Những người phụ nữ khác

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 100 - 102)

Trong Nỗi buồn chiến tranh, bên cạnh nhân vật Phương, Bảo Ninh đã dồn

nhiều bút lực của mình để viết về nhân vật những người phụ nữ khác.

Bảo Ninh thấy rằng trước khi đặt chân vào vòng khói lửa chiến tranh họ đều là những cô gái trẻ trung yêu đời, có vẻ đẹp hình thể tràn trề nhựa sống. Đó là Hạnh:

“tấm thân phụ nữ, mùi da thịt ngây ngây của đôi vai, của cặp vú mát rượi mồ hôi dưới lần áo mỏng”[78, tr 81]. Sự tàn bạo của chiến tranh còn hằn in trên số phận bi

đát của ba cô gái ở trại tăng gia của Huyện đội 67“bị chiến tranh cầm tù giữa rừng

sâu núi thẳm”- Mây, Thơm và Hơ Bia. Khi anh em trong tiểu đội trinh sát tìm được đến nơi, ngôi nhà nhỏ ba gian giữa rừng vẫn còn hương huệ. Mâm cơm chưa kịp ăn,

bếp tro còn hơi ấm.“Cả ba cô gái, người trên nhà, người dưới bếp, người đang tắm,

chẳng ai kịp trở tay”trước cuộc tập kích của bọn thám báo. Bảo Ninh không mô tả cụ thể cái chết của các cô nhưng qua lời lẽ tanh máu người của bọn thám báo, có lẽ ai cũng mường tượng ra được những hành vi man rợ, thú tính mà chúng đã làm:

“Ba nhỏ đó, trình quý anh, tụi này làm thịt cúng hà bá rồi…Mấy nhỏ la khóc quá trời”[78, tr.46]. Các cô đã bị chúng hãm hiếp, chém giết tàn bạo sau khi dẫn vào rừng sâu. Cùng với số phận như các cô, Hoà - cô giao liên dẫn đường đoàn tải

thương mà Kiên gặp ở Ngọc Bơ Rẫy cũng rơi vào tay bọn giã thú. Để cứu Kiên và đoàn thương binh khỏi sự đánh hơi của bọn chó săn, Hoà chạy đánh lạc hướng và bị khoảng chục tên Mỹ đa phần là da đen to khoẻ chộp được. Cảnh tượng quằn quại trong man rợ của Hoà mãi mãi đè nặng trong lòng Kiên một nỗi buồn mênh mang không gì nguôi được. Chiến tranh là như vậy, số phận người phụ nữ là như vậy. Lọt vào tay kẻ thù, bất kỳ cô gái nào cũng bị những đòn tra tấn tàn bạo và những cuộc cưỡng hiếp man rợ.

Ngoài chiến trường đã thế, ở hậu phương số phận người phụ nữ cũng chẳng yên bình hơn. Mẹ của Lan ở Đồi Mơ cũng tương tự. Vò võ ngóng tin con, mòn mỏi đợi hoà bình nhưng hoà bình vừa đến, cùng một ngày, buổi sáng buổi chiều mẹ nhận hai giấy báo tử của hai anh trai Lan, mẹ “như là bị xô ngã, mê thiếp đi bằn bặt suốt ba ngày không một lần hồi tỉnh. Mẹ mất đi chẳng nói một lời”[78, tr. 66]. Cú sốc quá lớn sau chuỗi ngày dài hy vọng, nhớ mong đã khiến mẹ không thể gượng

dậy. Nhưng “giá kể hồi đó người ta hẵng gượm gượm, báo tử lần lượt thưa ra thì

có khi mẹ em vẫn còn sống được tới giờ ”[78, tr66]. Lời tâm sự của Lan phản ánh hiện thực đau buồn, cảnh tỉnh những người có trách nhiệm trước dân chúng. Sự vô tâm của họ cũng là nguyên nhân gây nên bao nỗi bất hạnh cho cuộc đời này. Bản thân Lan cũng là một hiện thân khác của số phận người phụ nữ ở hậu phương: chồng hy sinh, đứa con trai vừa chào đời cũng bỏ cô theo bố, cả đời Lan sống trong cô đơn với nỗi khao khát làm mẹ đến cháy lòng.

Quan tâm đến số phận người phụ nữ trong và sau chiến tranh, Bảo Ninh nhận

thấy: “Cũng như cỏ cây, số phận con người mà bị khói lửa chiến tranh ngốn thì chỉ

thoáng chốc thôi là thành tro than”[78]. Chiến tranh như con quái vật đang say máu đã vươn dài đôi tay bóp nát tuổi xuân, tình yêu, hạnh phúc, cuộc đời người phụ nữ. Cả đến lúc dãy chết nó vẫn còn cào móng vuốt vào cuộc đời họ để lại những vết thương không thể chữa lành. Bằng trải nghiệm xương máu và tấm lòng cảm thông sâu sắc với người phụ nữ, Bảo Ninh đã mang đến cho người đọc cái nhìn chân thực và cảm xúc khó quên. Để rồi từ đó người đọc hiểu hơn về những mất mát đau thương mà người phụ nữ Việt Nam phải gánh chịu, hiểu hơn về giá trị con người, giá trị của cái đẹp trước sự tàn bạo của chiến tranh.

Dưới ánh sáng của Phân tâm học chúng ta cũng có thể thấy ở những nhân vật nữ này có sự ám ảnh của những sang chấn và những mặc cảm, qua đó ta cũng thấy rõ hơn đời sống tinh thần của họ.

Những người phụ nữ bị chiến tranh chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần để lại trong họ những ám ảnh khốc liệt, dai dẳng. Ngoài những người đã khuất do sự tra tấn, giết hại của kẻ thù như Hoà, Mây, Thơm, Hơ Bia thì chúng ta còn thấy những người phụ nữ khác cũng phải chịu những áp lực quá lớn của chiến tranh để rồi còn lại những ám ảnh dai dẳng. Đó là Hiền, một chiến sỹ mặt trận quân khu 9 đã trở thành phế binh khi chiến tranh đã lấy đi một bên chân của cô. Đó là vết thương mà

không bao giờ sự tàn khốc của nó thôi ám ảnh chị. “Hai vai cô tì lên hai chiếc nạng

gỗ. Thân hình mềm mại hơi lệch nghiêng, phướn lên, cô đu người tới trước từng đoạn, bả vai nhô cao”[78, tr 97]. Đó còn là mẹ Lan và Lan bị ám ảnh bởi chiến tranh đã gần như cùng một lúc cướp đi tất cả để lại một mình Lan cô đơn, dật dờ sống như một cái bóng trong im lặng.

Ngoài những ám ánh dai dẳng đó, những người phụ nữ còn phải sống trong mặc cảm của số phận. Lan ở Đồi Mơ mặc cảm sự cô đơn của mình để rồi sống nhưng vẫn mong chờ một điều gí đó từ sâu thẳm tâm hồn mình:“Bỗng dưng một ngày nào anh gặp cảnh ngộ không may, thấy đã hết ngả để đi tiếp thì xin anh hãy nhớ ngay rằng, dù sao cũng còn một nơi, cũng còn một người…”[78, tr. 68]. Đó là mặc cảm tàn phế của Hiền khi chiến tranh trả cô về với một dáng người xiêu vẹo

của một phế binh. Mặc cảm ấy đã thể hiện ngay trong ánh mắt của cô: “Đôi mắt

đen trong sáng nhưng sâu thẳm nỗi buồn và tâm trạng tan hoang bi đát”[78, tr 97]. Qua hình ảnh những nhân vật phụ nữ, Bảo Ninh cũng đã góp phần nói thêm tiếng nói phản chiến và bênh vực cho những người phụ nữ mà cuộc đời họ vốn đã bao đau khổ.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 100 - 102)