Các môtíp đặc biệt biểu hiện phức cảm

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 122 - 123)

Ngoài biểu tượng giấc mơ – cũng là môtíp đặc biệt như đã khái quát ở trên,

chúng tôi nhận thấy, trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh còn có

các mô típ khác góp phần thể hiện phức cảm phân tâm như: môtíp người phụ nữ -

ánh sáng cứu rỗi Kiên, môtíp những đồng đội và cái chết .

Trong Nỗi buồn chiến tranh, tác giả đã xây dựng nhiều nhân vật nữ, từ những người phụ nữ bên cạnh Kiên đến những người phụ nữ trong chiến trường khốc liệt. Đó là những người phụ nữ đã đi qua cuộc đời của Kiên. Họ là hiện thân của tình yêu - đối âm của chiến tranh. Nếu như chiến tranh đánh thức trong Kiên

phần tàn bạo, biến anh thành một cỗ máy“âm thầm và mệt mỏi” nghĩa là vô cảm

của sự giết chóc thì những người phụ nữ từ Hạnh cho đến Phương, người nữ y tá trong trạm quân y 8, Lan ở Đồi Mơ, Hiền, người đàn bà câm…lại đánh thức trong Kiên tình yêu, một tình yêu mà cho đến cuối cuộc đời, vĩnh viến không trọn vẹn. Những người phụ nữ đi qua đời Kiên đều là ánh sáng cứu rỗi cuộc đời Kiên, trong những lúc tuyệt vọng, họ là nơi trú ẩn cho cuộc đời anh, nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo trong anh. Nổi bật nhất là nhân vật Phương, người phụ nữ đã đánh thức tình yêu trong Kiên thời tuổi trẻ, là nguồn sức mạnh chập chờn trong quãng đời chiến trận của anh. Phương là tượng trưng cho cái đẹp, đối lập với chiến tranh. Cuộc đời của Phương, sắc đẹp của Phương, tâm hồn Phương là những huyền thoại không dứt,

mênh mông và huyền ảo,“vĩnh viễn ở ngoài thời gian và không gian”.

Điểm chung của nhân vật người phụ nữ của tác phẩm đó là họ đều bị chiến tranh trà đạp bằng cách này hay cách khác để rồi trở thành nhứng phế nhân(nhân vật Hiền), phải sống cuộc sống lầm lũi, cô đơn như cái bóng(nhân vật Lan ở Đồi Mơ), thậm chí trở thành tử sỹ (nhân vật Hoà giao liên)…Ngay cả nhân vật Phương cũng vậy, chiến tranh đã huỷ diệt con người cô, làm một con người ham sống và quyết liệt như cô giờ không dám coi cái gì là thiêng liêng nữa.

Ngoài nhân vật Kiên, tác phẩm còn xuất hiện rất nhiều nhân vật người lính khác thể hiện thế giới nhân vật đa dạng. Tất cả họ đều hiện lên trong tâm tưởng của nhân vật Kiên. Hình ảnh của họ hiện lên trong ký ức của Kiên đều gắn liền với cái chết hoặc họ là người gây ra những cái chết. Đó là nhân vật tiểu đoàn trưởng Tiểu

đoàn 27 miệng thì hô “thà chết không hàng… Anh em, thà chết…!” nhưng tay thì

càm súng tự bắn vào đầu mình “óc phọt ra khỏi tai”. Đó là Quảng, vì bị thương quá

nặng, đau đớn tột cùng, anh phải “ra đi ” bằng một quả u-ét. Đó còn là Can chết trên

đường chạy trốn vì không thể chịu thêm được cảnh bắn giết đến “hoại tình người”.

Rồi đó còn là cái chết của Thịnh “con” bị đạn bắn trúng tim, Oanh chết cháy trong xe T54 đầu đàn, thân xác ra tro, không cần huyệt mộ, Thanh cũng chết trong xe tăng cùng cả tổ lái… Đó còn là những đồng đội đã hy sinh để cho Kiên được sống để trở về. Từ hy sinh vỉ một thoáng chần chừ của Kiên, Oanh che chắn cho Kiên khỏi bị bắn lén, và Cừ chặn địch lại để Kiên chạy thoát…

Cái chết của những đồng đội của Kiên đã phản ánh hai mặt của chiến tranh. Một mặt gắn liền với bạo lực và sự huỷ diệt con người, chà đạp lên nhân tính. Mặt khác, cái chết của đồng đội cũng phản ánh cái đẹp của tình người, điều đó được đúc

kết như một chân lý đơn giản “Mình chết thì bạn mình sống”.

Ngay cả những người lính may mắn trở về với cuộc sống hoà bình thì cũng không có một tương lai sáng sủa hơn. Trần Sinh rời chiến trường với vết thương thể xác đau đớn, biến anh thành nô lệ trong hoà bình, để anh đau thêm nữa trước khi từ giã cuộc đời. Vượng “tồ” mắc hội chứng chiến tranh, không thể nào rời khỏi miệng hố của chiến tranh, để rồi phải tìm đến rượu như là một giải pháp cuối cùng…

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 122 - 123)