Sau 1975, Phú Quốc là một huyện đảo nghèo, xa đất liền của tỉnh Kiên Giang. Giáo dục bắt đầu từ con số không, hầu như chẳng có gì ngoài một số trường, lớp quá cũ kỹ, chật hẹp, ẩm thấp và chấp vá. Phú Quốc vốn là khu căn cứ quân sự của chế độ Mỹ - Nguỵ điều kiện dân sinh, dân trí rất thấp. Các thế hệ nhà giáo đã cùng nhau vượt qua những khó khăn về vật chất xây dựng nền tảng vững chắc cho ngành GDĐT như ngày hôm nay. Sau 40 năm giải phóng từ một nơi có thể gọi là vùng trũng của giáo dục cả nước, Phú Quốc đã vươn lên một cách mạnh mẽ. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Năm 2005, hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học, năm 2008, tiếp tục hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non từng bước được nâng cao. Bên cạnh đó, với tinh thần đổi mới, năng động, sáng tạo, sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, các nhà giáo, sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể CT - XH, các BĐD CMHS và nhân dân. Ngành GDĐT đã tạo nền móng vững chắc để đưa sự nghiệp giáo dục phát triển một cách đồng bộ. Công tác chính trị, tư tưởng, xây dựng Đảng – Đoàn thể, tăng cường trật tự, kỷ cương, nề nếp trong các nhà trường được thực hiện có hiệu quả, công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh từ việc xây dựng CSVC đến việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
Việc xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy - học được đầu tư mạnh từ Sở GDĐT Kiên Giang, Phòng GDĐT Phú Quốc trong giai đoạn 2010–2015 đã đầu
tư xây dựng 180 phòng học kiên cố, 20 nhà công vụ. Sửa chữa nhiều phòng học, nhà vệ sinh trị giá trên 75 tỉ đồng. Hiện toàn ngành GDĐT Phú Quốc có 27 trường Mẫu giáo và phổ thông các cấp, trong đó Mẫu giáo có 3 trường, Tiểu học có 9 trường, THCS có 4 trường, TH-THCS có 8 trong, trong đó 7 trường công lập và 01 trường TH-THCS Dân lập. 3 trường THPT và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên. Trên cơ sở điều kiện CSVC, trang thiết bị hiện có, ngành GDĐT Phú Quốc trong những năm học tới tiếp tục sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí, tập trung trang bị các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, xây dựng các thư viện chuẩn theo Quyết định số 01 QĐ/BGDĐT, xây dựng các phòng thực hành, thí nghiệm, các nhà đa năng, nối mạng Internet tốc độ cao vào các nhà trường đáp ứng tốt nhất yêu cầu đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục toàn diện. Phấn đấu đến năm 2020, 100% học sinh các cấp được học 2 buổi/ ngày.
Với sự phát triển bền vững, từng bước được chuẩn hoá, hiện đại hoá của ngành GDĐT, chắc chắn thực hiện thành công Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.