Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh Trung học cơ sở ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 86 - 94)

mạng cho học sinh Trung học cơ sở ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Nghề dạy học là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo. Điều đó cũng đồng thời nói lên rằng, nhà giáo dục phải là một nhà phương pháp, là người không chỉ có trình độ tư tưởng lý luận sâu sắc, có vốn kiến thức học vấn rộng và sâu, có đạo đức trong sáng mẫu mực mà còn phải là người rất thành thục về phương pháp, đặc biệt là phương pháp sư phạm. Phương pháp không chỉ là những cách thức, những biện pháp để giải quyết một nhiệm vụ, để thực hiện

một công việc cụ thể nào đó có tính chất kỹ thuật, nghiệp vụ thuần tuý, mà ở tầm phương pháp luận, trên một trình độ cao, phương pháp là lý luận khoa học, là sự kết tinh tư tưởng và trí tuệ con người hình thành trong hoạt động thực tiễn và từ sự tổng kết, khái quát hoá những kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn.

Hêghen, nhà triết học vĩ đại của Đức thế kỉ XIX, đã nói: Xét đến cùng, mọi thành tựu của tư duy và tư tưởng mà loài người đạt được trong lịch sử triết học ở mọi thời đại đều quy về vấn đề phương pháp.

Trong dạy học và giáo dục, sau khi những tiền đề và điều kiện (chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học…) giả định rằng đã được thoả mãn thì phương pháp và người thầy thể hiện phương pháp ấy là tất cả. Chỉ với những người thầy giỏi thì phương pháp mới phát huy được tác dụng kì diệu của nó trong thực tiễn giáo dục. Như một nghệ sĩ tài hoa, người thầy sử dụng phương pháp vào việc giải quyết mọi tình huống sư phạm, làm cho bài giảng trở nên có hồn, lung linh sống động, truyền dẫn được tư tưởng và cảm xúc tới các em, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao trí tuệ và tư tưởng học trò, trau dồi cho các em những đức tính và phẩm chất, dẫn dắt các em luyện tập hành vi và thói quen tốt để hình thành nhân cách. Những người thầy ấy với những bài giảng ấy đã làm việc với con người không phải chỉ bằng tri thức và sự hiểu biết mà bằng cả cảm xúc của tâm hồn, với trái tim yêu thương và tấm lòng nhân hậu thiết tha của mình. Nhờ thế, họ lôi cuốn và thuyết phục được học sinh, không phải bằng sự áp đặt của quyền uy sư phạm, với những giáo lý khô cứng hoặc những lời rao giảng trừu tượng. Bằng tài năng, uy tín, đức độ và tình yêu thương chân thành, họ đã sống hết mình trong lao động sư phạm cực nhọc và thầm lặng để đồng cảm nhiều nhất với thế giới tinh thần trẻ thơ, để làm cho ngôn ngữ giáo viên biểu hiện tốt nhất sức mạnh của một công cụ, một phương pháp giáo dục kỳ diệu nhất - phương pháp giáo dục bằng lời nói, cái phương pháp mà Xukhômlinxki tin tưởng một cách mãnh liệt rằng, đó là phương pháp không bao giờ mất đi giá trị của nó trong giáo dục nhà trường. Sử dụng phương

pháp này, người thầy giáo, không phải chỉ như một người thợ khéo léo, có tay nghề, bậc thợ cao, mà còn là sự nhuần nhuyễn, hài hoà của tư tưởng và tâm hồn, của trí tuệ và tình yêu. Giáo dục bằng lời nói, phương pháp ấy là sản phẩm từ lâu đời của lịch sử giáo dục mà loài người đã sáng tạo ra. Chừng nào hình thức giáo dục là nhà trường – thầy giáo – học trò còn tồn tại, chừng ấy còn cần tới, mãi mãi cần tới phương pháp giáo dục bằng lời nói, bằng sự biểu cảm tinh tế của ngôn ngữ giáo viên. Vấn đề là ở chỗ, lời nói ấy, ngôn ngữ ấy phải là sự chắt lọc và nâng cao từ ngôn ngữ đời sống dân gian, trở thành lời nói có đôi cánh của tư tưởng, có sức bay của tư duy sánh tạo, của trí tưởng tượng như Xukhômlinxki nói, ngôn ngữ phải mang phẩm chất khoa học, có tính chuẩn mực sư phạm. Người thầy phải đem vào bài giảng qua lời nói, ngôn ngữ của mình một chất lượng cao của khoa học – đạo đức và thẫm mỹ để thực hiện yêu cầu giáo dục đạo đức cách mang cho học sinh.

Ngược lại, người thầy sử dụng không đúng phương pháp, sẽ làm các em không cảm nhận được những điều thầy dạy, bài học trở nên đơn điệu và tẻ nhạt. Sự tốt đẹp, thánh thiện của tâm hồn trẻ thơ là những mầm non mới nhú lên của tính nhân bản và nhân văn, của sự trong sạch, thuần khiết của nhân tính. Lời nói, việc làm và toàn bộ hoạt động giáo dục mà người thầy và nhà trường phải như một mảnh đất tốt lành làm cho những mầm non xanh mới nhú kia vốn còn yếu ớt trở nên mạnh khoẻ, cứng cáp, đâm chồi, nảy lộc, thành cành lá xanh tươi, nở hoa kết trái và dâng quả ngọt cho đời. Đó chính là sự nên người, thành người có đạo đức, có lối sống lành mạnh. Để cho học trò hư hỏng, lệch lạc lối sống trong khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn còn trong vòng ảnh hưởng của giáo dục học đường và vẫn còn chưa hết những khả năng giáo dục cải biến thì đó là nỗi đau lớn nhất của người thầy, là lỗi lầm tai hại của giáo dục nhà trường. Và không thể không kể đến việc, muốn thực hành phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng của học sinh theo tinh thần đổi mới, trước hết, mỗi nhà trường, giáo viên hãy bắt đầu từ việc thực hành giáo dục đạo đức, nhân cách chính mình

mà giáo dục học và khoa học sư phạm gọi là tính nêu gương, sự làm mẫu để thuyết phục con người.

Nhưng phương pháp giáo dục không chỉ đơn thuần là sự truyền đạt bằng lời nói. Nhà hùng biện nói rất hay nhưng chưa hẳn là một nhà giáo dục, cũng không đơn thuần ở sự thông minh, năng lực sáng tạo, vốn học vấn, tri thức sâu rộng của người thầy. Ngọn nguồn, cội rễ tạo nên sức mạnh của phương pháp giáo dục đúng đắn đối với con người là ở lòng nhân ái, là đức độ và tâm hồn yêu thương con người, dành tất cả tình yêu và tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục trẻ em của nhà giáo dục. Tình yêu và tâm hồn của người thầy phải như tấm lòng người mẹ, đẻ con ra và nuôi dạy con khôn lớn thành người.

Có thể và cần cụ thể hoá vấn đề nêu trên như thế nào trong thực tiễn giáo dục đạo đức cách cho học sinh trong các trường THCS?

Trước hết, cần phải khắc phục tính chất đơn điệu, tẻ nhạt của lối giáo dục một chiều. Thầy không cần hiểu xem các em nghĩ gì, các em ước muốn và mong đợi những gì ở người lớn, ở cuộc đời. Chúng ta không được nhồi nhét, biến đầu óc non trẻ của các em thành một chiếc bình chứa hỗn tạp đủ mọi thứ, làm mất tính sáng tạo của các em, hỏng tư duy và nhân cách trẻ em

Hồ Chí Minh căn dặn: Ta xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc. Ý định đó không chỉ là mục tiêu và nội dung giáo dục mà còn ở phương pháp; nội dung và phương pháp gắn liền với nhau, phải biết lượng định rõ ràng những sự khác biệt về mức độ cho những đối tượng khác nhau. Trong “Thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng”, Người viết: “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp thực tiễn ở nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học cần bảo đảm cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đề xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế.

Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công”.

Người đòi hỏi thanh niên phải: “yêu khoa học: cái gì trái với khoa học, chúng ta kiên quyết chống lại” và chúng ta “có nhiệm vụ dạy bảo các cháu thiếu nhi về khoa học, kỹ thuật, làm cho các cháu ngay từ thuở nhỏ đã biết yêu khoa học, để mai sau các cháu trở thành người có thói quen sinh hoạt và làm việc theo khoa học”.

Vì vậy, phải tận dụng tối đa việc giảng dạy các bộ môn khoa học để giáo dục đạo đức cách mang và nâng cao hiệu quả của lĩnh vực giáo dục đặc biệt quan trọng này.

Các môn khoa học tự nhiên có lợi thế trực tiếp để giáo dục các em về tư duy khoa học, chính xác và lôgic trong việc tìm hiểu, khám phá bản chất của thế giới các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Người thầy giáo dạy các môn khoa học đó nếu biết nhạy cảm với yêu cầu giáo dục đạo đức sẽ không bao giờ bỏ lỡ những cơ hội để khêu gợi cho các em trí tưởng tượng phong phú trong quan sát, mô tả, nhận xét, phân loại và lý giải khoa học về bản chất của đối tượng, cần giúp các em phát triển trí tưởng tượng khi lĩnh hội một tiền đề, một định lý, một quy luật trong toán học và vật lý hay khi các em thực hiện một phản ứng hoá học trong phòng học bộ môn khi các em quan sát, thực hành một thí nghiệm tại vườn sinh vật của trường. Cần giúp các em nỗ lực vượt khó, tự mình độc lập giải lấy bài tập, nhất là những bài tập đòi hỏi tư duy sáng tạo, không ỷ lại vào sách vở, vào thầy, vào bạn. Cần kích thích các em tình yêu đối với khoa học, lòng biết ơn và sự kính trọng những tài năng và những nhân cách khoa học lớn của nhân loại với những tên tuổi, sự nghiệp, tư tưởng của họ mà các em đang làm quen trong chương trình các môn học, trong sách vở. Người thầy phải làm nảy nở ở các em “tình yêu đối với sự thông thái”, khát vọng về tự do và sáng tạo, niềm tin đối với chân lý, sự căm ghét và khinh bỉ đối với thói giả dối, đê tiện, lòng dũng cảm bảo vệ chân lý, trong sự thật, lẽ phải và sự công bằng. Những kết quả ấy thu hoạch

từ các bài giảng, từ việc học tập của các em là tri thức khoa học mà cũng là những phẩm hạnh đạo đức, lối sống. Cần nhấn mạnh rằng, dạy học sinh biết trọng sự thật và lẽ phải, biết tôn trọng chân lý, quy luật khách quan, có ý thức và thói quen tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác đến từng chi tiết khi giải các bài tập, không sợ hãi và nản lòng trước những khó nhọc, gian nan khi bước vào khoa học, biết khiêm tốn và trung thực trong tự đánh giá chính mình...đó chính là dạy các em về đạo đức cách mạng thông qua việc dạy tri thức khoa học.

Cần đặc biệt lưu ý khả năng giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức cách mạng nói riêng cho học sinh qua các môn Âm nhạc, Hội hoạ, Ngoại ngữ. Đây là những môn học nghệ thuật và nhân văn, dạy con người cảm xúc, yêu thiên nhiên và nhân loại, có thái độ biết ơn và trân trọng những tài năng nghệ thuật, sự tinh tế trong cảm thụ thẩm mỹ, mở rộng thế giới nội tâm của mình để đồng cảm sâu sắc hơn nữa với con người và cuộc sống xung quanh. Đó là những phẩm chất mà người có học thức và văn hoá không thể thiếu.

Các môn khoa học xã hội – nhân văn trong nhà trường có ưu thế nổi bật trong việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh. Mặc dù vậy, cần nhận rõ qua thực tiễn sư phạm hai điều sau:

Một là, những thuận lợi và cơ hội trực tiếp đó mới chỉ là một khả năng khách quan. Muốn cho khả năng đó thành hiện thực, qua các bài giảng về ngôn ngữ, văn học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực chủ quan, nghĩa là người giáo viên phải có trình độ khoa học và phương pháp sư phạm cao, chẳng những có tài năng mà còn phải có tâm hồn, cảm xúc phong phú, tinh tế và một bản lĩnh sư phạm vững vàng.

Hai là, không vì những ưu thế của khoa học xã hội – nhân văn đối với giáo dục đạo đức cách mạng mà có thể coi nhẹ việc giáo dục đạo đức, lối sống trong các môn khoa học tự nhiên, các môn kỹ thuật, giáo dục lao động hướng nghiệp và các môn thể - mỹ dục ( như đã nói trên). Có những giáo viên dạy khoa học tự nhiên đã rất thành công và có uy tín lớn đối với các đồng nghiệp trong việc giáo

dục đạo đức cho học sinh, trong khi cũng có những giáo viên dạy khoa học xã hội hoặc là đã xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, lối sống hoặc là do hạn chế về trình độ phương pháp mà đã bỏ lỡ, thậm chí bất lực không thể đem lại cho học sinh cảm xúc, sự rung động trước cái hay, cái đẹp của văn chương nghệ thuật, niềm tự hào, kiêu hãnh trước những trang sử hào hùng của dân tộc để từ đó giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh.

Vậy tác dụng và hiệu quả giáo dục đạo đức cách mạng từ việc giảng dạy các môn khoa học xét đến cùng vẫn phụ thuộc một phần rất lớn, có tính chất quyết định ở phương pháp sư phạm và năng lực giáo dục của người thầy.

Tóm lại, đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục để giáo dục đạo đức, lối sống là vô cùng quan trọng và cần thiết. Các thầy cô giáo đã có nhiều tìm tòi sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp phù hợp với yêu cầu giáo dục và tâm sinh lý trẻ em. Ngoài phương pháp truyền thống là diễn giảng, họ rất chú trọng phương pháp trò chuyện, đàm thoại, giáo dục cá biệt, thuyết phục bằng nêu gương… Thực tiễn và kinh nghiệm sư phạm đã khẳng định giá trị, hiệu quả của những sự đổi mới phương pháp đó.

Đạo đức nói chung, đạo đức cách mạng nói riêng đều thuộc phạm trù ý thức xã hội và quan hệ tác động qua lại đối với tồn tại xã hội, thể hiện trong mối quan hệ giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức. Giáo dục đạo đức là tác động vào ý thức, nâng cao nhận thức về đạo đức, về vai trò quan trọng của đạo đức để mỗi học sinh tự giác thực hiện, qua đó tự điều chỉnh hành vi của mình với mối quan hệ xã hội. Nhưng do tồn tại xã hội có tác động trở lại đối với ý thức xã hội, đôi khi có tính quyết định, nên những quan hệ lợi ích, những quan hệ xã hội tác động trực tiếp, hàng ngày đến hành vi đạo đức của mỗi học sinh. Vì vậy, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là nhiệm vụ thường xuyên và ngày càng trở nên quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu CNXH cho thế hệ trẻ; lấy giáo dục nhân cách, giáo dục đạo làm người là chính, để các em trở thành người sống có lý tưởng, có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước.

- Đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các đơn vị trường học. Xác định rõ, đây là công việc thường xuyên hàng ngày, là trách nhiệm cụ thể, thiết thực của mỗi học sinh.

- Các chuẩn mực đạo đức phải được đề cao, nhân cách con người phải được tôn trọng, quan hệ giữa người với người phải là quan hệ giàu lòng nhân ái. - Vào đầu năm học mới cần giới thiệu cho học sinh truyền thống xây dựng, phát triển và trưởng thành của trường, để từ đó học sinh có tình yêu trường yêu lớp, biết phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà trường.

- Tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm về cách mạng, về lịch sử, tổ chức

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 86 - 94)