1.
3.3.5.2 Giải pháp và lộ trình thực hiện
a. Giải pháp
Hiện nay, trƣờng đang có 2 đối tƣợng tham gia NCKH là sinh viên và CB-GV. Tuy nhiên, số lƣợng tham gia NCKH của 2 đối tƣợng này đều rất ít, chất lƣợng đề tài cũng còn rất hạn chế. Để nâng cao chất lƣợng và số lƣợng các công trình NCKH, nhà trƣờng cần có những giải pháp cụ thể cho từng đối tƣợng. Cụ thể nhƣ sau:
Đối với sinh viên:
- Nâng cao nhận thức về vai trò và tác dụng của NCKH đối với SV: thông qua công tác tuyên truyền, thông tin, thông báo thƣờng xuyên trên các bản tin của nhà trƣờng, website trƣờng, khoa, ban và các diễn đàn, hội nghị NCKH SV ... làm cho SV thấy đƣợc tầm quan trọng của NCKH đối với việc nâng cao trình độ, cải thiện phƣơng pháp tƣ duy, kỹ năng làm việc hiệu quả để dễ dàng tiếp cận với thực tế khi sau ra trƣờng.
- Tổ chức bồi dƣỡng phƣơng pháp NCKH cho SV: trang bị phƣơng pháp NCKH (phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể) cho SV ngay từ năm thứ
nhất một cách có hệ thống và xuyên suốt quá trình SV học tập ở ĐH. Hiểu và vận dụng thành thạo phƣơng pháp NCKH sẽ giúp SV chủ động, tự tin, mạnh dạn tham gia NCKH với các hình thức và mức độ phù hợp, nâng cao chất lƣợng công trình NCKH của SV.
- Xây dựng kế hoạch NCKH toàn khoá cho SV: quy định các hình thức nghiên cứu đối với SV trong toàn khoá học thông qua việc thực hiện các bài tập nghiên cứu từ đơn giản đến phức tạp (năm 1, 2 cần áp dụng các hình thức tiểu luận, niên luận. Từ năm thứ 3 trở đi, tăng cƣờng các hình thức nghiên cứu độc lập...), liên tục từ năm thứ nhất đến năm cuối dƣới sự hƣớng dẫn, tổ chức và kiểm soát của giảng viên sẽ dần hình thành ở SV phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học.
- Đề xuất các chế độ khen thƣởng kịp thời đối với SV tham gia NCKH: cần có chế độ khen thƣởng kịp thời đối với SV tham gia, đặc biệt là các SV đạt thành tích, cụ thể nhƣ: tặng giấy khen, tiền thƣởng, cộng điểm thƣởng vào điểm trung bình chung học tập của năm học, ƣu tiên giữ lại trƣờng những SV có thành tích cao trong NCKH cũng nhƣ chuyển tiếp ở các bậc học cao hơn.
- Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy với tiêu chí “lấy ngƣời học làm trung tâm”: giảng viên cần tích cực sử dụng các phần mềm, phƣơng tiện dạy học tiên tiến cùng việc tăng cƣờng các bài tập thực hành trong giờ học nhằm tạo điều kiện cho SV phát triển khả năng tƣ duy độc lập cũng nhƣ dần hình thành các kĩ năng tự học, tự nghiên cứu.
Đối với Cán bộ - Giảng Viên
Để phát triển số lƣợng và tăng chất lƣợng các công trình NCKH của CB-GV, nhà trƣờng cần có các giải pháp toàn diện, cụ thể nhƣ:
Khuyến khích về tài chính:
- Tăng mức hỗ trợ kinh phí cho việc thực hiện đề tài NCKH các cấp. Bổ sung kinh phí đối với các đề tài hoàn thành trong hạn và đƣợc đánh giá cao (xếp loại Tốt, Khá);
- Hỗ trợ kinh phí cho việc công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế; - Hỗ trợ kinh phí tham gia hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế;
- Thay đổi định mức quy đổi các hoạt động NCKH ra tiết chuẩn. Khuyến khích về tinh thần:
- NCKH là một tiêu chí vƣợt trội để xét thi đua, khen thƣởng hàng năm đối với cá nhân và đơn vị;
- Nếu GV mà 2 năm liên tục không tham gia NCKH thì sẽ hạ một bậc đánh giá hoàn thành công việc cuối năm.
- Khen thƣởng định kỳ hàng năm cá nhân, tập thể có thành tích NCKH;
- Thƣởng tham quan, khảo sát nƣớc ngoài cho các cá nhân có thành tích NCKH xuất sắc;
Hỗ trợ hành chính, quản lý:
- Điều chỉnh số giờ quy đổi hoạt động NCKH ra tiết chuẩn theo hƣớng tăng số giờ chuẩn đối với việc thực hiện đề tài NCKH các cấp; bài báo khoa học, hƣớng dẫn SV NCKH, biên soạn giáo trình/tài liệu học tập/tài liệu tham khảo/tài liệu biên dịch; công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nƣớc…
- Cải tiến công tác quản lý, tránh nhiều ràng buộc về cơ chế hành chính để giúp GV tham gia các hoạt động NCKH một cách thuận lợi nhất:
- Thông báo ngay từ đầu năm kế hoạch các hoạt động khoa học cả năm của Trƣờng: các thời điểm cần lƣu ý liên quan đến đề tài NCKH các cấp (đề xuất đề tài, thuyết minh, nộp hồ sơ, các đề tài đến hạn,…), các hội thảo khoa học và các hoạt động khác;
- Tăng cƣờng hƣớng dẫn và hỗ trợ GV tham gia đề tài NCKH các cấp (Nhà nƣớc, bộ, sở KH-CN, …) từ khâu đề xuất đề tài, làm hồ sơ tham gia tuyển chọn chủ trì đề tài, tiến hành các thủ tục hành chính, tài chính trong triển khai thực hiện … đến nghiệm thu kết quả nghiên cứu và quyết toàn kinh phí;
- Khuyến khích thành lập các nhóm nghiên cứu để tham gia đề tài NCKH các cấp: các ngành/chuyên ngành/khoa/bộ môn nên thành lập các nhóm nghiên cứu, kể cả nhóm nghiên cứu liên khoa, liên ngành, đặc biệt là thu hút giảng viên trẻ và nghiên cứu sinh vào các nhóm nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đƣợc hình thành trên tinh thần tự nguyện, không mang tính hành chính.
b. Lộ trình thực hiện
Với các giải pháp trên sẽ tác động tích cực đến hoạt động NCKH của nhà trƣờng, từ đó sẽ nâng cao đƣợc số lƣợng, cũng nhƣ chất lƣợng hoạt động NCKH. Để phát triển đƣợc ổn định và lâu dài, HUTECH nên thực hiện theo từng giai đoạn. Cụ thể
nhƣ sau:
- Giai đoạn 2013-2015: tổ chức biên soạn, nghiệm thu giáo trình, tài liệu giảng dạy phục vụ cho công tác dạy học; đảm bảo 100% môn học ở bậc từ trung cấp đến đại học đều có giáo trình. Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng năng lực NCKH cho giảng viên và thúc đẩy hoạt động hoạt động NCKH trong sinh viên, tổ chứ triển khai các hoạt động, đề tài, dự án nghiên cứu phục vụ trực tiếp công tác đào tạo, bƣớc đầu thực hiện đề tài cấp Bộ.
- Giai đoạn 2015-2017: Tiếp tục tổ chức biên soạn, thẩm định giáo trình, hệ thống bài tập, tình huống giảng dạy. Xây dựng gói giảng dạy (bao gồm slide bài giảng, nội dung ôn tập, đề thi mẫu) cho tất cả các môn học. Tổ chức các đề tài NCKH cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Phát triển năng lực NCKH cho cán bộ, giảng viên và SV.
- 2017-2020: Tiến hành tổ chức các hìh thức hoạt động khoa học – công nghệ, đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo do các Bộ, Ban, Ngành và các tổ chức khác chủ trì. Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lƣợc trong NCKH với các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là các trƣờng ĐH uy tín trong hoạt động NCKH.
Để đánh giá đƣợc kết quả NCKH trong từng giai đoạn, chúng ta cần lƣợng hóa hoạt động này bằng cách xác định các sản phẩm NCKH. Trong mỗi giai đoạn sẽ từng bƣớc theo chuẩn quốc gia và quốc tế, trong đó đề tài có chất lƣợng chuyên sâu và có khả năng ứng dụng trong thực tế. Cụ thể nhƣ sau:
Loại hình Đơn vị tính Giai đoạn 2013-2015 2015-2017 2017-2020 SV GV SV GV SV GV Đề tài cấp nhà nƣớc Đề tài 0 1 0 2 0 4 Đề tài cấp Bộ Đề tài 34 3 39 5 46 7 Đề tài cấp trƣờng Đề tài 50 5 58 8 70 10
Đề tài theo đặt hàng Đề tài 1 1 1 3 1 4
Chuyển giao công nghệ Dự án 0 0 0 0 0 1
Bài báo chuyên ngành trong nƣớc Bài báo 0 15 0 17 0 21
Bài báo chuyên ngành quốc tế Bài báo 0 17 0 20 0 23
Hội thảo, hội nghị KH quốc gia Bài báo 0 15 0 17 0 21
Loại hình Đơn vị tính
Giai đoạn
2013-2015 2015-2017 2017-2020
SV GV SV GV SV GV
Hội thảo, hội nghị KH cấp trƣờng Bài báo 1 30 2 35 4 41
Giáo trình, tài liệu giảng dạy Giáo trình 100% 100% 100%