Một số công cụ khác

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học kỹ thuật công nghệ tp HCM giai đoạn từ nay đến năm 2020 (Trang 27 - 31)

1.

1.1.3.5 Một số công cụ khác

Ngoài những công cụ chính đã nêu ở trên, để xây dựng chiến lƣợc cho một tổ chức hay công ty, chúng ta còn có thể sử dụng một số công cụ khác nhƣ sau:

a. Ma trận SPACE

Ma trận vị trí chiến lƣợc và đánh gái hoạt động (SPACE) cũng là một công cụ kết hợp quan trọng khác. Khung góc tƣ cho thấy chiến lƣợc tấn công, thận trọng, phòng thủ hay cạnh tranh là thích hợp nhất đối với một tổ chức nào đó. Các trục của ma trận SPACE đại diện cho hai khía cạnh bên trong của tổ chức (sức mạnh tài chính [FE] và lợi thế cạnh tranh [CA] và hai khía cạnh bên ngoài (sự ổn định của môi trƣờng [ES] và sức mạnh của ngành [IS]). Bốn yếu tố này là những yếu tố quyết định quan trọng nhất cho vị trí chiến lƣợc chung của một tổ chức.

Hình 1.1: Ma trận Space

Các bƣớc phát triển của ma trận SPACE:

Bƣớc 1: chọn một nhóm các biến số cho sức mạnh tài chính (FS), lợi thế cạnh tranh (CA), sự ổn định của môi trƣờng (ES), và sức mạnh của ngành (IS).

Bƣớc 2: Ấn định giá trị bằng số từ: +1 (xấu nhất) tới +6 (tốt nhất) cho mỗi biến số thuộc khía cạnh FS và IS. Ấn định giá trị bằng số từ -1 (tốt nhất) tới -6(xấu nhất) cho mỗi biến số thuộc khía cạnh ES và CA.

Bƣớc 3: Tính số điểm trung bình cho FS, IS, ES và CA bằng cách cộng các giá trị đã ấn định cho những biến số của mỗi khía cãnh rồi chia cho số biến số thuộc khía cạnh tƣơng ứng.

Bƣớc 4: Đánh dấu điểm trung bình của FS, IS, ES và CA trên trục thích hợp của ma trận SPACE.

Bƣớc 5: Cộng 2 số điểm của trục X và đánh dấu điểm kết quả trên X. Cộng 2 số điểm trên trục Y và đánh dấu điểm kết quả trên Y. Đánh dấu giao điểm của 2 điểm mới trên trục XY này.

Bƣớc 6: Vẽ véc tơ có hƣớng từ điểm gốc của ma trận SPACE qua giao điểm mới. Vectơ này biểu thị lại chiến lƣợc cho tổ chức: tấn công, cạnh tranh, phòng thủ hay thận trọng.

b. Ma trận BCG

Ma trận BCG giúp cho ban giám đốc của các công ty lớn đánh giá tình hình hoạt động của các đơn vị kinh doanh chiến lƣợc của mình (SBU) để sau đó ra các quyết

định về vốn đầu tƣ cho các SBU thích hợp và cũng đồng thời đánh giá đƣợc tình hình tài chính toàn công ty.

Bảng 1.5: Ma trận BCG

Mức thị phần tƣơng đối trong ngành

Cao Trung bình Thấp II Những ngôi sao (Stars) I Những câu hỏi (Question marks) III Những con bò (Cash cows) IV Những con chó (Dogs)

Trục X : biểu thị mức thị phần tƣơng đối trong ngành (từ trái qua phải: thấp dần).

Trục Y : biểu thị tỷ lệ tăng trƣởng về doanh số bán hàng trong ngành (từ trên xuống dƣới : thấp dần).

Question marks: các bộ phận nằm trong vùng này có thị phần tƣơng đối thấp nhƣng lại cạnh tranh trong ngành có mức tăng trƣởng cao. Doanh nghiệp phải đặt dấu hỏi để quyết định xem có nên củng cố bộ phận này bằng các chiến lƣợc tập trung hay là bán bộ phận này đi.

Stars: các bộ phận này có thị phần tƣơng đối cao và mức tăng trƣởng trong ngành cũng cao. Các chiến lƣợc thích hợp là: kết hợp về phía trƣớc, phía sau, chiều ngang, thâm nhập thị trƣờng, phát triển thị trƣờng, phát triển sản phẩm và tham gia liên doanh.

Cash cows: các bộ phận này có thị phần cao nhƣng ngành lại có mức tăng trƣởng thấp. Gọi là Cash cows vì các bộ phận này đẻ ra tiền và có lƣu lƣợng tiền mặt dƣơng. Chiến lƣợc phát triển sản phẩm hay đa dạng hoá tập trung là phù hợp. Tuy nhiên, khi bộ phận Cash cows yếu đi thì chiến lƣợc giảm bớt chi tiêu hay loại bỏ bớt lại là phù hợp.

Dogs: bộ phận này có thị phần thấp và cạnh tranh trong ngành có mức tăng trƣởng thấp hay không có thị trƣờng. Chúng yếu cả bên trong lẫn bên ngoài nên các chiến lƣợc phù hợp là thanh lý, gạt bỏ hay giảm bớt chi tiêu.

Các SBU của nhiều doanh nghiệp phát triển tuần tự theo thời gian: từ Dogs – Question marks – Stars – Cash cows – Dogs ... Chuyển động ngƣợc chiều kim đồng hồ nhƣng trên thực tế không nhất thiết lúc nào cũng nhƣ vậy.

Tỷ lệ tăng t rƣ ởng của t hị trƣ ờng Cao Trung bình Th ấp

Mục tiêu của doanh nghiệp là cần nỗ lực để biến các SBU thành các Stars.

c. Ma trận IE

Ma trận IE bao gồm 9 ô nhƣ sơ đồ dƣới đây. Trục nằm ngang biểu thị tổng số điểm quan trọng của ma trận IFE, từ 1,0 đến 4,0 điểm, sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần từ trái qua phải và gồm 3 mức tƣơng ứng với 3 cột: mạnh, trung bình, yếu. Trục thẳng đứng biểu thị tổng số điểm quan trọng của ma trận EFE, từ 1,0 đến 4,0 điểm, sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần từ trên xuống dƣới và gồm 3 mức tƣơng ứng với 3 dòng: cao, trung bình, thấp. Độ lớn của các vòng tròn biểu thị phần trăm doanh số bán hàng của bộ phận trong doanh nghiệp.

Bảng 1.6: Ma trận IE

Ma trận IE đƣợc chia thành 3 phần lớn:

- Các bộ phận nằm trong ô I, II, IV đƣợc gọi là “phát triển và xây dựng”. Các bộ phận này thích hợp với chiến lƣợc tập trung (thâm nhập thị trƣờng, phát triển thị trƣờng, phát triển sản phẩm) hay kết hợp (kết hợp phía sau, phía trƣớc, chiều ngang).

- Các bộ phận nằm trong ô III, V, VII đƣợc gọi là “nắm giữ và duy trì”, thích hợp với chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng và phát triển sản phẩm.

- Các bộ phận nằm trong ô VI, VIII, IX đƣợc gọi là “thu hoạch và loại bớt”. Ma trận BCG và ma trận IE thƣờng sử dụng cho các doanh nghiệp có nhiều bộ phận

kinh doanh để hình thành nên nhiều chiến lƣợc có khả năng thay thế.

d. Ma trận các chiến lược chính

Ma trận này bao gồm 4 góc vuông và dựa trên 2 yếu tố: trục nằm ngang thể hiện vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng (mạnh hay yếu) và trục thẳng đứng thể hiện sự tăng trƣởng của thị trƣờng (nhanh chóng hay chậm chạp). Các chiến lƣợc thích hợp đƣợc liệt kê trong từng góc vuông theo dƣới đây:

Bảng 1.7: Ma trận các chiến lƣợc chính

1.2 Chất lƣợng đào tạo GDĐH 1.2.1 Khái niệm về chất lƣợng

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học kỹ thuật công nghệ tp HCM giai đoạn từ nay đến năm 2020 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)