0
Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Đổi mới nhận thức về giáo dục đạo đức cách mạng.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 81 -86 )

Hiện nay vẫn còn quan niệm chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về giáo dục đạo đức cách mạng ở không ít người. Đó là trở ngại lớn đối với công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh THCS ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, điều cần làm trước tiên là phải đổi mới nhận thức về giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh THCS.

Thứ nhất, đổi mới nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các tổ chức CT - XH. Vì nhiệm vụ nâng cao đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác vận động quần chúng của Đảng. Từng bước hạn chế những việc làm mang hình thức thường thấy ở các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, ở các cơ quan quản lý giáo dục và ngay cả các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, phải thực sự quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, phải có sự phối hợp thường xuyên, đồng bộ, tránh bệnh hình thức, bệnh quan liêu. Đồng thời, từng bước giải quyết có hiệu quả các vấn đề giáo dục như bệnh thành tích trên nhiều mặt, kể cả đạo đức nghề nghiệp của người các cấp quản lý giáo dục, giáo viên và đạo đức của học sinh.

Trong giai đoạn hiện nay, với xu thế đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế của nước ta, chúng ta rất cần những thế hệ kế thừa không chỉ giỏi về chuyên

môn, nghiệp vụ, có tri thức, mà còn có đạo đức, biết kết hợp giữa lợi ích chung và lợi ích riêng một cách hài hoà, có bản lĩnh vững vàng để có thể hội nhập với khu vực và quốc tế khi trưởng thành.

Tuỳ vào chức năng, nhiệm vụ được phân công mà có hình thức, nội dung giáo dục phù hợp như: thông qua hoạt động văn hoá, các loại hình câu lạc bộ yêu thích, các hoạt động Đoàn, Hội, Đội; thông qua các phương pháp giáo dục tuyên truyền “nêu gương người tốt, việc tốt”. Từ những hoạt động cụ thể từng bước hình thành bản lĩnh và đạo đức cách mạng ở mỗi học sinh THCS.

Thứ hai, đổi mới nhận thức đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí và giáo viên trong các nhà trường.

Một trong những trở ngại của công tác giáo dục đạo đức cách mạng là sự không thống nhất trong quan niệm giáo dục vẫn còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trong các nhà trường. Nó gây nên những tiêu cực trong giảng dạy, trong giáo dục đạo đức nói chung và trong giáo dục đạo đức cách mạng nói riêng. Đó là biểu hiện của lối dạy chữ đơn thuần, chỉ biết nhồi nhét kiến thức sách vở, tách rời tri thức sách vở với thực tiễn cuộc sống, vi phạm tính nhất quán giữa lời nói và việc làm. Đó là sự tách rời trí dục với đức dục và với các mặt giáo dục khác.

Một quan niệm lệch lạc khác do tác động của cơ chế thị trường, là chạy theo kiến thức đơn thuần, bằng cấp, xem nhẹ đạo đức, đặc biệt là đạo đức cách mạng, tưởng rằng chỉ cần giỏi về chuyên môn, để thích nghi với sự cạnh tranh, tìm kiếm việc làm có thu nhập cao thì coi đó mới là điều quan trọng, còn hạnh kiểm tốt, đạo đức tốt cũng chẳng để làm gì. Vì thế, thầy lên lớp để dạy chữ, trò đến lớp cũng chỉ để học chữ, mọi sự rèn luyện về hạnh kiểm, đặc biệt là đạo đức cách mạnh bị xem nhẹ cả trong nhà trường và ngoài xã hội.

Thứ ba, đổi mới nhận thức của các bậc cha mẹ học sinh

Không ít bậc cha mẹ vẫn còn xem việc dạy dỗ, giáo dục con em mình là của nhà trường. Đó là quan niệm rất sai lầm. Nếu chỉ nhà trường thì không đủ để

quyết định được diện mạo nhân cách của các em. Nhân cách đó chỉ được hình thành hoàn mỹ khi có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục, nhất là về giáo dục về đạo đức cách mạng và nhân cách cho học sinh.

Điều khó khăn lớn nhất hiện nay là các bậc cha mẹ trong tiếp xúc hàng ngày với con cái đã không ý thức đầy đủ vai trò và tư cách nhà giáo dục của mình. Trẻ em thực hành đạo đức và đạo đức cách mạng trước hết các em nhìn vào người lớn, nhìn vào cha mẹ của mình thể hiện tình cảm, hành vi, lối sống đạo đức và từng bước hình thành nhân cách ở các em.

Thứ tư: Nâng cao nhận thức cho học sinh THCS về đạo đức cách mạng thông qua việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, môn GDCD, Lịch sử và các môn học khác, các hoạt động Đoàn, Hội, Đội ở trường THCS.

Trước hết, nâng cao nhận thức cho học sinh THCS về đạo đức cách mạng thông qua việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm mang lại hiệu quả cao vì tấm gương ấy là tấm gương tiêu biểu cho đạo đức cách mạng. Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn độc lập dân tộc và CNXH vừa là mục tiêu vừa là con đường cách mạng đúng đắn, vì thế để học sinh có nhận thức đúng và rèn luyện đạo đức cách mạng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là:

Suốt đời hy sinh phấn đấu, hy sinh cho mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH: Trung với nước, hiếu với dân tức là trung thành với Tổ quốc, hiếu với nhân dân. Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư là những biểu hiện sinh động của phẩm chất “Trung với nước, hiếu với dân”, các đức tính này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cần mà không kiệm giống như chiếc thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Những ai có phẩm chất này họ sẽ vững vàng trước mọi sự cám dỗ vật chất và ngày càng hoàn thiện đạo đức, nhân cách của mình. Ở Bác Hồ, lòng yêu nước gắn với lòng yêu thương con người, nó tạo thành một tư tưởng lớn và làm nên nhân cách Hồ Chí Minh. Người xác định lòng yêu thương con người là một phẩm chất cao đẹp nhất. Truyền thống coi trọng đạo lý làm người được lưu truyền trong dân gian

đó là “ Thương người như thể thương thân”, “ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”. Lòng nhân ái của Hồ Chí Minh đồng nghĩa với lòng căm thù giặc sâu sắc. Tấm gương của Người là thắng không kiêu, bại không nản, bản lĩnh kiên cường trước mọi khó khăn là những vấn đề giúp học sinh nhận thức rõ, học tập và làm theo.

Bên cạnh đó hoạt động của Đoàn, Hội, Đội cũng có tác động tích cực đến nhận thức của học sinh. Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Kiên Giang lần VIII xác định mục tiêu: “Nâng cao ý thức công dân, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lối sống đẹp trong thanh thiếu niên”. Như vậy, các tổ chức Đoàn, Đội đẩy mạnh các công tác tuyên dương, nhân rộng điển hình tiêu biểu trong thanh thiếu nhi. Tăng cường mối quan hệ giữa Đoàn – Đội với gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cách mạng, phát động thực hiện cuộc vận động 5 xây, 5 chống trong thanh thiếu niên như: xây dựng ý thức công dân, tinh thần tình nguyện, tiết kiệm, hiếu học, yêu lao động; chống sự ích kỷ, sự ỷ lại, lối sống lạc hậu, vô văn hoá, tác phong tuỳ tiện. Tập trung giáo dục lịch sử thông qua cuộc vận động “Dân ta phải biết sử ta”. Xây dựng mới nội dung rèn luyện đội viên phù hợp với giai đoạn hiện nay, các phong trào thiếu nhi xây dựng gắn liền với 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Việc công nhận danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ phải thật sự là việc làm có ý nghĩa động viên, khuyến khích, tạo động lực thi đua cho các em. Đoàn – Đội tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể trong nhà trường. Thông qua tập thể, giáo dục bằng tập thể là một trong những phương thức của Đoàn – Đội. Qua đó giúp các em gắn bó, đoàn kết, hiểu được cách sống trong tập thể, vì tập thể, biết vì lợi ích chung. Không khí đạo đức, lối sống lành mạnh của tập thể là môi trường phát sinh, điều kiện tồn tại và củng cố những hành vi đạo đức, lối sống của các em. Việc thiết kế, tổ chức phong trào Đoàn – Đội trong trường học cần có sự phối hợp, tham khảo, gắn liền với các nội dung giáo dục đạo đức cách mạng. Chủ động nhận tổ chức các nội dung nhằm hỗ trợ, minh hoạ cho các bài học trên lớp.

Cuối cùng, nâng cao nhân thức của học sinh THCS thông qua các môn học, đặc biệt là môn GDCD và môn Lịch sử trong đó có phần về giáo dục truyền thống cách mạng cũng như đạo đức cách mạng cũng như giáo viên có thể tích hợp nội dung giáo dục truyền thống vào mỗi bài học ở chương trình công dân với đạo đức, công dân với pháp luật cũng như ở các môn học khác. Qua các bài học này giáo viên giảng dạy cho học sinh biết được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, cũng như những tấm gương tốt ngày nay, nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm của các em trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam mỗi khi đất nước bị xâm lăng, thì cả đất nước cùng đứng lên để đánh đuổi giặc thù, đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Ngày nay, tinh thần ấy được thể hiện chung sức, chung lòng xây dựng quê hương đất nước “ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ hằng mong muốn. Như vậy, giáo dục đạo đức cách mạng nhằm “Hình thành một lớp thanh niên nam, nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường XHCN”, “Có lý tưởng cao đẹp”, “Sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính”, biết “Nuôi dưỡng hoài bão lớn”, “Tự cường dân tộc” theo tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ là đòi hỏi và nhiệm vụ đặt ra rất cấp bách.

Muốn đáp ứng được đòi hỏi và hòan thành nhiệm vụ đó học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng trong giai đọan CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay phải có lý tưởng, tri thức và đạo đức cách mạng.

Thanh, thiếu niên phải sống có lý tưởng, hoài bão cao đẹp. Khi đất nước bị xâm lăng, thì chúng ta phải có hoài bão đánh đuổi quân thù, giành lại non sông. Ngày nay, sống trong hòa bình, các nhà giáo dục phải luôn nhắc các em nhớ rằng, để có được cuộc sống yên bình hôm nay, biết bao thế hệ đã hy sinh. Nên lý tưởng của các em hôm nay phải là biết trân trọng những hy sinh của thế hệ cha anh đi trước, là phải biết bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước ngang tầm thế giới. Phải nhắc các em nhớ nỗi nhục mất nước cả ngàn năm để các em

có lý tưởng sẵn sàng hy sinh thân mình khi đất nước bị xâm lược. Phải luôn nhắc nhở nỗi nhục của một đất nước bị tụt hậu và chậm tiến như thế nào để các em có lý tưởng và hòai bão góp hết sức lực của mình xây dựng đất nước giàu đẹp và văn minh hơn.

Nhưng lý tưởng và hòai bão sẽ không bao giờ được thực hiện được nếu không có tri thức. Không thể bảo vệ đất nước được nếu không có kiến thức về quân sự. Không thể xây dựng được đất nước nếu không có tri thức đa chiều đa dạng và chuyên sâu.

Ngoài lý tưởng và tri thức thanh, thiếu niên phải có đạo đức cách mạng, tức là trung với nước, hiếu với dân, là sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, sống có tình có nghĩa như truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam đã tạo dựng nên. Môn GDCD, Ngữ văn và Lịch sử có vai trò, vị trí rất quan trọng trong giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, vì nó sẽ trang bị, hình thành cho học sinh những phẩm chất, những chuẩn mực, hành vi đạo đức cần thiết trong cuộc sống một cách có hệ thống, đúng phương pháp, đúng quy trình. Nhưng trong thực tế hiện nay ở các trường, môn GDCD, môn Lịch sử chưa được xem trọng, chưa có vị trí xứng đáng. Việc đưa ra những biện pháp để nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy môn GDCD, các môn khoa học xã hội, nhân văn ở trường THCS là một việc làm có ý nghĩa thúc đẩy công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 81 -86 )

×