Phân tích môi trƣờng bên ngoài

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học kỹ thuật công nghệ tp HCM giai đoạn từ nay đến năm 2020 (Trang 75)

1.

2.3.2 Phân tích môi trƣờng bên ngoài

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang chuyển mình bƣớc vào kỷ nguyên “Thực hiện đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”1. Đồng thời, năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO và mở rộng thêm quan hệ kinh tế với các nƣớc trên thế giới. Điều này tạo điều kiện cho đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), viện trợ phát triển chính thức (ODA) vào Việt Nam tăng thêm. Từ đó, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao tăng lên rất nhiều, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.

Nắm bắt đƣợc thời cơ, giáo dục đại học ở Việt Nam đã và đang tham gia tiến trình hội nhập đó. Tuy nhiên, so với những nền giáo dục của các nƣớc phát triển, giáo dục của nƣớc ta đang còn nhiều điểm yếu, hay khiếm khuyết và còn nhiều rào cản chƣa hội nhập đƣợc với quốc tế nhƣ ngoại ngữ, cơ chế quản lý...

Để khắc phục những yếu kém đang tồn tại của nền giáo dục, đặc biệt là GDĐH thì các cơ sở giáo dục cần phải liên kết với các cơ sở ở nƣớc ngoài để tận dụng các nguồn lực từ họ. Hoạt động hợp tác, liên kết giáo dục đào tạo để thúc đẩy sự phát triển về chất và lƣợng của giáo dục Việt Nam hiện nay. Hoạt động đào tạo hợp tác quốc tế đang diễn ra mạnh và trong lĩnh vực đào tạo đại học và sau đại học. Hiện nay, hầu hết các trƣờng đại học lớn trên cả nƣớc đều đã và đang xúc tiến đào tạo hợp tác quốc tế.

Với mục tiêu là tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới, đƣa hợp tác quốc tế góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lƣợng cao, ngang tầm khu vực, từng bƣớc đạt trình độ quốc tế. Vì vậy, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đƣợc xem nhƣ là một chiếc chìa khóa quan trọn đểcải thiện chất lƣợng GDĐH của Việt Nam hiện nay.

Cùng sự mở rộng và giao thoa của các nền giáo dục, có thể có một số hình thức hợp tác giáo dục quốc tế tiêu biểu nhƣ sau:

a. Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế theo hình thức 1+3 (+4)

Đây là chƣơng trình liên kết đào tạo trong đó có 1 năm học dự bị một trƣờng ở Việt Nam và 3 năm hoặc 4 năm học đại học tại nƣớc ngoài. Trong thời gian học tại

Việt Nam, sinh viên đƣợc học ngôn ngữ và một số môn cơ bản nhƣ Toán, Tin học. Chƣơng trình đào tạo này giúp sinh viên đạt yêu cầu đầu vào về ngôn ngữ trƣớc khi sang học tại trƣờng đối tác. Sau khi kết thúc khóa học dự bị ngôn ngữ, sinh viên có thể chuyển học đại học tại các trƣờng.

b. Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế theo hình thức 1+3 và 2+2

Đây là chƣơng trình liên kết đào tạo cho phép sinh viên học theo chƣơng trình đào tạo của nƣớc ngoài trƣớc khi đi du học. Sau khi học hết 1 hoặc 2 năm tại Việt Nam, sinh viên đƣợc chuyển tiếp vào năm thứ 2 hoặc năm thứ 3 của trƣờng bạn. Đây là hình thức đào tạo tiết kiệm chi phí cho các bậc phụ huynh và giúp tạo nền về ngôn ngữ và kiến thức tốt trƣớc khi sinh viên ra nƣớc ngoài.

c. Chương trình liên kết đào tạo 3+1

Đây là chƣơng trình liên kết đào tạo 3 năm tại Việt Nam và 1 năm tại nƣớc ngoài. Tham gia chƣơng trình này các sinh viên tiết kiệm đƣợc khoản chi phí rất lớn mà có cơ hội lấy bằng quốc tế. Chƣơng trình đào tạo 3 năm tại Việt Nam đƣợc đối tác nƣớc ngoài công nhận trong đó tập trung vào những kiến thức chuyên ngành chủ yếu và học ngôn ngữ.

Với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa mở ra cho các cơ sở GDĐH rất nhiều cơ hội hợp tác với các trƣờng Đại học trong khu vực và quốc tế. Đồng thời sự đa dạng về chƣơng trình liên kết giúp cho trƣờng và sinh viên lựa chọn hình thức liên kết phù hợp. Đây chính là một cơ hội rất tốt cho hoạt động giảng dạy và học tập, giúp trƣờng học hỏi thêm kinh nghiệm tổ chức đào tạo, SV đƣợc mở rộng thêm kiến thức, phƣơng pháp học tập. Từ đó, hoạt động liên kết đào tạo sẽ giúp các cơ sở GDĐH nâng cao đƣợc chất lƣợng đào tạo của mình.

2.3.2.2 Yếu tố chính trị và luật pháp

Dƣới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VII, IX, X và đặc biệt là XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc đã có chính sách ngày càng hợp lý hơn cho sự phát triển giáo dục và đào tạo. Hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt là chú trọng đến phát triển giáo dục, nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Với sự ra đời của Luật giáo dục (2005), Luật giáo dục đại học (2012), cùng quyết định 58/2009/QĐ-TTg về việc ban hành “Điều lệ Trƣờng đại học” và quyết định số 61/2009/QĐ-TTg về việc ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Trƣờng Đại học tƣ thục” giúp sự phát

triển giáo dục đại học, tăng cƣờng quyền tự chủ cho các trƣờng, đặc biệt là các trƣờng đại học ngoài công lập trong đó có HUTECH. Với quan điểm xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng và nhà nƣớc tiếp tục ƣu tiên cho giáo dục. Với Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG, số 853/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tín dụng đối với học sinh, sinh viên tạo điều kiện cho học sinh học nghề, SV cao đẳng, ĐH có hoàn cảnh khó khăn đƣợc vay vốn để chi trả cho việc học hành. Quyết định 157 quy định mức vốn cho vay 800.000 đồng/tháng, tới quyết định 853 đã tăng lên 1 triệu đồng/ tháng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời học phát triển việc học của mình, làm tăng nhu cầu đào tạo.

Cùng với quyết định 1216/QĐ-TTg về việc chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã nêu rõ “Mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực Việt Nam thời kì 2011 -2020 là đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới.” cho thấy mục tiêu rõ ràng của Đảng và Nhà nƣớc, mở ra một thời cơ phát triển cho các trƣờng Đại học ở Việt Nam.

Bên cạnh những nỗ lực của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ nhằm phát triển GDĐH, thì Bộ GD&ĐT cũng có nhiều động thái tích cực hỗ trợ các cơ sở GDĐH nâng cao chất lƣợng đào tạo. Mới đây, Bộ đã ban hành thông tƣ 57/2012/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đào tạo ĐH, CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ và chính thức có hiệu lực từ ngày 10/02/2012. Ƣu điểm nổi bật nhất của thông tƣ này là Bộ đã thực hiện bỏ chƣơng trình khung GDĐH và giao toàn quyền xây dựng chƣơng trình đào tạo cho cơ sở GDĐH. Hiệu trƣởng của cơ sở GDĐH ký quyết định ban hành chƣơng trình. Với sự đổi mới về cơ chế này, giúp cho các trƣờng có thể thay đổi linh động CTĐT theo nhu cầu thực tế và phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Với các chính sách và hỗ trợ của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ và Bộ GD&ĐT, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển nhiều mặt của cơ sở GDĐH, đồng thời tăng tính tự chủ giúp các trƣờng chủ động trong chiến lƣợc đào tạo và quản lý.

Ngoài các ƣu điểm đã nêu ở trên, giáo dục của Việt Nam còn nhiều ràng buộc về pháp lý. Chính sách quản lý giáo dục còn hay thay đổi, nặng về cơ chế “xin-cho”, chƣa mạnh dạn giao quyền tự quyết cho các trƣờng để chủ động đào tạo theo nhu cầu xã

hội. Với điểm yếu này sẽ trở thành mối đe dọa cho chất lƣợng đào tạo của HUTECH.

2.3.2.3 Yếu tố Khoa học – Công nghệ

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức, đƣa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển tri thức, kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng phong phú và tăng theo cấp số nhân, đỏi hỏi chất lƣợng đào tạo phải tiếp tục nâng cao. Ngoài ra, tốc độ và trình độ đổi mới và ứng dụng tri thức quyết định phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học – công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khoa học – công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phƣơng pháp giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Đồng thời, với khoa học – công nghệ phát triển, đòi hỏi giáo dục phải cung cấp đƣợc nguồn nhân lực có trình độ cao.

Nhƣ vậy, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, phát triển công nghệ tri thức đã tạo ra nhu cầu, cơ hội và điều kiện để phát triển giáo dục đại học về cả quy mô và chất lƣợng. Với sự phát triển nhanh về công nghệ thông tin và truyền thông tạo điều kiện rất thuận lợi về thông tin phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

2.3.2.4 Yếu tố giảng viên đại học

Với sự khuyến khích của nhà nƣớc, nhiều cơ sở đào tạo nghề, cao đẳng và đại học đƣợc thành lập ở hầu hết các địa bàn dân cƣ lớn, các vùng, các địa phƣơng, kể cả các vùng chậm phát triển nhƣ Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.

Theo thống kê của Bộ GD & ĐT, từ năm 2009 đến năm 2012 đã tăng 266 trƣờng, tƣơng đƣơng với 56% (trong đó trƣờng CĐ tăng 131 trƣờng, ĐH tăng 135 trƣờng).

Bảng 2.24: THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC Đơn vị tính: trường TRƢỜNG 1999 2005 2012 Cao đẳng 84 137 215 Công lập 79 130 187 Ngoài công lập 5 7 28 Đại học 69 93 204 Công lập 52 71 150 Ngoài công lập 17 22 54 Tổng cộng 153 230 419

Nguồn: Website Bộ GD & Đào tạo

(http://www.moet.gov.vn/?page=11.10&view=4446)

viên trình độ thạc sĩ, 20% là tiến sĩ. Đồng thời, đảm bảo tỷ lệ 20 sinh viên (SV)/1 giảng viên.

Với sự “bùng nổ” số lƣợng các trƣờng CĐ, ĐH tăng nhu cầu giảng viên đại học, đặc biệt là những giảng viên có trình độ cao. Theo thống kê gần đây của Bộ GD&ĐT, hiện nay chỉ có 60% giảng viên đáp ứng đƣợc yêu cầu giảng dạy. Lý do là giảng viên lên lớp quá nhiều giờ, không có thời gian đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình, bài giảng nhƣng sự gia tăng. Ngoài yếu về chất lƣợng, GV đại học cũng đang thiếu về số lƣợng. Hiện nay, cả nƣớc có khoảng 1,6 triệu SV nhƣng chỉ có khoảng hơn 55.000 GV. Để đảm bảo tỷ lệ 20 SV/ 1GV theo yêu cẩu của chính phủ, nƣớc ta còn thiếu hơn 2 vạn GV.

2.3.2.5 Yếu tố phƣơng pháp giảng dạy

Thế giới đang tồn tại hai triết lý trong giáo dục, đó là:

- Triết lý thứ nhất: giáo dục phải trang bị cho ngƣời học một lƣợng kiến thức càng nhiều càng tốt giúp ngƣời học có một nền tảng vững chãi khi ra trƣờng để sống và hành nghề lâu dài.

- Triết lý thứ hai: giáo dục chỉ cần dạy ngƣời học kỹ năng xử lý vấn đề đặt ra trong cuộc sống hơn là tập trung vào việc làm đầy kiến thức đã có sẵn, đây là khuynh hƣớng giáo dục của các nƣớc tiên tiến trên thế giới.

Nền giáo dục Việt Nam là sản phẩm của triết lý thứ nhất, có thể thấy đƣợc sản phẩm của nền giáo dục này qua thực tế tuyển dụng nhân lực của các công ty nƣớc ngoài tại Việt Nam, tỷ lệ đƣợc lựa chọn rất thấp. Các đợt kiểm tra để cấp học bổng cho các đào tạo nâng cao sau đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam cho thấy sinh viên Việt Nam bị hổng lớn về kiến thức và kỹ năng cơ bản. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng không tìm đƣợc việc làm do năng lực không đáp ứng yêu cầu của xã hội. Số lƣợng đào tạo nhiều, nhƣng chất lƣợng thấp,... trong khi nhu cầu của xã hội rất lớn chƣa đƣợc đáp ứng - đây là một nghịch lí rất rõ ràng cho nền GDĐH của Viện Nam. Tại sao những nƣớc tiên tiến khác, sinh viên công nghệ ra trƣờng có thể bắt nhịp ngay vào môi trƣờng công việc mới, còn sinh viên Việt Nam lạc hậu ngay từ khi rời cổng trƣờng đại học? Đó chính là sự khác biệt của hai tinh thần triết lý giáo dục đã trình bày ở trên và lối ra nào cho vấn đề này?

Từ ngàn đời nay, lối giảng dạy “thầy đọc trò chép” đã ăn mòn vào hệ thống giáo dục Việt Nam. Ở tất cả các bậc học, tình trạng này còn rất phổ biến kể cả đào tạo

Đại học hay sau đại học. Với cách giảng dạy và học tập thụ động, một chiều này làm cho SV không chủ động, nghiên cứu và học bài ở nhà.

Theo nhận xét của Viện Hàn lâm của Mỹ về phƣơng pháp giảng dạy ở Việt Nam còn có nhiều hạn chế nhƣ sau:

- Phƣơng pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào các bài thuyết trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực, kết quả là có ít sự tƣơng tác giữa sinh viên và giảng viên trong và ngoài lớp học.

- Quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao (nhƣ phân tích và tổng hợp), dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu.

- Sinh viên học một cách thụ động (nghe diễn thuyết, ghi chép, nhớ lại những thông tin đã học thuộc lòng khi làm bài thi).

Xã hội ngày càng phát triển cùng với xu thế toàn cầu hóa, yêu cầu về nguồn nhân lực ngày càng cao. Vì vậy, việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy để nâng cao chất lƣợng cho sinh viên tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở GDĐH.

2.3.2.6 Yếu tố kinh tế - xã hội

Theo dự báo nhu cầu nhân lực TP.HCM thì năm 2013 và những năm sắp tới do nền kinh tế phát triển, thị trƣờng lao động khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, chủ lực là TP.HCM với nhu cầu nhân lực nhiều về số lƣợng và yêu cầu cao về chất lƣợng, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Riêng TP.HCM giai đoạn 2013 – 2015 bình quân mỗi năm thành phố có nhu cầu 280.000 - 300.000 chỗ làm việc. ngành công nghệ thông tin (CNTT) chiếm tỷ lệ 7,75% (khoảng 23.000 – 25.000 ngƣời) với cơ cấu trình độ chuyên môn: Đại học: 57,33%; Cao đẳng: 25,16%; Trung cấp: 10,63%; Kỹ thuật viên sơ cấp: 6,88%. Chi tiết theo bảng sau:

Bảng 2.25 NHU CẦU NHÂN LỰC THEO NGÀNH NGHỀ GIAI ĐOẠN 2012-2015

STT NGÀNH NGHỀ TỶ LỆ

1 Cơ khí - Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy 5%

2 Hóa – hóa chất – Y, Dƣợc, Mỹ Phẩm 4%

3 Công nghệ chế biến thực phẩm 13%

4 Công nghệ thông tin - Điện - Điện tử - Viễn thông 12%

5 Xây dựng - Kiến trúc – Giao thông vận tải 11%

Khách sạn

7 Marketing – Kinh tế - Kinh doanh – Bán hàng 4%

8 Quản lý – Hành chính văn phòng 7%

9 Tài chính – Ngân hàng - Kế toán - Bảo hiểm 6%

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học kỹ thuật công nghệ tp HCM giai đoạn từ nay đến năm 2020 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)