1.
2.3.1.3 Nguồn nhân lực
Từ khi thành lập năm 1995, trƣờng luôn quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực để tăng hiệu quả quản lý cũng nhƣ chất lƣợng đào tạo. Nhà trƣờng luôn tổ chức tuyển dụng, mở rộng nguồn lực để đảm bảo đáp ứng kịp thời quy mô đào tạo. Hằng năm, trƣờng luôn tổ chức đăng tin tuyển dụng trên các báo hàng đầu nhƣ Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và tổ chức các chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chất lƣợng nguồn nhân lực. Với chủ trƣơng phát triển của mình, HUTECH đang gia tăng số lƣợng CB – GV – NV theo từng năm. Theo thống kê mới nhất của phòng Tổ chức – Hành chính, ta có bảng số liệu nhƣ sau:
Bảng 2.17: Cơ cấu nguồn nhân lực từ 2010 - 2012 Chức danh 2010 2012 Tăng/Giảm Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) CB - GV - NV 458 100 866 100 408 89 CBNVQL & Phục vụ 187 41 217 25 30 7 Giảng viên 271 59 469 54 198 43 Nguồn: Phòng tổ chức – Hành chính
Năm 2010 tổng số CB-GV-NV là 458 ngƣời, tới năm 2012 đã là 866 ngƣời. Trong vòng 3 năm, số lƣợng CB – GV – NV đã tăng thêm 408 ngƣời (89%) cho thấy chủ trƣơng phát triển thêm nguồn nhân lực của nhà trƣờng đã đi đúng hƣớng. Tuy nhiên sự gia tăng theo từng chức danh không đồng đều. Số lƣợng giảng viên có sự gia tăng đột biến 198 ngƣời (43%), nhƣng CBQL & phục vụ chỉ tăng 30 ngƣời (7%). Từ đó cơ cấu về nguồn nhân lực cũng có sự biến đổi. Năm 2010, số lƣợng GV cơ hữu chỉ chiếm 59% , thì tới năm 2012 đã chiếm tới 68% trong nguồn nhân lực cơ hữu toàn trƣờng. Từ đó cho thấy rằng, HUTECH đã rất nỗ lực gia tăng số lƣợng GV cơ hữu để đảm bảo tỷ lệ SV/GVCH và nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Chúng ta có thể theo dõi sự biến động này dựa vào 3 biểu đồ sau:
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
a. CBNV quản lý & Phục vụ
Đặc điểm chung của CBQL & Phục vụ của trƣờng là còn rất trẻ (70% là dƣới 40 tuổi). Đặc biệt, nhiều CBQL có học vị tiến sĩ nhƣng tuổi đời dƣới 35 và rất nhiều nhân viên có trình độ thạc sĩ. Với sức trẻ của mình, CB – NV của trƣờng luôn năng động, làm việc có trách nhiệm trong công việc của mình. Hiện nay, trƣờng có quy mô đào tạo hơn 20 ngàn sinh viên, nhƣng chỉ khoảng hơn 200 CB-NV cho thấy rằng cƣờng độ làm việc rất cao. Tận dụng đƣợc hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001-2008, cơ sở vật chất tốt và sự phát triển công nghệ thông tin của nhà trƣờng, CBNV đã giải quyết công việc hợp lý, nhanh chóng, hiệu quả cho công tác đào tạo và hỗ trợ sinh viên.
Bên cạnh việc yêu cầu cao trong công việc, nhà trƣờng còn tạo nhiều chính sách tạo điều kiện học tập và nâng cao trình độ cho đội ngũ CB – NV của trƣờng. Kết hợp sự quan tâm của nhà trƣờng và nỗ lực của CB-NV, cơ cấu trình độ đội ngũ CBNV quản lý & Phục vụ đã đƣợc cải thiện đáng kể. Đây cũng là một điều kiện hỗ trợ tốt để nâng cao chất lƣợng đào tạo cho HUTECH. Chi tiết thay đổi cơ cấu trình độ CBNV quản lý & phục vụ từ 2010
đến 2012 đƣợc thể hiện bằng 2 biểu đồ sau:
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Qua 2 biểu đồ trên ta thấy sự gia tăng rõ rệt về tỷ lệ của trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và trình độ khác. Tỷ lệ TS đã tăng lên 1,6%, từ 3,7% lên tới 5,3%; trìnhđộ thạc sĩ tăng 1% từ 9,1% lên 10,1%. Trình độ khác có sự thay đổi theo chiều hƣớng tăng 7,2% từ 16% lên 23,2% là do trƣờng xây dựng cơ sở mới cần gia tăng đội ngũ phục vụ nhƣ tạp vụ, thanh tra, trực âm thanh…
Ƣu điểm nổi bật nhất của nhà trƣờng là có đội ngũ CBNV quản lý và phục vụ rất trẻ, độ tuổi trung bình của đội ngũ này chỉ là 38 tuổi. Đồng thời, Ban giám hiệu là lãnh đạo nhà trƣờng cũng đều rất trẻ, 4/5 thành viên là dƣới 50 tuổi, đặc biệt có ngƣời mới 42 tuổi. Tuy trẻ tuổi, nhƣng đội ngũ lãnh đạo cao cấp của nhà trƣờng có rất nhiều kinh nghiệm quản lý. Các thầy đã từng làm qua hiệu trƣởng, hiệu phó hoặc giám đốc các trƣờng đại học hay cơ sở đào tạo giáo dục chuyên nghiệp. Với sức trẻ, trình độ và kinh nghiệm trong công tác quản lý, Ban giám hiệu nhà trƣờng rất năng động, nắm bắt nhanh các chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển của nhà nƣớc và Bộ GD&ĐT để ra các chiến lƣợc phù hợp để phát triển HUTECH.
b. Giảng viên
Trình độ giảng viên là một yếu tố then chốt, ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng đào tạo. Để tăng trình độ, cũng nhƣ số lƣợng giảng viên, nhà trƣờng đã có nhiều hành động nhƣ: tổ chức tuyển dụng mới, mời các chuyên gia đầu ngành và có chế độ ƣu đãi hợp lý, hỗ trợ học phí cho GV còn đi học...
Nhờ những hành động cụ thể đó, số lƣợng giảng viên cơ hữu trong vòng 3 năm đã có sự gia tăng đột biến cả về ”Chất” và ”Lƣợng”. Cụ thể ở bảng sau:
TT Học hàm- Học vị
Năm 2010 Năm 2012 Tăng/Giảm
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Giáo sƣ, TSKH 1 0,4 4 0,6 3 300 2 PGS 7 2,6 10 1,5 3 42,9 3 TS 38 14 152 23,4 114 300 4 ThS 95 35,1 350 53,9 255 268,4 5 Đại Học 115 42,4 124 19,1 9 7,8 6 Cao đẳng 15 5,5 9 1,4 -6 -40 Tổng số 271 100 649 100 378 139,5 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Với bảng số liệu trên, trong vòng 3 năm, số lƣợng GV đã tăng 378 ngƣời, tƣơng ứng tăng 139,5%. Từ đó cho thấy rằng, Trƣờng đã thực hiện tốt chủ trƣơng tăng số lƣợng GVCH của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, trình độ giảng viên cũng đã đƣợc nâng lên nhiều. Năm 2009, tỷ lệ GV có trình độ từ đại học, cao đẳng chiếm 47,9% trong tổng số GV, nhƣng đến năm 2011 tỷ lệ này chỉ còn 20,5%.
Bên cạnh đó, số lƣợng GS, TSKH, TS có sự gia tăng vƣợt bậc, từ năm 2009 đến 2011, hai đối tƣợng này tăng tới 300%. Thêm vào đó, ThS cũng gia tăng rất nhanh, tăng 255 GV tƣơng đƣơng với 268,4%.
Hiện nay, vẫn còn GV có trình độ cao đẳng. Những GV này tham gia giảng dạy trình độ trung cấp trong trƣờng. Nhƣng để đảm bảo chất lƣợng đào tạo, nhà trƣờng cần có chế độ hợp lý để các GV này học tập và nâng cao trình độ.
Tuy giảng viên cơ hữu đã có sự gia tăng đáng kể trong 3 năm gần đây, nhƣng theo thống kê của phòng Tổ chức – Hành chính, trong năm học 2011-2012 GVCH chỉ đảm nhận 40% khối lƣợng giảng dạy của nhà trƣờng. Từ đó cho thấy, lực lƣợng GVCH vẫn đang còn thiếu nhiều so với quy mô đào tạo.
Để đảm bảo khối lƣợng giảng dạy và nâng cao chất lƣợng đào tạo, HUTECH đã mời thêm GV thỉnh giảng. GV tham gia thỉnh giảng ở trƣờng đƣợc lựa chọn từ các trƣờng đại học hàng đầu nhƣ ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Bách Khoa... Việc lựa chọn kỹ GV thỉnh giảng nhằm mục đích đảm bảo khả năng giảng dạy, bên cạnh đó giúp GVCH có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các chuyên gia đầu ngành. Số lƣợng GV thỉnh giảng tham gia giảng dạy đƣợc thống kê theo bảng sau:
Bảng 2.19: Số lƣợng giảng viên thỉnh giảng từ 2010-2012 TT Học hàm-
Học vị
Năm 2010 Năm 2012 Tăng/Giảm
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ 1 Giáo sƣ, TSKH 0 0 0 0,2 1 0 2 PGS 17 3,9 9 2,2 -8 -47,1 3 TS 76 17,3 52 12,7 -24 -31,6 4 ThS 229 52 193 47,3 -36 -15,7 5 Đại Học 116 26,4 151 37 35 30,2 6 Cao đẳng 2 0,5 2 0,5 0 0,0 Tổng số 440 100 408 100 -32 -7,3 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Về tổng quan, số lƣợng giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy ở trƣờng có xu hƣớng giảm. Bởi lẽ, Bộ GD&ĐT đã có văn bản quy định tỷ lệ SV/GV là 20 nên nhà trƣờng đang gia tăng GVCH, giảm GVTG. Với số liệu trên cho thấy tất cả các đối tƣợng đều không tăng, ngoại trừ trình độ đại học. Lý do mà đối tƣợng GV thỉnh giảng có trình độ ĐH gia tăng mạnh là năm 2010, trƣờng mới thành lập thêm khoa Cao Đẳng Thực Hành với 9 ngành đào tạo trình độ cao đẳng nghề nên tăng mạnh nhu cầu GV.