Bên cạnh không gian thời gian quá khứ xác thực thì trong Nỗi buồn chiến tranh còn kiểu không gian - thời gian tâm trạng hiện lên trong từng dòng hồi tưởng, mộng mị cuả nhân vật. Nếu không gian - thời gian quá khứ xác thực tập trung khắc hoạ ký ức chiến tranh nặng nề, bộ mặt chiến tranh khủng khiếp thì không gian - thời gian tâm trạng lại hướng đến việc thể hiện chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Không gian – thời gian tâm trạng xuất hiện nhiều trong tác phẩm là không gian – thời gian
đêm. Trong Nỗi buồn chiến tranh, không gian - thời gian đêm xuất hiện dày đặc. Đó
là lúc Kiên đối diện với thực tại cô đơn, đối diện với chính mình để dằn vặt. day dứt, trăn trở cùng trang viết và ký ức. Đó là không gian - thời gian để những mộng mị đến với Kiên và từ đó kí ức sống dậy. Không gian – thời gian đêm đóng vai trò gợi mở tâm trạng, chất chứa tâm trạng Kiên.
Không gian tâm trạng trong Nỗi buồn chiến tranh còn là những không gian
huyền bí, gợi cảm xúc mãnh liệt từ cách gọi tên:“truông Gọi Hồn”, “đồi Xáo Thịt”,
“đèo Thăng Thiên”, “hồ Cá Sấu”, “đồi 300”. Những không gian đó “tù mù như tên tuổi của sông núi cõi âm”[78, tr 119]. Trong không gian đó, thấp thoáng những bóng ma của oan hồn, lấp loá tiếng cười của ma quỷ, tiếng gió rên, tiếng âm hồn thủ thỉ… Nó gợi cảm giác âm u, rùng rợn và buồn não nuột về những vùng đất chết mà Kiên đã đi qua. Còn thời gian thì do sự chi phối của dòng tâm trạng nên rất khó nắm bắt được sự vận động. Hay nói cách khác, thời gian tâm trạng phi lôgic, đứt gãy, xáo trộn. Mỗi lần thời gian dịch chuyển, đứt gãy là mỗi lần không gian mới đột ngột hiện ra nhưng nó không liền mạch, nó ngẫu nhiên, rời rạc, vụn vỡ như sự đứt gãy của thòi gian. Bởi thế, đọc tác phẩm phải nắm được cái mạch ngầm lôgic của dòng ý thức mới thấm hết giá trị của tác phẩm. Trong Nỗi buồn chiến tranh, thời gian theo dòng tâm trạng của nhân vật Kiên bị đứt gãy, xáo trộn dữ dội. Chẳng hạn trong phần kết của tác phẩm, tác giả không kể tiếp việc nhà văn phường bỏ đi thế nào mà chuyển sang kể về việc Kiên bỏ mặc Phương để lặng lẽ vào cuộc chiến tranh của mình cho đến ngày gặp lại Phương sau chiến tranh. Tiếp đó, Kiên nhớ về lá thư của người đồng đội, rồi đột ngột quay lại thời gian hiện tại với những suy tư của người kể chuyện về những trang bản thảo của Kiên… Người đọc phải huy động trí nhớ, trí tưởng tượng liên tục để theo dõi, kết nối mạch chuyện. Bởi thế, tác phẩm mang đến cho người đọc cảm thức mới mẻ, đầy hấp dẫn.
Cũng trong dòng hồi tưởng của nhân vật, thời gian được lượng hoá bằng
những khoảng xa mờ khó xác định:“Mùa khô đầu tiên”,“Mùa mưa năm đó”,
“Ngày đó”,“Cái buổi chiều êm ả đầu mùa khô năm ấy”…và không gian hiện lên là
những địa danh mơ hồ từ cách gọi tên:“truông Gọi Hồn”, “đồi Xáo Thịt”… khó
xác định cho chính xác những không gian - thời gian đó cụ thể là ở đâu, lúc nào. Chỉ biết rằng nó đã được khúc xạ qua tâm trạng nhân vật, qua cái nhìn hồi tưởng của nhà văn góp phần tái hiện một hiện thực trần trụi nghiệt ngã của chiến tranh và hậu chiến.
3.2 Những biểu tƣợng và mô típ biểu hiện các phức cảm
3.2.1 Những biểu tượng đặc trưng
“Biểu tượng là hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính quan niệm thông qua các mô hình đời sống của văn học nghệ thuật”[46]. Biều tượng là cái nhìn thấy được mang tính kí hiệu dẫn ta đến cái nhìn không thấy được. Theo S.Freud, biểu tượng là sự thể hiện dưới hình thức hình ảnh của một ngôn ngữ dấu diếm, ngôn ngữ của những thèm muốn của chúng ta. Dù lãng mạn hay tầm thường, hình ảnh biểu tượng vẫn cứ bên trong một hiện thực cuộc
sống. Theo G. Jung: “Biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh ngay
cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hằng ngày vẫn chứa đựng mối quan hệ liên can, cộng thêm vào đó cái ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng. Trong biểu tượng có bao hàm một điều gì đó mơ hồ, chưa biết hay bị che giấu đối với chúng ta”[55, tr102]. Nhìn từ góc độ này, biểu tượng trong tác phẩm văn học là một “nhân vật” đặc biệt, được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là con vật, đồ vật, hình ảnh, hình tượng…gọi chung là các dạng thức biểu hiện ý nghĩa của tác phẩm văn học. Đó là một thủ pháp đặc biệt để tác giả thể hiện ý đồ sáng tạo.
Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, dưới góc nhìn của Phân tâm học, chúng tôi nhận thấy tác phẩm có nhiều biểu tượng ý nghĩa mà qua đó có thể phản ánh các phức cảm. Trong toàn bộ tiểu thuyết, chúng tôi thấy có các loại
biểu tượng sau: biểu tượng mùa khô, mùa mưa, hình ảnh Hà Nội, biểu tượng mưa,
giấc mơ… và đặc biệt là biểu tượng bóng đêm.
Tất cả những biểu tượng trên đều có một ý nghĩa nào đó, nhưng trong khuôn
khổ của luận văn này, chúng tôi chỉ trình bày sâu rõ về biểu tượng bóng đêm mà
qua đó, nó thể hiện được rất rõ các phức cảm.
Khảo sát toàn bộ tác phẩm, chúng tôi thấy biểu tượng bóng đêm đã xuất hiện
tất cả 299 lần dưới các tên gọi và các biến thể khác nhau. Trong đó, biểu tượng
bóng đêm thường xuất hiện kèm theo biểu tượng mưa và biểu tượng giấc mơ. Có thể nói, trong những trang viết của Bảo Ninh, mỗi hinh ảnh đều có chiều sâu và sự
liên tưởng mạnh. Tính đa tầng của hình ảnh là năng lượng kỳ diệu, là lực hấp dẫn của Nỗi buồn chiến tranh.
Biểu tượng bóng đêm và sự kết hợp với biểu tượng mưa đã ám ảnh Kiên trong suốt thời gian ở chiến trường. Bóng tối và mưa đã song song xuất hiện 9 lần trong tác phẩm, có khi để khắc đậm không gian tơi tả, bê bết, nhập nhụa bùn lầy của con đường trinh sát, có khi để nhấn mạnh cái hoang vu, lạnh lẽo, cô độc. Những
đêm mưa nhớ nhà, cả đội quân tụ tập đánh bài “vui vẻ om sòm,… tuồng như là một thời kỳ sung sướng, bình yên, nhàn cư, vô tư lự lắm vậy”[78, tr 15]. Thế nhưng sau chút vui thoáng qua, nỗi buồn ngập ngụa tê dại. Can không thể bình tĩnh hơn trước
hiện thực cuộc chiến. Can bỏ đi”Suối lũ rền rĩ. Mưa tầm tã trong bóng đêm. Tối
tăm, ẩm ướt, hoang rợn, đất trời như bị bưng kín, bị đè nghẹt”[78, tr 30]. Thịnh “con” và đồng đội theo tiếng gọi của ảo giác mơn man hằng đêm đưa lại, theo mùi
ngây ngất của hồng ma, đêm nào cũng lặng lẽ “nhón bước chân ra khỏi lán, lẹ làng
mất hút trên con đường mòn không dấu vết chạy men theo một dòng suối nhánh dẫn sâu vào trong lòng núi tối tăm đắm dưới mùa mưa như thác đổ (…) Ướt át, lầy lội, khốn khổ”[78, tr 37]. Những đêm mưa chiến tranh, nỗi cô dơn thôi thúc con người
cháy dậy những khát vọng. Bóng đêm chiến tranh vây bủa con người. Không chỉ là
hiện thực những mùa mưa, những không gian mịt mù dấn bước hành quân, bóng tối
chiến tranh dịch chuyển vào tâm thức con người trở thành nỗi đau giằng xé. Suốt trang văn của Bảo Ninh, ta không tìm thấy sự vỗ về, không tìm thấy cảm giác bình
yên trong đêm mưa. Toàn bộ là sự huỷ diệt rùng rợn. Chưa xét đến khía cạnh nhân
bản, nhân tính trong những ham muốn của ngưòi lính, rõ ràng hành động của họ là sự cô đơn tột độ, là hiện tượng thảm hại khốn cùng của sự thiếu hụt đời sống tình cảm. Chiến tranh như lưỡi dao cắt bổ con người thành từng mảnh, rời rạc và khô khốc. Bản thân Kiên, trung đội trưởng gan dạ và chai lỳ, luôn phải gặm nhấm nỗi buồn tủi của cuộc chiến:“Đêm tháng tám mưa to và chốc chốc ánh chớp lại phá thinh không tăm tối và dữ dội dựng đứng rừng lên trong khoảnh khắc. Bứt rứt trong lòng, gần sáng anh mặc áo tơi, sách súng đi kiểm tra một lượt các lán. Đất rừng lầy lội, phù thũng. Kiên co người trong tấm áo tơi lá. Súng đeo thõng, bước dò
dẫm”[78, tr 34]. Kiên cảm thấy sự huỷ diệt ghê gớm đang thấm tràn trong trung đội khi nghe thấy những tiếng cười man dai. Sự tỉnh táo, vững vàng và sắc sảo khiến
lòng Kiên càng cô đơn và nặng nề. Nhưng đêm mưa nơi lũng hoang, Kiên đau đớn
nhận thấy tâm hồn con người bị chiến tranh biến thành niềm đam mê thác loạn, niềm khao khát giải toả những ẩn ức. Kiên ngơ ngác, hụt hẫng chạy theo Can. Tức nghẹn và bật khóc, nước mắt cứ ứa ra mãi trên gương mặt Kiên. Thông qua cái nhìn của người trong cuộc (nhân vật Kiên), nhà văn Bảo Ninh dựng lên không gian hiện
thực xám xịt, u tối và cô đơn. Không một ai đọc Nỗi buồn chiến tranh mà không
cảm giác rờn rợn bởi sự chết chóc, mệt mỏi. Hiện thực chiến tranh không đơn thuần là sự tàn phá thiên nhiên, sự cày xới và lật tung từng khoảng đất. Hiện thực chiến tranh còn là những khoảng tối, những lo âu và sợ hãi trong tâm hồn của những người trong cuộc. Đó là những vết thương không bao giờ tẩy rửa được. Khắc hoạ
song trùng hình ảnh bóng đêm và mưa, Bảo Ninh nhấn mạnh hơn sự huỷ diệt, chết
chóc. Và ở một phương diện nào đó, trong ý nghĩa thanh tẩy của biểu tượng mưa,
Bảo Ninh muốn đặt vấn đề về thân phận con người với những khát khao tẩy rửa khoảng tối đè nặng trong tâm hồn, tẩy rửa những ám ảnh cô dơn và sầu đau.
Bóng đêm của chiến tranh còn dai dẳng trong tâm trí Kiên lúc hoà bình lập lại. Hằng đêm, Kiên thu mình trong đêm khuya, lặng ngắm Hà Nội những mùa lạnh lẽo và hoang vu. Kiên đẩy ý nghĩ trở về với những đêm mưa tối ở truông Gọi Hồn:
“Dưới đường, những ngọn đèn khuya sáng rải thành một rẻo rời rạc nhoà mờ luồn trong lưới mưa đan, chạy xa hết về khoảng trống của hồ nước ở cuối phố. Bên kia lòng đường bóng đêm lay động theo những vòm cây tối đen làm hiện lên dập dờn những mái nhà”. Đứng ở bên cửa sổ nhìn mưa giăng mặt phố,“anh thường bất giác mường tượng ra trước mặt cảnh rừng mưa am vang mênh mang buồn của những đại ngàn năm xưa vươn qua biển maí nhà nhấp nhô, tràn lên tiếng rì rầm của phố xá canh khuya, dội tới triền miên như sóng vỗ, như kí ức xô bờ”. Và Kiên vẫn thấy
“Đêm lạnh lùng. Đêm kinh khủng. Khắp phi trường, từ ngoài đường băng vào đến trong nhà ga, tiếng súng rầm rộ, quay lồng, tràn lên trên mọi tiếng ầm à khác… Không thể nào không rùng mình cảm thấy rằng ra đi cùng với ba chục năm trường
chiến trận là cả một thời, là cả một thế giới với biết bao nhiêu là cuộc đời và số phận, là sự sụp đổ của cả một góc trời cùng đất đai và sông núi”[78]. Hiện thực chiến tranh, qua cái nhìn của Kiên, và cũng là cái nhìn của Bảo Ninh có sức tàn phá ghê rợn. Những khủng khiếp của bóng tối còn rình rập trong tâm hồn Kiên mãi mãi.
Bóng đêm còn gắn với sự lầm lạc của Phương. Trên toa tàu, trong bóng đêm, khung cảnh nhốn nháo, chật ních người, Phương bị người ta làm nhục. Phương đau đớn và tê dại, tả tơi và ngơ ngác. Kiên dìu Phương trong bóng tối. Bóng tối như ma quỷ giết chết sự trinh trắng khiến Phương trở nên đờ đẫn và trống rỗng. Số phận
nhưng con người bị đẩy đến bước đường cùng trong đêm tối của chiến tranh. Nỗi
đau đặc quánh, đóng váng trong đêm đen. Thân phận con người nhỏ bé và tàn lụi
như chính màn đêm tăm tối. Cũng từ hôm ấy, tại sân ga, Kiên và Phương trượt theo
hai ngả. Bóng tối của lầm lạc, của loạn ly đẩy con người ra hai hướng. Khắc hoạ không gian đêm tối, Bảo Ninh chuyển đến người đọc thông điệp về sự tàn phá của chiến tranh.
Tại sao Bảo Ninh lựa chọn bóng đêm làm nền chính cho câu chuyện? Không gian truyện, nhờ sự nhoè mờ của đêm tối, tạo ra những khoảng ảo giác của huyền thoại. Bóng đêm đậm đặc gắn với tiếng thân của người chết, tiếng rên rỉ kêu khóc của hồn ma. Đặc biệt,tại truông Gọi Hồn, đêm đêm, hương hoa hồng ma đan quyện
vào giấc ngủ của người lính, mơn man và vẫy gọi. Bản thân bóng đêm là một không
gian huyền thoại.
Bảo Ninh gắn kết bóng đêm bới những chi tiết có tính huyễn hoặc, mơ hồ.
Hiệu ứng của thủ pháp này, một mặt tạo độ nhoè mờ về không gian, liên thông và ghép trùng hiện thực – phi hiện thực, tăng biên độ ý nghiã của lời văn. Thêm nữa, những huyền thoại trong tác phẩm gắn nối hiện thực vào vô thức. Trong khoảng im lặng của đêm đen luôn vang lên tiếng rên rỉ. Tiềng gào khóc của hiện thực hay nỗi cô đơn kết tủa thành ảo giác âm thanh? Kiên nghe thấy…hằng đêm Kiên cảm nhận… Dòng ý thức, dòng suy nghĩ của nhân vật đẩy xa và tiến sâu hơn nhờ bút pháp huyền thoại. Chỉ là điểm qua một vài chi tiết, chưa khảo sát toàn diện, riêng biệt không gian huyền thoại của Nỗi buồn chiến tranh, nhưng chúng ta đã thấy được
công lực của ngòi bút Bảo Ninh. Tất cả phục vụ cho diễn tiến dòng ý thức của nhân
vật. Bóng đêm là biểu tượng nhệ thuật độc đáo, song điệu, bao hàm cả nội dung hiện
thực và nghệ thuật xây dựng chi tiết của Bảo Ninh. Một hiện thực tàn khốc và sầu thảm bao bọc trong tác phẩm.
Đặc sắc nhất trong tác phẩm là vấn đề biểu tượng bóng đêm và nỗi ám ảnh
những giấc mơ. Biểu tượng bóng đêm gắn với giấc mơ xuất hiện năm lần trong tác phẩm. Bảo Ninh đã sử dụng giấc mơ như một phương tiện làm nổi bật dòng ý thức của nhân vật, nhấn mạnh những trạng thái tinh thần và những cảm xúc ẩn chìm, có thể là ngọt ngào, có thể là đắng nghét. Một cách hợp lí, giấc mơ xuất hiện trong bóng đêm. Trong giấc mơ, nhân vật thường xuyên bị ám ảnh bởi cái chết. Can tâm sự:“Dạo này đêm nào tôi cũng mộng thấy mình chết và bơi ra khỏi xác biến thành con ma cà rồng đi hút máu người” [78,tr.27]. Kiên day dứt thú nhận:“Nhưng mà tâm hồn tôi thì đã ngưng bước lại ở những ngày thang ấy chứ không tài nào mà đổi đời nổi như là bản thân đời sống của tôi. Một cách trực giác tôi luôn nhận thấy quanh tôi quá khứ vẫn đang lẩn khuất. Đêm đêm, giữa chừng giấc ngủ tôi nghe thấy tiếng chân tôi từ những thủa nào đó rất xa rồi vang lên trên hè phố lát đá”. Kiên thường xuyên mơ về truông Gọi Hồn, thường xuyên lần giở lại những ngày tháng kí ức như những thước phim quay chậm. Trong giấc mơ, những trải nghiệm của nhân vật liên tục va chạm với trạng thái tinh thần. Có niềm vui những ngày tháng đánh bài cùng nhau để quên đi sự mòn mỏi nơi chiến trường, có nỗi buồn những lần chiến đấu và cả sự tê dại tâm hồn khi chôn chặt mình ở chốn chiến tranh tàn nhẫn. Khói lửa chiến tranh bao trùm trong giấc mơ. Những ánh lửa đọng lại trong tâm trí Kiên, in hằn thành những vết thương nhức nhối. Sực tỉnh sau những mê man dài.
Kiên thường xuyên trong trạng thái “toàn thân tôi lạnh giá nhưng ướt đẫm mồ hôi,
cổ họng đau rát vì mê hoảng la hét, môi rớm máu, cúc áo ngủ đứt tung, ngực bị móng tay cào xoạc da. Và trái tim tôi run rẩy nhói đau hồi hộp đập dồn như treo trên đầu sợi chỉ”. Giấc mơ trở về trong tâm trí Kiên là những mảnh đoạn u tối, điên cuồng của chiến tranh. Sợ hãi và cô độc, Kiên thường xuyên ám ảnh bởi bom đạn