Đánh giá chung về công tác quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại công ty điện toán và truyền số liệu trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa luận vă (Trang 51 - 52)

Tóm lại, trong xu thế tự do hoá kinh doanh hiện nay, VDC đang đứng trƣớc thách thức phải tăng cƣờng tối đa hiệu quả cung cấp các dịch vụ của mình. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, tới các phƣơng thức marketing và bán hàng tốt nhất. Để đạt đƣợc mục tiêu này, Công ty phải dựa vào một trong những tài sản lớn nhất đó chính là nguồn nhân lực. Do vậy, Công ty đã đặc biệt chú trọng tới công tác quản trị nguồn nhân lực. Có nhƣ vậy mới có thể nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty để chuẩn bị chuyển mình thích ứng với tình hình mới “cạnh tranh, hội nhập”.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU

2.2.1. Đánh giá chung về công tác quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam

Quản trị nhân lực đƣợc coi là một trong những nguyên nhân quantrọng thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp nên hiện nay các doanh nghiệp đều chú trọng đến vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản trị nhân lực ở các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều thách thức lớn.

Những khó khăn và hạn chế chủ yếu mà phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam hay gặp phải là:

- Nhận thức chƣa đúng của nhiều cán bộ lãnh đạo, nhân viên về vai trò then chốt của nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực đối với sự thành công của doanh nghiệp.

43

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của ngƣời lao động chƣa cao, thiếu cán bộ quản lý giỏi và các chuyên gia về quản trị nguồn nhân lực, chƣa có tác phong làm việc công nghiệp.

- Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thừa biên chế. Cùng lúc các doanh nghiệp phải giải quyết tình trạng thiếu lao động có trình độ lành nghề nhƣng lại thừa lao động không có trình độ lành nghề hoặc có những kỹ năng đƣợc đào tạo không còn phù hợp với những yêu cầu hiện tại, dẫn đến năng suất lao động thấp.

- Nhiều doanh nghiệp hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thu nhập của ngƣời lao động thấp, ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống, nhiệt tình và hiệu quả làm việc của ngƣời lao động.

- Ý thức tôn trọng pháp luật chƣa cao, luật pháp đƣợc thực hiện chƣa nghiêm minh.

- Chƣa xác lập đƣợc quan hệ bình đẳng, hợp tác giữa ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp.

- Một số quy chế về đánh giá, bổ nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật, cho nghỉ việc... chậm cải tiến, không còn phù hợp với điều kiện kinh doanh mới của doanh nghiệp.

- Nhiều doanh nghiệp chƣa chú trọng đầu tƣ vào nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh tranh cao hơn.

Những khó khăn, hạn chế trong quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam đặt ra yêu cầu cần phải thay đổi cơ bản cách thức hoạt động quản trị con ngƣời trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có hệ thống quản trị nhân lực với những chính sách về tuyển dụng, đào tạo, trả lƣơng, khen thƣởng, đánh giá mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại công ty điện toán và truyền số liệu trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa luận vă (Trang 51 - 52)