Giọng điệu biểu hiện phức cảm

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 129 - 144)

Giọng điệu luôn là yếu tố nghệ thuật cơ bản giúp người đọc nhận ra phong

cách riêng của mỗi nhà văn khi tiếp xúc với tác phẩm. Giọng điệu là:“thái độ, tình

cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức cuả nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã ngợi ca hay châm biếm”[46, tr91].

Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, dưới góc nhìn của phân tâm học,

chúng tôi nhận thấy hai chất giọng chính góp phần đắc lực cho việc thể hiện các phức cảm phân tâm: giọng buồn thương day dứt và giọng chiêm nghiệm suy tư.

Giọng buồn thương day dứt

Chiến tranh là cơn chấn động quá lớn để lại những di chứng không có gì xoá được trong tâm hồn của Bảo Ninh. Nó áp vào nhãn quan của ông một màn sương u hoài để những gì khúc xạ lại đều bàng bạc một nỗi buồn thương day dứt. Thế giới nghệ thuật của ông là một bản hoà tấu của những giọng điệu buồn. Ở đó có nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn tình yêu, nỗi buồn sáng tạo, nỗi buồn thực tại nhân thế. Những nỗi buồn cất lên từ một tiếng lòng sâu nặng với quá khứ, với nhân sinh. Bởi thế nó không phải là cái buồn bi quan, tuyệt vọng mà là cái buồn có khả năng thanh lọc con người, hướng con người đến với chân, thiện, mỹ.

Viết về chiến tranh, về số phận con người, tình yêu trong tâm chấn và dư chấn chiến tranh, giọng điệu Bảo Ninh đầy xót xa, thương cảm. Bởi hơn ai hết, là người từng trải nghiệm, ông thấu hiểu cảm giác mất mát, đau đớn khi chứng kiến cái chết của đồng chí, đồng bào, cảm giác khiếp hãi khi nằm trọn trong tay thần chết, cảm giác day dứt khi đồng đội dám chết để mình được sống. Nói về chiến tranh, chết chóc, huỷ diệt người ta thường nói đến cảm giác đau đớn hơn là cảm giác buồn. Bảo Ninh không nghĩ thế, bởi vì đau rồi sẽ nguôi ngoai, đau rồi sẽ chữa lành, còn buồn thì mãi mãi đọng lại. Nó mơ hồ nhưng da diết và không thôi day dứt lòng người. Chính nhờ nỗi buồn đó mà ngưòi lính của ông đã “thoát khỏi chiến

tranh, thoát khỏi bị chôn vùi trong cảnh chém giết triền miên, trong cảnh khốn khổ của những tay súng, đầu lê, những ám ảnh bạo lực và bạo hành”[78, tr.319] để trở về với hoà bình. Cũng nhờ nỗi buồn còn đọng mãi đó mà những nhân vật của ông không bị sự quên lãng ăn mòn, không bị tha hoá trước cuộc đời phồn tạp.

Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã dành cho nhân vật của mình những danh xưng trừu mến, lúc thì ông gọi băng tên: Kiên, Phương...lúc thì ông gọi anh, cô... chứ không phải là hắn, y, thị... Cách xưng hô tạo cảm giác yêu thương trân trọng nhân vật dù cho đó có thể là người lính phía bên kia chiến tuyến. Giọng buồn thương day dứt hiện lên qua những dòng tâm trạng của nhân vật khi nghĩ về

những đồng đội:“Dưới lòng sâu đất ấm của đại ngàn họ chung nhau một số phận.

Không người vinh kẻ nhục, không người hùng kẻ nhát, không có người đáng sống và kẻ đáng chết. Chỉ có người tên tuổi còn đó, người thì thời gian đã xoá mất rồi và người thì còn chút xương, người chỉ đọng chút bùn lỏng”[78, tr. 33].

Điều dễ nhận thấy trong những sáng tác của Bảo Ninh là các câu chuyện được kể đều là chuyện buồn. Mà đã là chuyện buồn thì không thể nào kể bằng giọng hồ hởi, náo nức hay say mê được. Vì thế, giọng văn của Bảo Ninh cứ nhẹ nhàng, da diết như thủ thỉ, tỉ tê, day dứt thấm sâu vào lòng người. Chính giọng buồn thương day dứt đã phả vào trong trang viết của Bảo Ninh những dòng cảm xúc thấm đẫm, ấm áp đến nao lòng để rồi từ đó nó đánh thức lương tri, đánh thức lòng khoan dung, trắc ẩn của con người.

Giọng chiêm nghiệm, suy tư

Trong cuộc sống, Bảo Ninh là người thích quan sát, lắng nghe và suy ngẫm. Trong sáng tác, Bảo Ninh không làm công việc mô tả hiện thực mà là nghiền ngẫm hiện thực. Những điều đó đã làm nên giọng điệu buồn thương day dứt hay là giọng chiêm nghiệm, suy tư. Đây là giọng điệu của người từng trải nghiệm cuộc sống, trăn trở với cuộc sống, suy nghĩ sâu lắng và thường xem xét ngẫm nghĩ, đoán biết. Trong tiểu thuyết, giọng điệu này thường đi với dòng độc thoại nội tâm của nhân vật, nó thường biểu thị bằng những câu văn suy tưởng triết lý, cũng có khi hoà vào trong chính chủ đề của câu chuyện mà nhà văn đề cập.

Trong tác phẩm, hành trình sáng tạo của Kiên là hành trình trải nghiệm lại cuộc đời đã qua, cũng là hành trình chiêm nghiệm, suy tư về lẽ sống, vinh nhục, về chiến tranh, về hoà bình, về tình yêu, về nghệ thuật... Sau mỗi biến cố, bao giờ Kiên cũng có những đúc rút triết lí. Trước sự huỷ diệt cuả chiến tranh, Kiên nhận thấy:

“Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người” [78, tr 39, 40]. Nghĩ về hoà bình, Kiên chua

chát: “Hoà bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt của bao anh em mình, để

chừa lại có chút xương”[78, tr 52]. Trong tác phẩm, sau câu chuyện về cuộc đời của

Kiên, nhà văn cũng có những suy tư, chiêm nghiệm về nỗi buồn chiến tranh:“Nỗi

buồn chiến tranh mênh mang, nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và vượt trên đau

khổ”[78, tr 319]... Sự xuất hiện dày đặc của những suy ngẫm triết lý như thế đã tạo

nên chiều sâu tư tưởng cho Nỗi buồn chiến tranh. Những điều Bảo Ninh chiêm nghiệm, đúc rút không phải là có cái gì đó cao siêu, xa vời. Nó đơn giản chỉ là những hiện tượng, những quy luật tự nhiên của cuộc đởi mà ai cũng có thể nhận thấy nhưng không phải ai củng có thể khái quát. Giọng điệu chiêm nghiệm suy tư đã tỏ ra khá phù hợp với thiên hướng đi sâu vào những vùng khuất lấp mờ tối của chiến tranh và hậu chiến để phát hiện và ngẫm ngợi của Bảo Ninh. Với giọng điệu này, Bảo Ninh tỏ ra là cây bút già dặn, sắc sảo trên từng trang viết và tác phẩm của ông vì thế mà cũng ý vị, sâu lắng hơn.

Cuộc sống vốn đa sự mà nhà văn lại đa đoan. Chính sự đa đoan đã mang đến cho Bảo Ninh những trải nghiệm sâu sắc với cuộc đời để từ đó chắp bút cho những cảm xúc và suy tư sâu lắng chảy tràn trên trang viết làm nên sắc thái giọng điệu chủ đạo là buồn thương, day dứt và chiêm nghiệm, suy tư. Nếu giọng điệu buồn thương, day dứt làm nên vẻ đẹp nhân văn thì giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư lại mang đến cho tác phẩm của ông chiều sâu tư tưởng và giá trị phổ quát. Sự hoà kết của hai sắc thái giọng điệu này đã tạo nên sức hút cho tác phẩm và dấu ấn phong cách riêng của Bảo Ninh.

KẾT LUẬN

1. Bước vào thế kỷ XX, nhân loại bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ của tư

duy hiện đại mà sự ra đời của nó là kết quả của những nỗ lực hiện đại hoá đời sống và tư duy vốn đã xẩy ra ở Châu Âu từ những thập niên cuối của thế kỷ XIX. Tư duy hiện đại ra đời gắn liền với những thành tựu nổi bật của nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Những thành tựu này đã tác động đến cách nghĩ của con người trước các vấn đề tồn tại, đạo đức, tâm lý…Tư duy hiện đại ra đời làm con người nhận thức rõ hơn về vị thế của mình - vị thế của chủ thể trong mối quan hệ với khách thể. Trong bối cảnh có tính bước ngoặt đó, học thuyết Phân tâm học của S. Freud xuất hiện. Với khái niệm cơ bản là “vô thức”, học thuyết của Freud đã nhanh chóng ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống và vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn cho đến ngày nay. Chính Freud đã cho rằng sự ra đời của Phân tâm học đã tạo ra cú sốc thứ ba cho lịch sử phát triển của loài người sau phát hiện của Côpernius và học thuyết “Tiến hoá” của Charler Darwin. Từ khi ra đời, học thuyết Phân tâm học đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều lĩnh vực như: Tâm lý học, Ý thức học, Giáo dục, Tôn giáo, Đạo đức… đặc biệt là Văn học nghệ thuật, trong đó lĩnh vực có ảnh hưởng mạnh mẽ là Nghiên cứu và Phê bình văn học.

2. Ở Việt Nam, Phân tâm học đã ảnh hưởng trong văn học tương đối sớm.

Trong lĩnh vực nghiên cứu, từ đầu thế kỉ XX, các nhà phê bình cũng đã tiếp thu và vận dụng lí thuyết Phân tâm học vào nghiên cứu văn học. Những tác giả thành công ngay giai đoạn đầu phải kể đến các tên tuổi như Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu, Nguyễn Bách Khoa... Những tác phẩm phê bình của họ đã đánh dấu sự ra đời của phương pháp phê bình Phân tâm học ở Việt Nam.

Sau 1975, đặc biệt là sau thời kỳ Đổi mới (1986), cùng với nhiều thành tựu khoa học khác của phương Tây, Phân tâm học được chú ý nhiều hơn, được nhìn nhận lại một cách khách quan và đúng đắn hơn. Phân tâm học dần thuyết phục và lấy lại được tình cảm của đông đảo công chúng, chứng tỏ được tính năng động của mình trong vai trò là cơ sở mĩ học để người nghiên cứu tiếp cận những hiện tượng

văn học. Trong đời sống học thuật của khoa nghiên cứu và phê bình văn học đã xuất hiện nhiều cây bút vận dụng lý thuyết Phân tâm học vào cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng văn học và thu được những kết quả đáng ghi nhận, mang lại cái nhìn mới cho nhiều hiện tượng văn học vốn trước nay được xem là quen thuộc, cũ mòn. Có thể kể đến các tác giả thành công trong việc ứng dụng Phân tâm học vào nghiên cứu văn học như: Phương Lựu, Đỗ Lai Thuý, Trần Thị Mai Nhi, Trần Thanh Hà, Hồ Thế Hà...

Văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới ghi nhận thành công trong nhiều thể loại, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết. Hầu hết các nhà văn đều tập trung hơn để hướng ngòi bút của mình vào khám phá các cung bậc tình cảm của con người trong đời thường. Các cây bút sáng tác thành công giai đoạn này phải kể đến Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Phạm Thị Hoài... Đặc biệt, tiểu thuyết

Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã khẳng định vị trí của mình trong liọch sử văn học hậu chiến nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Đồng thời, đây cũng là dấu ấn cho thấy bước tiến mới của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

Ở Việt Nam, nghiên cứu và phê bình văn học, thời gian qua với những phương pháp truyền thống đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, trong việc khám phá những khía cạnh phức tạp, sâu kín của con người, những phương pháp truyền thống không phải lúc nào cũng thành công. Việc nghiên cứu văn học bằng phương pháp mới – phương pháp phê bình Phân tâm học chính vì vậy đã khắc phục được những hạn chế mà những phương pháp truyền thống chưa làm được.

Với ánh sáng phân tâm học, chúng ta có thể tiếp cận và khám phá tiểu thuyết

Nỗi buồn chiến tranh một cách dễ dàng nhất về các thủ pháp nghệ thuật được thể hiện qua thế giới vô thức và các phức cảm của nhân vật.

3. Viết về đề tài chiến tranh, khác với các tác phẩm của các nhà văn khác,

Bảo Ninh đã nhìn hiện thực từ mặt trái của tấm huân chương để từ đó nhận thức lại về chiến tranh từ vị trí của người đã đi qua chiến tranh và sống trong thời kì hậu

“dòng ý thức” tạo nên ma lực lôi cuốn người đọc. Với thủ pháp này, người đọc nhận ra được “hai nửa sự thật” của hiện thực chiến tranh.

Với “hội chứng sau chiến tranh” của nhân vật Kiên, độc giả nhận thấy những thông điệp khác nhau về chiến tranh. Qua tâm trạng của Kiên, Bảo Ninh đã khai thác triệt để đời sống nội tâm của nhân vật. Từ Phân tâm học, ta hiểu được nhân ẩn ức của Kiên, hiểu được những sang chấn tâm lí dữ dội đang cuộn xiết bên trong thân xác anh. Thông qua những hành động mà ý chí không kiểm soát được của Kiên, những cảm xúc tuổi thơ luôn ám ảnh và đặc biệt thông qua những giấc mơ, cõi vô thức và đời sống tâm linh bí ẩn dần được hé lộ. Đó còn là những mặc cảm đeo đẳng tâm trí Kiên và chúng sẽ còn đi theo anh suốt cuộc đời. Mặc cảm tội lỗi của Kiên trước bao cái chết của đồng đội, trước Phương - người con gái anh yêu thương nhất, mặc cảm bị bỏ rơi xuất phát từ hoàn cảnh gia đình Kiên, từ tình yêu của Kiên và đặc biệt từ những người đồng đội đã hy sinh bỏ lại anh “mắc kẹt” trong cuộc sống hoà bình. Bên cạnh những mặc cảm, Kiên còn phải sống với ám ảnh của những sang chấn trong cuộc sống tuổi thơ, tình yêu và cuộc đời chiến tranh của anh mà Jung gọi là “vô thức tập thể”, để rồi suốt cuộc đời anh, ngay cả khi sống trong hoà bình, chiến tranh luôn diễn ra trong Kiên không ngơi nghỉ - cuộc chiến thời hậu chiến. Hay đó còn là những bản năng vô thức của Kiên (bản năng sống và bản năng chết...) được bộc lộ rõ qua những tình huống éo le do hoàn cảnh khói lửa chiến tranh chi phối, nó giúp chúng ta hiểu sâu hơn về đời sống con người và hiểu hơn về chính bản thân mình. Trong vai trò “một nhà văn cấp phường”, vô thức trong sáng tạo nghệ thuật của Kiên cũng không thoát khỏi nỗi ám ảnh về chiến tranh. Chiến tranh từ trong tiềm thức, vô thức cộng hưởng với tâm trạng thất vọng, chán chường của Kiên trong thời hiện tại chính là những xung lực để ngòi bút của anh thăng hoa khi viết về cuộc chiến một thời đã qua như để giải tỏa ẩn ức cá nhân.

Bên cạnh nhân vật Kiên, chúng ta còn thấy những người đồng đôị của Kiên cũng được hiện lên qua thế giới vô thức, bản năng... để cụ thể hóa một triết lí: chiến tranh kéo dài quá lâu sẽ làm hao mòn nhân tính, vi phạm nghiêm trọng khát vọng sống tốt đẹp của con người. Những người đồng đội của Kiên góp phần làm rõ hơn

bức tranh về thế giới vô thức của người lính trong chiến trận và người lính thời hậu chiến.

Thế giới vô thức của các nhân vật khác: nhân vật Phương (người phụ nữ Kiên yêu thương nhất nhưng đồng thời cũng là người phụ nữ để lại trong Kiên nhiều ám ảnh trong suốt cuộc đời), nhân vật những người phụ nữ khác, nhân vật những người thân trong gia đình cũng đã được thể hiện rất rõ. Bức tranh về thế giới vô thức của các nhân vật được mở rộng, sáng rõ dưới ánh sáng của Phân tâm học. Qua đó, chúng ta hiểu hơn về thế giới sâu kín trong tâm hồn mỗi con người.

4. Những thủ pháp nghệ thuật trong Nỗi buồn chiến tranh giữ vai trò đắc

hiệu trong việc thể hiện thế giới tâm hồn của nhân vật. Đó là không gian, thời gian biểu hiện các phức cảm: không gian - thời gian quá khứ, không gian - thời gian tâm trạng... Có khi biểu hiện của phức cảm phân tâm học còn tìm thấy qua những biểu tượng: bóng đêm, mưa, giấc mơ, tiếng đàn hát… Đó là những mô típ biểu hiện phức cảm: mô típ người phụ nữ - ánh sáng cứu rỗi Kiên, môtíp những người đồng đội và những cái chết…

Việc sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trong tác phẩm được coi như là những

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 129 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)