Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện để phát triển đạo đức cách mạng cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Phú Quốc,

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 101 - 104)

triển đạo đức cách mạng cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Phú Quốc, Kiên Giang

Quá trình hình thành phát triển đạo đức cách mạng của học sinh chịu sự tác động trực tiếp của môi trường giáo dục của các nhà trường. Để nâng cao chất lư- ợng giáo dục đạo đức cách mạng nhất thiết phải xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho nhà trường thực sự trở thành cái nôi nuôi dưỡng và phát triển nhân cách của người học. Khi luận giải vấn đề này C. Mác cho rằng: “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức đó” [11, tr. 25].

Môi trường giáo dục lành mạnh có tác động tích cực đến việc giáo dục văn hoá - đạo đức và hình thành phát triển nhân cách cho học sinh THCS. Trong môi trường đó, hàng ngày các em sống, quan hệ, xử lý các hiện tượng đạo đức, giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, hình thành một cách tự giác các hành vi đạo đức, coi đó là bổn phận, là trách nhiệm cao cả của mình với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở các trường THCS thực chất là xây dựng nhà trường trong sạch, vững mạnh. Xây dựng các mối quan hệ hài

hoà, đúng mực tạo nên bầu không khí đạo đức lành mạnh trên cơ sở phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật, hết lòng thương yêu giúp đỡ lẫn nhau..

Để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở các trường THCS cần quan tâm thực hiện một số nội dung sau:

Một là, giáo dục lý tưởng, tri thức, đạo đức và những giá trị văn hoá tinh thần làm cơ sở cho việc xây dựng ý thức, thái độ, hành vi văn hoá - đạo đức cho học sinh. Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo chính là nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Quá trình đi tới mục tiêu đó cũng là quá trình hiện thực hoá lý tưởng đạo đức cao đẹp Cộng sản chủ nghĩa. Để xây dựng và tạo điều kiện hiện thực hoá lý tưởng đạo đức cho học sinh, phải thường xuyên giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hai là, xây dựng các quan hệ văn hoá - đạo đức và thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với các học sinh có hoàn cảnh gia đình nghèo, khó khăn, gia đình chính sách. . . Khi được quan tâm, giúp đỡ, các em yên tâm học tập, rèn luyện, từ đó giúp các em tự giác tu dưỡng rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, phấn đấu hơn trong học tập, rèn luyện của bản thân. Nhà trường thường xuyên xây dựng và giải quyết hài hoà các mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh; giữa học sinh với nhau. Các quan hệ đó phải được xây dựng trên nguyên tắc dạy và học và trên tình thương yêu, hiểu biết lẫn nhau, là nét đẹp văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc ta.

Ba là, duy trì khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh, chính xác, kịp thời. Ðạo đức cách mạng là chấp hành sự kỷ luật, nội quy, quy định của các nhà trường. Khi học sinh nhận thức đúng, tự giác ghép mình vào tổ chức sẽ góp phần hình thành thói quen, hành vi kỷ luật cho sự phát triển hoàn thiện phẩm chất đạo đức. Duy trì nghiêm kỷ luật phải đi đôi với kiên quyết đấu tranh chống những hành vi vi phạm kỷ luật, có như vậy mới tạo ra động lực để học sinh phấn đấu. Mặt khác, cần phải biết xây dựng điển hình và cá nhân điển hình trong tập thể học tập,

rèn luyện ở các lớp học, các nhà trường THCS; phát hiện, biểu dương, khen ngợi những gương người tốt, việc tốt để tạo ra sự lan truyền về tâm lý phấn chấn, thoải mái cùng phấn đấu trong học tập, rèn luyên cũng như các hoạt động khác trong các nhà trường THCS.

Bốn là, tạo dư luận xã hội mạnh mẽ, lên án nghiêm khắc những biểu hiện tiêu cực trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội, của người học sinh. Dư luận có tác dụng tích cực đối với việc điều chỉnh hành vi con người. Trong khoa học tâm lý giáo dục còn cho rằng, dư luận có khi còn mạnh hơn cả pháp luật. Tuy nhiên, phải biết duy trì dư luận tích cực, hướng dư luận vào việc hình thành và phát triển nhân cách, đồng thời kiên quyết khắc phục hiện tượng tạo dư luận giả không có căn cứ, gây mất đoàn kết, gây mất ổn định trong nhà trường.

Năm là, trong nhà trường bắt buộc phải có sân chơi, bãi tập, có những hàng cây xanh, bồn hoa, vườn hoa, các tranh ảnh… Đây là dấu hiệu nổi bật của cảnh quang xanh – sạch – đẹp và an toàn. Hướng dẫn các em tự tay trồng cây, trồng hoa, chăm sóc hàng ngày. Rèn luyện cho học sinh ý thức không vứt rác bừa bãi, không dẫm lên cỏ và ngắt hoa, bẻ lá. Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, xem cây cỏ mọi vật xung quanh là bạn. Khi có tình yêu đó, chúng ta không cần những bài giáo huấn, không cần những biển cấm, các em cũng tự giác chăm sóc và bảo vệ chúng, vì không ai nỡ làm tổn thương bạn mình, hủy hoại bạn mình, người đã gắn bó thân thiết bao năm tháng, là kỷ niệm và tâm hồn các em. Cách giáo dục này tỏ ra có tác dụng hơn cả, nó thấm nhuần tinh thần nhân văn trong nhà trường, đáp ứng những yêu cầu tâm lý lứa tuổi các em.

Sáu là, Việc xây dựng môi trường, cảnh quan trong các nhà trường còn là yêu cầu xây dựng một trường học mới theo các tiêu chí của Bộ GDĐT. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Xây dựng trường học xanh – sạch đẹp”. Đây là nội dung phấn đấu nhằm tạo điều kiện cần và đủ cho học sinh học tập, vui chơi, rèn luyện, làm cho học sinh có tình cảm tốt đẹp và tự hào về mái trường của mình. Môi trường cảnh quan càng đẹp, càng tạo điều

kiện để học sinh phấn đấu học tập và rèn luyện có hiệu quả vì “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w