Phƣơng pháp “giữ chân” nhân viên giỏi

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại công ty điện toán và truyền số liệu trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa luận vă (Trang 105 - 107)

Trƣớc cuộc cách mạng thông tin, lợi thế cạnh tranh của các công ty chủ yếu là ở nguồn nguyên liệu rẻ và kỹ thuật công nghệ. Ngày nay điều này không còn đúng nữa, mà năng lực cạnh tranh của các công ty phụ thuộc quan trọng vào đội ngũ nhân viên, đặc biệt là những nhân viên giỏi của công ty. Do

97

đó để nâng cao sức cạnh tranh của mình các công ty phải biết cách lôi cuốn và giữ lại những ngƣời có khả năng nhất. Tuy nhiên hiện nay việc tuyển dụng và giữ lại những ngƣời giỏi ngày càng khó khăn vì sự cạnh tranh giữa các công ty để có đƣợc những nhân viên này ngày càng gay gắt.

Tuyển dụng và giữ lại nhân viên giỏi có mối liên hệ với nhau. Khi một công ty cố gắng giữ lại những ngƣời tài, thì điều này cũng có nghĩa là công ty đó đang “lôi cuốn” họ. Tuy nhiên có thể nói rằng, việc tuyển dụng và giữ lại ngƣời tài là một “chính sách tài năng” của công ty. Để có thể giữ đƣợc những ngƣời tài, VDC cần thực hiện tốt một số điều sau:

Thứ nhất: Chấp nhận một quyết định có mục tiêu phát triển. Nhân viên giỏi thƣờng ra đi khi họ không đƣợc tổ chức và có những quyết định không dự tính trƣớc đƣợc. Hãy cho nhân viên thấy rằng họ cũng có liên quan đến quyết định cũng nhƣ sự phát triển của Công ty. Tâm lý chung của các nhân viên là họ muốn làm việc ở những Công ty mà họ biết rằng ý kiến của họ là quan trọng. Càng thấy mình có ảnh hƣởng đến Công ty họ càng muốn ở lại Công ty hơn.

Thứ hai: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển và nghề nghiệp đối với nhân viên. Ngƣời lao động có xu hƣớng để ý đến công việc trong khi học hỏi những kinh nghiệm sẽ giúp tăng thêm kỹ năng nghề nghiệp và chuẩn bị cho họ ở những vị trí tiếp theo tốt hơn. Ngƣời có cấp bậc cao sẽ cảm thấy mình có thể học hỏi và vƣơn lên thành Giám đốc và nhà lãnh đạo. Nhân viên sẽ gắn bó với Công ty khi thấy Công ty thực sự quan tâm đến sự phát triển của họ.

Thứ ba: Bảo đảm rằng nhân viên đƣợc đền đáp một cách công bằng và xứng đáng khi họ làm việc tốt, thông qua hình thức lƣơng, thƣởng. Tuy nhiên, nếu chỉ có tiền không thì chƣa đủ thoả mãn đối với ngƣời tài, họ cũng cần có cảm hứng trong công việc và cũng cần đƣợc khích lệ, động viên. Để làm đƣợc

98

điều này, Công ty cần sáng tạo ra những phƣơng pháp khuyến khích nhằm kích thích khả năng làm việc của nhân viên.

Thứ tư: Sự giao thiệp rộng rãi và hiệu quả có ý nghĩa rất lớn trong việc đem lại những thành công của các chƣơng trình động viên của Công ty. Nếu nhân viên không biết tình trạng hoạt động của mình cũng nhƣ không biết mình đƣợc đánh giá nhƣ thế nào, họ sẽ không hứng thú trong công việc hoặc không hài lòng với điều kiện hiện tại và muốn rời bỏ Công ty. Do đó cần phải cho nhân viên biết đƣợc họ đang là việc ra sao và khi nào thì xứng đáng đƣợc khen thƣởng.

Thứ năm: Công ty cần có những chính sách riêng dành cho ngƣời giỏi, phù hợp với những yêu cầu và mong đợi của họ. Cần có những cách riêng để lôi cuốn nhân viên giỏi theo các đặc thù của Công ty, giúp đỡ họ phát triển và hoà hợp với cuộc sống riêng của họ.

Trong lúc sự sáng tạo và thực hiện “chính sách tài năng” thành công có thể tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc, thì cách tốt nhất mà Công ty có thể duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của mình là: Tuyển dụng những ngƣời giỏi nhất, kích thích khả năng làm việc của họ đến mức cao nhất và giữ cho họ luôn ở trong khuôn khổ của Công ty.

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại công ty điện toán và truyền số liệu trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa luận vă (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)