6. Bố cục đề tài:
3.2.3 Thang đo biến phụ thuộc
Để đánh giá chất lượng hoạt động KTĐL ở các DNKT vừa và nhỏ hiện nay, tác giả xây dựng thang đo CLKT. Tùy thuộc vào từng góc nhìn khác nhau sẽ cho nhận thức về CLKT cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, KTV/ nhóm KTV là những đối tượng trực tiếp thực hiện và kiểm soát CLKT, là đối tượng nhận được phản hồi trực tiếp nhất, nên tác giả cũng sẽ chọn các thang đo để đo lường CLKT dưới góc nhìn của KTV/ nhóm KTV/ DNKT để có cái nhìn chặt chẽ nhất cũng như phù hợp với đối tượng khảo sát của luận văn.
Theo DeAngelo (1981) đã khẳng định: CLKT được đánh giá bởi thị trường xác định bởi hai nhân tố bao gồm: năng lực của KTV trong việc phát hiện những sai sót trọng yếu và tính độc lập của KTV thể hiện ở việc báo cáo chúng. Đồng ý với quan điểm trên, Duff (2014) kết luận: DNKT cần phải thu hút nhiều cá nhân có chất lượng cao với những kỹ năng và chuyên môn cần thiết để nâng cao CLKT. Ngoài ra, theo Taylor (1995), CLKT là việc tuân thủ đầy đủ chuẩn mực, các quy định nghề nghiệp, kiểm soát rủi ro; và việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán luôn cần được cân đối giữa chi phí và lợi ích tức là chi phí dịch vụ kiểm toán phù hợp với mức độ rủi ro kiểm toán. Dựa trên cơ sở này, tác giả đã xây dựng biến quan sát cho thang đo CLKT như sau:
Mã Biến quan sát
CLKT1 Khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu trên BCTC.
CLKT2 Tuân thủ đầy đủ chuẩn mực kiểm toán, và các quy định của pháp luật về kiểm toán.
CLKT3 Tính chuyên nghiệp, năng lực và trình độ chuyên môn của KTV/nhóm KTV.