đức cách mạng cho học sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
- Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do mặt trái của cơ chế thị trường, một số người chạy theo lối sống thực dụng, làm ăn phi pháp, coi nhẹ tình người và các giá trị đạo đức.
Thứ hai, trong hoàn cảnh quốc tế hiện nay, Chủ nghĩa đế quốc và và các thế lực thù địch luôn thực hiện âm mưu thâm độc nhằm đầu độc, đánh lạc hướng suy nghĩ của thế hệ trẻ, đề cao lối sống thực dụng, bôi nhọ quá khứ vẻ vang của dân tộc, kích động tinh thần dân tộc hẹp hòi nhằm chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
Thứ ba, sự tác động mạnh mẽ của yếu tố thời đại đang diễn ra xu hướng toàn cầu hoá, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực, chính sách mở cửa đã làm cho lối sống phương tây, văn hoá phẩm đồi trụy, phản động ào ạt tràn vào nước ta bằng nhiều con đường khác nhau, đặc biệt là văn hoá mạng. Do sự bồng bột, chưa từng trải, thiếu kinh nghiệm, thích cái mới, cái lạ, thích làm người lớn nên học sinh THCS đã nhanh chóng bắt chước, tiếp thu cái xấu hơn là cái hay, cái đẹp, làm cho các giá trị truyền thống bị lãng quên, làm cho đạo đức bị suy đồi.
- Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Hiện nay nước ta đang trong qua trình hội nhập, có sự giao lưu về kinh tế - văn hóa - xã hội với bên ngoài, trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển nhanh, cái tốt cũng dễ phát huy, cái xấu cũng dễ bị tiêm nhiễm đối với các em. Vì vậy, nếu được định hướng tốt, có sự chỉ dẫn đúng đắn của gia đình, nhà trường và sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền, các đoàn thể CT- XH thì những mặt mạnh, ưu thế của các học sinh lứa tuổi THCS được khẳng định, củng cố và ngày càng được phát triển, có tác dụng khống chế, đẩy lùi những mặt tiêu cực. Còn nếu không được định hướng, giáo dục tốt thì những mặt mạnh của
các em sẽ bị thui chột và trở nên phản tác dụng, những mặt yếu kém, hạn chế sẽ có thời cơ phát triển, lấn át những mặt mạnh, như vậy, các em dễ đi đến coi thường, thậm chí phủ định sạch trơn quá khứ hào hùng của dân tộc.
Thứ hai, tuy Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Song sự lãnh đạo của một số cấp uỷ Đảng đối với công tác này chậm đổi mới, mang nặng tính hành chính, nhiều cấp uỷ Đảng và đảng viên tiếp cận và đánh giá thanh, thiếu niên theo lối cũ chưa thật sự tin tưởng vào thế hệ trẻ. Mặt khác, ngân sách nhà nước còn eo hẹp, một số địa phương chưa có nhà thiếu nhi, trung tâm văn hoá . . .do kinh phí còn eo hẹp nên các nhà trường và Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh chưa tổ chức được nhiều sân chơi bổ ích nhằm thu hút học sinh nên các em dễ dàng sa vào các trò chơi không lành mạnh ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Một số giáo viên chưa coi trọng công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh. Trong các trường học chủ yếu tập trung dạy tri thức khoa học, xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, đặc biệt là đạo đức cách mạng coi công tác này là của tổ chức Đảng, Đoàn, Đội. . . các em học sinh rất ít có dịp đến tham quan đến các di tích lịch sử, văn hoá, giáo viên ngại đưa các em đến đó, một số nhà trường vì lý do này, lý do khác nên chưa có kế hoạch để đưa các em đến tham quan, nghe lại truyền thống cách mạng của cha ông. Các ngày lễ kỷ niệm lớn của dân tộc chưa được tổ chức thường xuyên hoặc có thì tổ chức quá sơ sài, chiếu lệ... dẫn đến thực trạng các em học sinh ít quan tâm đến truyền thống, lịch sử dân tộc, qua đó để hình thành đạo đức cách mạng cho các em học sinh THCS.
Thứ ba, hiện nay vẫn tồn tại tâm lý của một số người nhìn quá khứ họ đã trải qua đầy khó khăn gian khổ rồi so sánh với thế hệ trẻ hôm nay được sống sung túc, đầy đủ hơn, không trải qua chiến tranh dẫn tới tư tưởng, tình cảm, xúc cảm của hai thế hệ già và trẻ xa cách nhau về nhận thức.
Kết luận chương 1
Đạo đức là một hiện tượng xã hội lịch sử, là những chuẩn mực, nguyên tắc, giá trị quy định mối quan hệ, ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, giữa con người với thiên nhiên trong hoạt động sống của mình. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội; các mối quan hệ xã hội trong một chế độ nhất định. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp sâu sắc, thể hiện quan điểm, lợi ích, nguyện vọng của giai cấp thống trị.
Đạo đức cách mạng là toàn bộ những chuẩn mực, quy tắc, giá trị đạo đức, kết tinh từ truyền thống của dân tộc và quá trình đấu tranh cách mạng, góp phần hoàn thiện nhân cách người cách mạng nhằm xoá bỏ áp bức, bất công, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc cho mọi người, vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Là nền đạo đức mới khác hoàn toàn so với đạo đức cũ, đạo đức của giai cấp bóc lột, đó là nền đạo đức vì con người, giải phóng giai cấp và giải phóng nhân loại, vì công bằng, phẩm giá con người. Giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh THCS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, phải đặc biệt chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước và yêu CNXH, trang bị cho các em những hành trang để các em bước vào cuộc sống hoặc tiếp tục học ở những bậc học cao hơn, để tham gia xây dựng đất nước ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác Hồ từng mong muốn.
sChương 2