Các tiêu chí xác định chất lƣợng giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học kỹ thuật công nghệ tp HCM giai đoạn từ nay đến năm 2020 (Trang 32)

1.

1.2.2 Các tiêu chí xác định chất lƣợng giáo dục đại học

“Chất lƣợng giáo dục đại học” là một khái niệm rất khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lƣờng và cách hiểu của mỗi ngƣời cũng khác nhau. Với định nghĩa chung của chất lƣợng là sự thỏa mãn khách hàng. Vậy chúng ta cần xác định khách hàng trong giáo dục đại học là ai? Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khách hàng, nếu tiếp cận theo tên khách hàng thì khách hàng của giáo dục đại học bao gồm 2 đối tƣợng chính: sinh

viên và các ngƣời sử dụng sinh viên khi tốt nghiệp. Nếu một cơ sở giáo dục đại học trong quá trình đào tạo mà làm hài lòng đƣợc 2 đối tƣợng này thì đƣợc coi là có chất lƣợng.

Vậy, một trường đại học được xem là có chất lượng đào tạo khi đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nhu cầu xã hội ở đây là nhu cầu học tập của sinh viên và nhu cầu tuyển dụng nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sự hài lòng và nhu cầu là khái niệm có tính chất trừu tƣợng. Vì vậy, nhiều tác giả cố gắng định lƣợng thành các tiêu chí để thuận tiện đánh giá chất lƣợng trong thực tiễn. Ở nƣớc ta, theo Theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ GD, chất lƣợng đào tạo đại học đƣợc định nghĩa lã: là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trƣờng đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phƣơng và cả nƣớc. Điều này đƣợc cụ thể hóa bằng các tiêu chí sau:

a. Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học:

Sứ mạng của trƣờng đại học đƣợc xác định phù hợp với chức năng, nhiêm vụ, các nguồn lực và định hƣớng phát triển của nhà trƣờng; phù hợp và gắn kết với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và cả nƣớc. Mục tiêu của trƣờng đại học đƣợc xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học qui định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã tuyên bố của nhà trƣờng

b. Tổ chức quản lý:

Cơ cấu tổ chức của trƣờng đại học đƣợc thực hiện theo qui định của Điều lệ trƣờng đại học và đƣợc cụ thể hóa trong qui chế về tổ chức và hoạt động của nhà trƣờng. Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động của nhà trƣờng.

c. Chương trình giáo dục

Chƣơng trình giáo dục của trƣờng đại học đƣợc xây dựng trên cơ sở chƣơng trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chƣơng trình giáo dục đƣợc xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo qui định. Chƣơng trình giáo dục có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, đƣợc thế kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trƣờng lao động.

d. Hoạt động đào tạo

Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu học tập của ngƣời học theo qui định. Thực hiện công nhận kết quả học tập của ngƣời học theo niên chế kết hợp với học phần; có kế hoạch chuyển qui trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ có tính linh hoạt và thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời học. Có kế hoạch và phƣơng pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phƣơng pháp dạy và học, phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của ngƣời học theo hƣớng phát triển năng lực học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của ngƣời học.

e. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

Có kế hoạch tuyển dụng, bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên; quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp điều kiện cụ thể của trƣờng đại học; có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên đƣợc đảm bảo các quyền dân chủ trong trƣờng đại học.

f. Người học

Ngƣời học đƣợc hƣớng dẫn đầy đủ về chƣơng trình giáo dục, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngƣời học đƣợc đảm bảo chế độ chính sách xã hội, đƣợc khám sức khỏe theo quy định y tế học đƣờng; đƣợc tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao và đƣợc đảm bảo an toàn trong khuôn viên của nhà trƣờng. Có các biện pháp cụ thể, có tác dụng tích cực để hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt của ngƣời học.

g. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ

Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trƣờng đại học. Có các đề tài, dự án đƣợc thực hiện và nghiên cứu theo kế hoạch. Số lƣợng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nƣớc và quốc tế tƣơng ứng với số đề tài nghiên cứu khoa học và phù hợp với định hƣớng nghiên cứu và phát triển của trƣờng đại học. Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trƣờng đại học gắn với đào tạo, gắn với các viện nghiên cứu khoa học, các trƣờng đại học khác và các doanh nghiệp. Kết quả của các hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp vào phát triển các nguồn nhân lực của trƣờng.

h. Hoạt động hợp tác quốc tế

Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo có hiệu quả, thể hiện qua các chƣơng trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật; các chƣơng trình trao đổi giảng viên và ngƣời học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của trƣờng đại học. Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học có hiệu quả, thể hiện qua việc thực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các chƣơng trình áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chung, công bố các công trình khoa học chung.

i. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

Thƣ viện của trƣờng đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nƣớc ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của các bộ, giảng viên và ngƣời học. Có thƣ viện điện tử đƣợc nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả. Có đủ số phòng học, giảng đƣờng lớn, phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của từng ngành đào tạo. Có đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, đƣợc đảm bảo về chất lƣợng và sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của các ngành đang đào tạo. Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học và quản lý.

j. Tài chính và quản lý tài chính

Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo đƣợc các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trƣờng đại học. Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính trong trƣờng đại học đƣợc chuẩn hóa, công khai hóa, minh bạch và theo quy định.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chất lƣợng đào tạo là một yếu tố then chốt cho bất kỳ một cơ sở giáo dục đại học. Đối với một cơ sở giáo dục, muốn tồn tại và nâng cao vị thế cũng nhƣ thƣơng hiệu thì phải đảm bảo chất lƣợng đào tạo. Với yêu cầu ngày càng tăng về số lƣợng và chất lƣơng của nguồn nhân lực, và sự bùng nổ của các trƣờng đại học, cao đẳng đặt các cơ sở GDĐH trƣớc một thách thức là phải đảm bảo đƣợc chất lƣợng đào tạo.

Trong chƣơng 1, một số khái niệm cơ bản nhất về việc xây dựng chiến lƣợc đƣợc khẳng định lại, làm rõ chu trình và các nội dung cần thiết khi tiến hành các bƣớc phân tích môi trƣờng bên ngoài tổ chức, bao gồm: phân tích môi trƣờng kinh tế, chính trị, pháp luật, xu thế hội nhập quốc tế… Tiếp theo là phân tích môi trƣờng bên trong với các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng đào tạo nhƣ chƣơng trình đào tạo, phƣơng pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học… Từ những lý thuyết về phân tích môi trƣờng, bƣớc tiếp theo là hệ thống hóa lại lý thuyết các mô hình đánh giá thông qua các ma trận nhƣ ma trận EFE, ma trận IFE, ma trận SWOT, ma trận QSPM. Cuối cùng, lý thuyết về trình tự xây dựng phƣơng án chiến lƣợc và lựa chọn phƣơng án chiến lƣợc đã đƣợc trình bày chi tiết.

Bên cạnh các lý thuyết về chiến lƣợc, tác giả còn nêu lên các định nghĩa về chất lƣợng đào tạo giáo dục đại học. Với các định nghĩa này, ngƣời đọc sẽ hiểu hơn về cách thức đánh giá chất lƣợng GDĐH cụ thể nhƣ thế nào, khác với chất lƣợng đào tạo của các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời, tác giả cũng dựa vào văn bản quy định của Bộ để nêu ra các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo của GDĐH.

Tóm lại, chƣơng 1 bao gồm những lý luận nhằm làm cơ sở để việc phân tích môi trƣờng, các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng đào tạo và cách thức xây dựng chiến lƣợc nhƣ thế nào. Những lý luận cơ bản này đƣợc làm cơ sở để ứng dụng trong phần thực trạng ở chƣơng 2 và đề xuất chiến lƣợc trong chƣơng 3.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI HUTECH 2.1 Giới thiệu trƣờng HUTECH

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) đƣợc thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1995 theo quyết định số 235/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 2128/GD-ĐT ngày 24/06/1995 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 19 tháng 5 năm 2010, Thủ tƣớng chính phủ ký Quyết định số 702/QĐ – TTg Về việc chuyển đổi loại hình của Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh từ dân lập sang trƣờng tƣ thục (Các Quyết định thành lập Trường có thể xem trên www.hutech.edu.vn).

HUTECH thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nƣớc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh. HUTECH là cơ sở giáo dục đại học do tập thể các nhà giáo, nhà khoa học, nhà đầu tƣ cùng đóng góp công sức, kinh phí và cơ sở vật chất ban đầu thành lập. Trƣờng có tƣ cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tự chủ trong khuôn khổ pháp luật về tổ chức bộ máy, tuyển dụng lao động và tài chính; bình đẳng với các trƣờng đại học khác về nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của giảng viên, cán bộ, nhân viên, sinh viên, học sinh trong việc thực hiện mục tiêu, chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp đào tạo và các qui định liên quan đến tuyển sinh, dạy và học, thi và kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng chứng chỉ; đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo theo qui định của Nhà nƣớc.

Trải qua hơn một thập niên xây dựng và phát triển, HUTECH bằng nội lực của chính mình, tự lập, vƣơn lên và đã khẳng định đƣợc vị trí là một cơ sở đào tạo đa ngành, đa hệ, đa lĩnh vực, góp phần thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Bộ máy tổ chức của HUTECH hiện nay gồm có: 1. Hội đồng quản trị

- Chủ tịch hội đồng quản trị; - Các thành viên hội đồng quản trị. 2. Ban giám hiệu

- Hiệu trƣởng;

- Các phó hiệu trƣởng.

3. Phòng, ban, trung tâm chức năng - Phòng Tổ chức Hành chính; - Phòng Đào tạo;

- Phòng Kế hoạch – Tài chính;

- Phòng Công tác Sinh viên, Học sinh; - Phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lƣợng;

- Phòng Quản lý Khoa học – Đào tạo sau đại học; - Phòng Quản trị;

- Phòng Tƣ vấn – Tuyển sinh – Truyền thông; - Phòng Quan hệ doanh nghiệp và hợp tác đào tạo; - Ban Thanh tra;

- Thƣ viện.

4. Khoa, viện, trung tâm đào tạo - Khoa Cơ – Điện – Điện tử; - Khoa Công nghệ Thông tin; - Khoa Công nghệ Thực phẩm; - Khoa Quản trị Kinh doanh;

- Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng; - Khoa Lý luận Chính trị;

- Khoa Môi trƣờng & Công nghệ Sinh học; - Khoa Mỹ thuật Công nghiệp;

- Khoa Xây dựng;

- Khoa Cao đẳng – Thực hành; - Viện Đào tạo Quốc tế HUTECH; - Trung tâm tin học HUTECH; - Trung tâm Anh ngữ HUTECH;

- Trung tâm Đào tạo Kỹ năng mềm HUTECH. Cụ thể sơ đồ cơ cấu tổ chức của HUTECH ở trang sau:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của HUTECH

2.1.3 Một số thành tích của trƣờng 2.1.3.1 Huân chƣơng và B ng khen 2.1.3.1 Huân chƣơng và B ng khen

- Huân chƣơng Lao động hạng Ba của Chủ tịch nƣớc cho tập thể Nhà trƣờng năm 2009.

- Huân chƣơng Lao động hạng Ba của Chủ tịch nƣớc cho Đoàn TNCS HCM của Nhà trƣờng năm 2010.

- Bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ: năm 2003, 2005, 2008.

- Bằng khen của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục & Đào tạo: năm 2000, 2002, 2003, 2005, 2008.

- Bằng khen UBND TP.HCM: Năm 1999, 2000, 2004, 2005, 2008, 2010, 2011. - Bằng khen Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: năm 2004, 2009.

- Bằng khen Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam: năm 1999. - Bằng khen Bộ Văn hóa Thông tin: năm 2002.

- Bằng khen Hội Thể thao Đại học & Chuyên nghiệp Việt Nam: 2010, 2011. - Bằng khen TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: từ năm 1999 – 2010.

- Bằng khen TW Hội Sinh viên VN: Từ năm 2000 – 2008.

- Bằng khen Thủ tƣớng chính phủ vì thành tích xuất sắc trong 15 năm phong trào tình nguyện : năm 2005 - 2008.

Và một số huân, huy chƣơng, bằng khen của các cơ quan, ban ngành khác khen thƣởng cho trƣờng.

2.1.3.2 Các giải thƣởng lớn về học thuật – nghiên cứu khoa học

- Giải nhất cuộc thi Sony xanh về môi trƣờng: năm 2005.

- Nghiên cứu khoa học sinh viên: 01 đề tài đoạt giải nhất, 07 đề tài đoạt giải nhì cấp Bộ, 07 đề tài đoạt giải ba, 26 đề tài đoạt giải khuyến khích (từ năm 2000 – 2009); 01 giải nhất, 02 giải ba nghiên cứu khoa học VIFOTEC (2006 - 2009). - Đoạt cúp đồng khối siêu cúp Olympic tin học toàn quốc: năm 2007, 2008. - Giải ba Olympic tin học toàn quốc các năm: 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,

2008.

- Giải quốc tế cuộc thi tổ chức tại ĐH Monash – Úc về xe năng lƣợng mặt trời: năm 2002.

- Giải nhì sáng tạo robot “Đƣờng đua trẻ” do Thành Đoàn TP.HCM tổ chức năm 2008.

- 01 giải ba Hội thi pha chế Cocktail và biểu diễn pha chế (Việt Nam Bartender cup năm 2008).

- 02 giải nhì cuộc thi Cup Barcardy 2008.

- 01giải nhì Cuộc thi pha chế châu Á - Thái Bình Dƣơng, 02 giải nhất Hội thi

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học kỹ thuật công nghệ tp HCM giai đoạn từ nay đến năm 2020 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)