Thực trạng nguồn nhân lực của VDC

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại công ty điện toán và truyền số liệu trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa luận vă (Trang 52 - 71)

44

Xuất pháp từ đặc điểm của đơn vị hoạt động rộng khắp trong phạm vi cả nƣớc nhƣ: Văn phòng, các đơn vị sản xuất, cùng với ba Trung tâm tại ba miền và do đặc thù về sản phẩm dịch vụ nên nguồn nhân lực của Công ty có một số đặc điểm nổi bật sau:

- Trình độ lực lƣợng lao động của Công ty tƣơng đối đồng đều giữa các đơn vị, giữa các vùng miền, lĩnh vực công việc (phần đông là lực lƣợng lao động có hàm lƣợng chất xám cao, trình độ Đại học chiếm gần 83% lực lƣợng lao động).

- Lao động trực tiếp trong một số dịch vụ của một số đơn vị phải làm việc liên tục 24/24 giờ của tất cả các ngày trong năm để đảm bảo thông tin thông suốt phục vụ khách hàng và bảo đảm yêu cầu thông tin cho các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng.

- Lao động của Công ty vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, vừa thực hiện nghĩa vụ phục vụ (công ích) nên ý thức đƣợc nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nƣớc.

2.2.2.2. Cơ cấu lao động của VDC

Tính đến thời điểm 31/12/2009, tổng số lao động của Công ty là 1205 lao động. Trong đó:

- Số lao động ký hợp đồng một năm trở lên là 1185 lao động. - Số lao động khác (ký hợp đồng ngắn hạn) là 20 lao động.

Đặc biệt, đa số nguồn lao động làm việc tại Công ty đều là lao động trẻ, nhiệt tình, năng động và rất sáng tạo trong công việc. Tuy nhiên, lực lƣợng lao động trẻ này cũng còn nhiều hạn chế do kinh nghiệm làm việc chƣa nhiều, hay do tuổi trẻ còn nóng vội trong công việc nên cũng phần nào hạn chế những ƣu điểm mà nguồn lao động này có đƣợc.

45

Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của công ty

Tiêu thức Số lƣợng Tỷ lệ %

Phân loại theo trình độ 1185 100%

Đại học và trên đại học 978 82,53% Trung cấp 113 9,54% Sơ cấp và công nhân 94 7,93%

Phân loại theo chức năng 1185 100%

Lao động quản lý 276 23,29% Lao động sản xuất 845 71,31% Lao động phụ trợ khác 64 5,40%

Phân loại theo độ tuổi 1185 100%

Từ 20 – 29 tuổi 620 52,32% Từ 30 – 39 tuổi 370 31,22% Từ 40 – 49 tuổi 140 11,81% Trên 50 tuổi 55 4,64%

Phân loại theo lĩnh vực hoạt động 1185 100%

Viễn thông 439 37,05% Nghiên cứu 27 2,28% Kinh tế 210 17,72% Báo chí 89 7,51% Phần mềm 340 28,69% Lĩnh vực khác 80 6,75%

Phân loại theo giới tính 1185 100%

Nam 791 66,75%

Nữ 394 33,25%

46

a) Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

82.53% 9.54%

7.93%

Đại học và trên đại học Trung cấp

Sơ cấp và công nhân

Hình 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của VDC

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động - VDC)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: lực lƣợng lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỉ lệ khá cao 82,53%. Bên cạnh đó, lực lƣợng lao động có trình độ sơ cấp và công nhân lại rất thấp 7,93%. Có thể thấy điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì càng cần nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng. Do đó, việc sử dụng nhiều lao động có trình độ đại học và trên đại học là hoàn toàn phù hợp với ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

47

b) Cơ cấu lao động theo chức năng

Cơ cấu lao động theo chức năng

23.29% 71.31% 5.40% Lao động quản lý Lao động sản xuất Lao động phụ trợ khác

Hình 2.3: Cơ cấu lao động theo chức năng của VDC

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động - VDC)

Lực lƣợng lao động quản lý của Công ty chiếm 23,29%, gần bằng 1/3 so với lực lƣợng lao động sản xuất. Tức là, cứ mỗi một lao động quản lý sẽ quản lý ba lao động sản xuất và lao động phụ trợ. Điều này gây lãng phí rất lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí lƣơng lẫn chi phí quản lý. Do đó, Công ty cần có những biện pháp cũng nhƣ cách thức quản lý thích hợp sao cho tránh đƣợc tình trạng dƣ thừa đội ngũ cán bộ quản lý mà lại thiếu những ngƣời trực tiếp lao động sản xuất và lao động phụ trợ khác.

48

c) Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Cơ cấu lao động theo độ tuổi

31.22% 11.81% 4.64% 52.32% Từ 20 - 29 tuổi Từ 30 - 39 tuổi Từ 40 - 49 tuổi Trên 50 tuổi

Hình 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của VDC

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động - VDC)

Ta đặc biệt thấy rằng, số lao động từ 20 - 25 tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn (52,32%) so với tổng số lao động của Công ty. Độ tuổi từ 30 - 39 tuổi cũng có tỷ lệ khá cao là 31,22%. Các nhóm tuổi tiếp theo có tỷ lệ giảm dần. Và đến nhóm tuổi trên 50 tuổi chỉ còn 4,64% và đa số là những cán bộ quản lý. Nhƣ vậy, lực lƣợng lao động của VDC chủ yếu là đội ngũ lao động còn rất trẻ. Điều này có những ƣu điểm là họ tiếp cận đƣợc với công nghệ thông tin, với môi trƣờng hoạt động và với công việc cần sự năng động và có tính sáng tạo cao. Kinh nghiệm làm việc chƣa có nhiều song với ngành nghề công nghệ thông tin thì việc tìm kiếm ngƣời lớn tuổi làm việc là điều không còn phù hợp nữa.

Tuy nhiên, do họ còn trẻ nên đa số là thiếu kinh nghiệm làm việc, chi phí đào tạo khi tuyển lao động mới vào làm việc là khá cao. Và do còn trẻ nên khả năng di chuyển chỗ làm việc lớn. Chính vì vậy, đòi hỏi Công ty cần có những chính sách lƣơng, thƣởng và các phúc lợi hợp lý để có thể giữ chân họ ở lại lâu dài với Công ty. Đây cũng là một vấn đề rất đƣợc Công ty quan tâm.

49

d) Cơ cấu lao động theo lĩnh vực hoạt động

Cơ cấu lao động theo lĩnh vực hoạt động 37.05% 2.28% 17.72% 7.51% 28.69% 6.75% Viễn thông Nghiên cứu Kinh tế Báo chí Phần mềm Lĩnh vực khác

Hình 2.5: Cơ cấu lao động theo lĩnh vực hoạt động của VDC

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động - VDC)

Khi xem xét cơ cấu lao động của VDC, ta nhìn thấy sự phân bố lao động theo lĩnh vực hoạt động là khá phong phú và đều nhau. Trong đó, cao nhất là viễn thông với 37,05% và tiếp theo đó là lĩnh vực phần mềm. Đây cũng là hai lĩnh vực kinh doanh mà VDC hoạt động mạnh nhất và đang chiếm ƣu thế rất lớn. Do đó, việc phân bổ lao động làm việc cho hai lĩnh vực trên nhiều hơn là điều dễ hiểu.

Bên cạnh đó, VDC dành 2,28% lao động của Công ty cho lĩnh vực nghiên cứu và 7,51% cho lĩnh vực báo chí. Nhìn chung cơ cấu lao động của VDC theo lĩnh vực hoạt động khá hợp lý và cân đối. Nó thể hiện quan điểm phát triển của các nhà lãnh đạo và tiềm năng của VDC trên các lĩnh vực.

50

e) Cơ cấu lao động theo giới tính

Cơ cấu lao động theo giới tính

66.75% 33.25%

Nam Nữ

Hình 2.6: Cơ cấu lao động theo giới tính của VDC

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động - VDC)

VDC không những có cơ cấu lao động trẻ mà còn có số lƣợng lao động nam chiếm 66,75%, gấp đôi số lƣợng lao động nữ của Công ty. Đây là một sự chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên, khi xét theo lĩnh vực hoạt động của Công ty thì tỷ lệ này cũng khá hợp lý. Nó thể hiện rõ tính chất đặc thù của công việc trong toàn Công ty là yêu cầu sự nhanh nhẹn, nghiêng về kỹ thuật và công việc thƣờng xuyên phải đi công tác tại các địa phƣơng, tính chất công việc khá vất vả. Vì vậy, công việc này phù hợp với lao động là nam giới hơn.

Tóm lại, lực lƣợng lao động của VDC chủ yếu là lao động trẻ, có trình độ học vấn cao. Khi nhìn vào cơ cấu lao động theo lĩnh vực hoạt động có thể nhận thấy ngay lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của công ty chủ yếu là lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng lƣới viễn thông và kinh tế. Đây là những lĩnh vực đang chiếm ƣu thế lớn trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Do đó, để có đƣợc chất lƣợng phục vụ tốt, yếu tố quan trọng nhất là chất lƣợng đội ngũ nguồn nhân lực và khả năng quản lý, giữ chân ngƣời lao động ở lại với Công ty, đặc biệt là những lao động giỏi.

51

2.2.3. Thực trạng về công tác quản lý nguồn nhân lực của VDC trong thời gian qua.

2.2.3.1. Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại VDC a) Chính sách tuyển dụng của VDC

Do chƣa thực sự độc lập về vấn đề tài chính, hạch toán nên VDC chủ yếu là tuyển dụng theo chỉ tiêu mà Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam giao cho, sau khi báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình và kiến nghị nhu cầu nhân sự cần có để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh đặt ra.

Khi thực hiện công tác tuyển dụng, Công ty sử dụng cả nguồn tuyển dụng bên trong và nguồn tuyển dụng bên ngoài. Chính sách tuyển dụng của Công ty chủ yếu là tìm kiếm nhân tài trên mọi miền đất nƣớc, không phân biệt tôn giáo, quốc tịch, do đó thu hút đƣợc lực lƣợng lao động có chất lƣợng khá tốt và phù hợp với Công ty.

Hiện nay, VDC đang đứng trƣớc tình trạng bị “chảy máu chất xám”. Các công ty là đối thủ cạnh tranh của VDC nhƣ FPT, Fast,… đã sử dụng những chính sách nhân sự thật sự cuốn hút và cơ hội để những ngƣời trẻ tuổi tài cao đƣợc làm quản lý là rất lớn. Chính vì vậy, VDC cần chú trọng hơn nữa đến những chế độ đãi ngộ của Công ty nhằm thu hút và giữ chân ngƣời lao động tốt hơn.

b) Quy trình tuyển dụng của VDC

Với mỗi công ty, quy trình tuyển dụng hoàn toàn khác nhau, nó phụ thuộc và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công ty. Và việc thực hiện quy trình tuyển dụng cũng tuỳ thuộc vào quy mô số lƣợng nhân viên trong công ty và điều kiện thực hiện công tác tuyển dụng.

Với VDC thì thực tế vẫn chƣa có đƣợc một cơ chế tuyển dụng chặt chẽ và thực sự có hiệu quả. Thực tế, VDC đang tiến hành tuyển dụng theo đúng

52

quy trình tuyển dụng mà Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam đƣa xuống. Tuy có sửa đổi một chút cho phù hợp với Công ty nhƣng nó vẫn thực sự chƣa phù hợp. Hiện nay, VDC đang tiến hành xây dựng quy trình tuyển dụng cho riêng mình nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, VDC đang thực hiện công tác tuyển dụng dựa trên những nguyên tắc sau:

Lựa chọn nhân sự căn cứ vào yêu cầu tối thiểu của công việc.

- Lựa chọn nhân sự phù hợp nhất, đảm bảo sự tôn trọng các ứng cử viên, bảo mật các thông tin cá nhân của họ bất chấp kết quả tuyển dụng nhƣ thế nào.

- Đảm bảo tính khách quan trong khi đánh giá, phỏng vấn các ứng cử viên.

- Ƣu tiên nguồn nhân sự nội bộ, những sinh viên, cộng tác viên đã từng thực tập, cộng tác thành công với Công ty.

Dƣới đây là quy trình tuyển dụng nhân sự của VDC:

Bƣớc 1 Bƣớc 2 Bƣớc 3 Bƣớc 4 Bƣớc 5

Hình 2.7: Quy trình tuyển dụng nhân sự của VDC

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động- VDC) Các phòng ban Phòng TCLĐ Phòng TCLĐ Phòng TCLĐ Phòng TCLĐ Các phòng ban Xác định nhu cầu lao động

Lập kế hoạch lao động Tổ chức tuyển dụng Kết thúc tuyển dụng

QUY

TRÌNH TRÁCH NHIỆM

53

Có thể thấy, hoạt động kế hoạch hoá nguồn nhân lực của Công ty đƣợc thực hiện gắn liền với hoạt động tuyển nhân lực. Điều đó thể hiện ở bƣớc 1 và bƣớc 2 của quy trình tuyển dụng.

Ta có bảng kế hoạch tuyển dụng nhân sự năm 2009 của VDC:

Bảng 2.7: Kế hoạch tuyển dụng lao động năm 2009 của VDC

Đơn vị tuyển dụng Vị trí Số lƣợng Ngày sử dụng

Phòng nghiên cứu ứng dụng phần mềm Lập trình viên 3 02/02/2009 Phòng phát triển – dịch vụ Quản trị khai thác hệ thống dịch vụ 3 01/02/2009 Phòng kinh doanh Nhân viên bán hàng 9 01/06/2009 Phòng kế toán tài chính Kế toán viên 1 01/06/2009 Phòng quản trị đối ngoại Thƣ kí 1 01/06/2009 Phòng đầu tƣ – phát triển Chuyên viên đầu tƣ 2 02/06/2009 Trung tâm VDC1 Các phòng ban 11 01/06/2009 Trung tâm VDC2 Các phòng ban 9 02/06/2009 Trung tâm VDC3 Các phòng ban 11 02/06/2009

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động- VDC)

Sau khi xác định nhu cầu nhân sự và lập kế hoạch nhân sự cần tuyển dụng, Công ty sẽ tiến hành tổ chức tuyển dụng với các công việc nhƣ tiếp nhận hồ sơ, sàng lọc hồ sơ, tổ chức thi tuyển cho các ứng viên với hai hình thức là thi viết và phỏng vấn.

54

Bảng 2.8: Số lượng hồ sơ nộp vào một số vị trí của VDC năm 2009

Vị trí cần tuyển Hồ sơ nạp (Hồ sơ) Hồ sơ dự tuyển (Hồ sơ) Tỷ lệ sàng lọc hồ sơ

Nhân viên kỹ thuật 364 222 1/1 Nhân viên kinh doanh 148 77 2/1 Chuyên viên đầu tƣ 36 20 4/1 Chuyên viên kế hoạch 15 4 4/1 Nhân viên nhân sự 14 6 2/1

Tổng 577 329

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động - VDC)

Năm 2009, vị trí cần tuyển với số lƣợng lớn nhất và có nhiều đợt tuyển dụng nhất là nhân viên kỹ thuật. Cụ thể, ta có bảng số lƣợng hồ sơ nộp vào vị trí nhân viên kỹ thuật sau:

Bảng 2.9: Số lượng hồ sơ nộp vào vị trí nhân viên kỹ thuật năm 2009

Đợt tuyển dụng (tháng) Hồ sơ nạp (Hồ sơ) Hồ sơ dự tuyển (Hồ sơ) Tỷ lệ sàng lọc hồ sơ Tháng 1 26 12 2/1 Tháng 3 30 17 1/1 Tháng 6 95 69 1/1 Tháng 7 76 57 1/1 Tháng 10 64 35 1/1 Tháng 11 43 26 1/1 Tháng 12 30 7 4/1 Tổng 319 202 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động - VDC)

Điều này là do nhu cầu về nhân viên kỹ thuật tại nhiều phòng ban. Bên cạnh đó, mỗi phòng ban lại có số lƣợng nhân viên kỹ thuật tƣơng đối lớn. Đó

55

là đặc điểm phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của VDC là yêu cầu về kỹ thuật. Chủ yếu nhân viên kỹ thuật đƣợc phân bổ vào phòng kỹ thuật điều hành, phòng công nghệ thông tin, phòng nghiên cứu ứng dụng phần mềm,…

Sau khi việc tổ chức thi tuyển nhân sự hoàn thành, phòng tổ chức lao động của Công ty sẽ lên danh sách các thí sinh trúng tuyển, từ đó trình lên Giám đốc phê duyệt.

Bảng 2.10: Tỷ lệ tuyển chọn vào một số vị trí của VDC năm 2009

Vị trí cần tuyển Hồ sơ dự tuyển (Hồ sơ)

Nhu cầu (ngƣời)

Tỷ lệ tuyển chọn

Nhân viên kỹ thuật 223 27 8/1 Nhân viên kinh doanh 76 11 7/1 Chuyên viên đầu tƣ 20 2 2/1 Chuyên viên kế hoạch 4 2 2/1 Nhân viên nhân sự 6 1 6/1

Tổng 329 43

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động - VDC)

Cụ thể về số lƣợng nhân viên kỹ thuật tuyển chọn các đợt là:

Bảng 2.11: Tỷ lệ tuyển chọn nhân viên kỹ thuật năm 2009

Đợt tuyển dụng (tháng) Hồ sơ dự tuyển (Hồ sơ) Nhu cầu (ngƣời) Tỷ lệ tuyển chọn Tháng 1 12 2 6/1 Tháng 3 17 2 8/1 Tháng 6 69 8 8/1 Tháng 7 57 10 5/1 Tháng 10 14 1 14/1 Tháng 11 26 3 8/1

56

Tháng 12 7 1 7/1

Tổng 202 27

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động- VDC)

Tại các đơn vị trực thuộc VDC, quy trình tuyển dụng cũng diễn ra nhƣ vậy. Các đơn vị sẽ lập danh sách các thí sinh trúng tuyển nộp cho Giám đốc Trung tâm, từ đó trình lên Giám đốc VDC ký duyệt.

Bảng 2.12: Số lượng nhân viên tuyển dụng vào VDC năm 2008 và 2009

Bộ phận Năm 2008 Năm 2009

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại công ty điện toán và truyền số liệu trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa luận vă (Trang 52 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)