tính hợp lý trong ước tính kế toán
và các xét đoán quan trọng của khách hàng khi lập và trình bày BCTC. DNKT có mức độ chuyên ngành cao sẽ thuận tiện trong việc nắm bắt và có kinh nghiệm trong việc đánh giá và xử lý những rủi ro bằng các phương pháp và thủ tục kiểm toán phù hợp. Vì vậy, mức độ chuyên sâu có mối quan hệ tích cực với CLKT.
Nhân tố: Kinh nghiệm của KTV.
Kinh nghiệm kiểm toán là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới CLKT được thể hiện qua nhiều nghiên cứu như DeAngelo (1981), Kim Boon và cộng sự (2007). Kinh nghiệm thể hiện KTV đã từng thực hiện kiểm toán khách hàng trước đó, có kinh nghiệm lập kế hoạch kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả tại khách hàng. Nếu KTV đã có kinh nghiệm kiểm toán tại khách hàng, người sử dụng kết quả kiểm toán sẽ cảm thấy hài lòng với chất lượng dịch vụ kiểm toán hơn.
Nhân tố: Năng lực nghề nghiệp.
Năng lực nghề nghiệp được đánh giá là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới CLKT, cũng như sự hài lòng của đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán. Tầm quan trọng của năng lực nghề nghiệp đến CLKT được thể hiện qua các nghiên cứu của Richard (2006), Hammersley (2006), Low (2004) hay Hosseinniakani (2014)... Trong đó chỉ ra rằng năng lực trình độ của KTV được thể hiện qua sự hiểu biết và kiến thức cá nhân của KTV không chỉ là năng lực trong lĩnh vực kiểm toán mà là sự am hiểu trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng.
Nhân tố: Tuân thủ tính độc lập của KTV.
Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán về tính độc lập là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến CLKT cũng như sự hài lòng của đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán thông qua một vài nghiên cứu điển hình như Kym Boon và cộng sự (2008), Richard (2006), Ashbaugh (2004), DeAngelo (1981), Liadberd và Beck (2002), Mautz và Sharaf (1961), Dye (1991)…
Liên quan đến phạm vi của dịch vụ phi kiểm toán mà DNKT cung cấp tới cùng một khách hàng. Việc thực hiện dịch vụ phi kiểm toán sẽ làm tăng sợi dây gắn kết về kinh tế giữa KTV và khách hàng, vì vậy nó sẽ gây ra sự giảm tính độc lập của KTV.
Liên quan đến việc luân chuyển KTV: Theo Đạo luật SOX 2002, KTV không được coi là độc lập nếu họ thực hiện kiểm toán cho một khách hàng trong bốn năm. Thực tế ở các quốc gia mối quan hệ giữa việc luân phiên thay đổi KTV với CLKT có 2 ý kiến khác nhau. Phần lớn cho rằng, nhiệm kỳ KTV càng dài thì càng có thể làm giảm CLKT. Tuy nhiên có ý kiến trái ngược lại cho rằng, việc bắt buộc thay đổi luân phiên KTV và DNKT khiến phát sinh nhiều chi phí trong khi KTV cũ có kinh nghiệm và hiểu biết sâu hơn tình hình hoạt động đặc thù của DN và liệu KTV mới có đủ kiến thức chuyên ngành hoặc đủ năng lực để kiểm toán một khách hàng mới hay không. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều khẳng định, việc luân chuyển KTV/ nhóm KTĐL sẽ có khả năng cung cấp một cuộc kiểm toán có chất lượng cao hơn.