Nhân vật Phương

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 97 - 100)

Ngoài những nhân vật người lính, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo

Ninh còn có rất nhiều nhân vật phụ nữ. Bảo Ninh là nhà văn luôn dành cho phụ nữ một vị trí trang trọng trong tác phẩm của mình. Nhưng nhân vật nữ đẹp nhất mà tác giả đã dành nhiều trang viết nhất vẫn là Phương, người con của Hà Nội. Hình ảnh của Phương luôn gắn liền với mọi kỉ niệm của Kiên về Hà Hội, tuổi thơ và tình yêu tuổi mười bảy.

Khác với các nhân vật nữ trong văn học đương đại và các nhân vật nữ khác trong tác phẩm của Bảo Ninh, Phương không trực tiếp cầm súng, không bầm dập

bởi đạn bom khói lửa nhưng chiến tranh đã chà nát cuộc đời của cô từ cái giây phút bị làm nhục tàn bạo tại nhà ga Thanh Hoá ấy. Biến cố chiến tranh đã kéo cô ngày

càng xa Kiên, đẩy cô vào kiếp sống của “loài ca kỹ”. Phương trở thành kẻ lạc thời,

lún sâu vào trò chơi nhục cảm để rồi luôn cảm thấy cô dơn khi có quá nhiều đàn ông đi qua cuộc đời mình. chiến tranh đã biến cô thiếu nữ Hà thành hồn nhiên, trinh trắng thành một người đàn bà rệu rã trong nỗi đau thể xác lẫn tinh thần và mãi không thể hoà nhập lại với cuộc sống bình thường được nữa.

Nhìn tham chiếu từ Phân tâm học, chúng ta còn thấy nhân vật Phương được biểu lộ một cách khá rõ ràng qua thế giới vô thức, những ám ảnh từ những sang chấn và những mặc cảm của cô.

Như trên đã nói, nhân vật Phương được bộc lộ một cách khá rõ ràng qua thế giới vô thức. Nhân vật Phương trước hết chúng ta cảm nhận là con người mạnh mẽ và kiên quyết. Đó là sự mạnh mẽ, trong tình yêu với Kiên và trong cả việc bày tỏ tình yêu. Phương luôn là người chủ động trong tình yêu với Kiên. Đó là hình ảnh

Phương và Kiên ở tuổi mười ba trên một toa tàu điện bỏ không: “Hai cánh tay trần

của cô bé quàng lên cổ thằng bạn trai cùng tuổi mười ba, và tới tấp cô hôn lên má, lên môi, lên mắt bạn trong nỗi cuồng khấu trẻ thơ nhưng ngây ngất tột cùng”[54, tr205]. Đó còn là kỉ niệm Phương rủ Kiên trốn khỏi sân trường Bưởi để đi tắm Hồ

Tây: “Cô máy Kiên lẩn ra hồ. Kệ!- Cô cười- kệ các anh hùng rơm hò hét. Tớ vừa

may một bộ áo tắm cực đẹp. Phải bơi”[78, tr 166]. Và trong buổi tối hôm đó,

Phương đã chủ động thổ lộ tình yêu với Kiên: “Em yêu anh (...) Từ tối nay, em là vợ

của anh (...) còn tối nay chúng mình ở bên nhau (...) đừng cần gì khác ngoài em, đừng sợ gì hết. Và nhất là đừng có sợ thay cho em. Hãy nhớ là từ nay tới lúc đó, em là vợ của anh. Đừng sợ...”[78, tr 173]. Ngay cả trên chuyến tàu vào Thanh Hoá, cô bị hãm hiếp, trong khi Kiên đang sững sờ, ngơ ngác thì Phương - nạn nhân của cuộc

hãm hiếp lại tỏ ra khá đàng hoàng và thản nhiên: “Phương trả lời dửng

dưng...Phương ăn uống bình thản”[78, tr 29]. Vô thức đã điều khiển, sai khiến nàng , biến nàng thành con người luôn từ chối và phản kháng. Ở sân trường Bưởi, khi

độ phản kháng vô thức. Phương đã từ chối con đường duy nhất mở ra cho các thanh

nữ lúc bấy giờ là đi học đại học hoặc đi thanh niên xung phong. Đó là thái độ quay

lưng lại với cả một xu thế, một quan niệm của xã hội lúc bấy giờ. Có lẽ, tất cả những hành động đó của Phương đã bị phần vô thức sâu thẳm của nàng sai khiến.

Đó là bóng dáng của vô thức, bởi lẽ mỗi con người đều sống trong những ràng buộc của khuôn khổ, định chế mà xã hội và bản thân họ đặt ra. Vậy nên tất yếu

sẽ có những ham muốn bị “bắt buộc” phải rơi vào quên lãng. Nhưng nó không bao

giờ là quên lãng hoàn toàn, chúng luôn chực chờ cơ hội thoát ra khỏi bóng đêm của sự quên lãng. Việc Phương không đi học đại học mà cũng không tham gia thanh niên xung phong chỉ có thể giải thích được bằng vô thức như thế.

Dưới ánh sáng của Phân tâm học, chúng ta còn thấy nhân vật Phương còn có biểu hiện ám ảnh từ những sang chấn. Freud cho rằng: những cảm xúc tuổi thơ có khả năng lưu giữ, ám ảnh con người cho đến hết cuộc đời. Đúng như vậy, những rung động đầu đời của một cô bé mười ba tuổi với một bạn trai cùng lớp trên toa tàu điện bỏ hoang, những kỉ niệm đẹp đẽ bên bờ hồ tuổi mười bảy là những kỉ niệm không bao giờ quên được, nó đeo bám trong tâm trí Phương đến hết cuộc đời.

Đó còn là ám ảnh tuổi thơ khi Phương trực tiếp chứng kiến cảnh cha Kiên đốt tranh - một nghi lễ hết sức man dại. Hình ảnh ngọn lửa đó luôn ám ảnh cô và nó

còn là dự cảm trước về tương lại cuộc đời cô:“Ngọn lửa thiêu đốt các bức tranh,

thiêu đốt cha và luôn cả đời em. Qua ánh lửa ấy em nhìn thấy tương lai (...)em là đứa con gái lạc thời và lạc loài”[78, tr 170, 171].

Đặc biệt, ám ảnh lớn nhất đời Phương chính là việc cô bị hãm hiếp trên toa tàu ở ga Thanh Hoá ngay trước mắt người mình yêu thương nhất để rồi từ đó Phương và Kiên cứ dần xa nhau mãi mãi. “Phương ngẩng đầu lên. Hai má nhợt nhạtm như là gầy hóp đi - một khuôn mặt lạ lẫm hầu như không quen biết. Ngực áo cộc tay mở toang hết cúc, cổ bị những vết xước”[78, tr 276]. Ám ảnh ấy cứ đeo bám Phương suốt cả cuộc đời, sau này gặp lại Kiên trong hoà bình, những ám ảnh ấy lại càng sôi sục, càng làm cho Phương đau khổ hơn, bởi vì lúc này nàng đã trượt dài trên con đường lầm lạc từ sau sự kiện trên toa tàu năm ấy.

Nếu như sang chấn lớn nhất cuộc đời Phương là việc nàng bị hãm hiếp trên chuyến tàu tại ga Thanh Hoá thì đây cũng là mặc cảm lớn nhất mà Phương phải chịu đựng suốt cuộc đời. Phương luôn mặc cảm mình là một cô gái không còn trinh trắng, cô đã để lại nỗi buồn sâu thẳm trong lòng người mình yêu thương nhất. Mặc cảm đó luôn giằng xé Phương, xô đẩy Phương để rồi khi gặp lại Kiên, cô đã trở thành con người sống cuộc sống của “loài ca kỹ”. Phương đã trượt dài trên con đường lầm lạc mà cái đà trượt ấy bắt đầu từ mặc cảm bị hãm hiếp của cô.

Nhân vật Phương trong Nỗi buồn chiến tranh luôn khắc khoải, tìm kiếm một

cái gì đó mà đôi khi chính cô cũng không nắm bắt và chế ngự nổi. Do vậy, nhiều lúc nhân vật rơi vào những tình thế bất ngờ, không được báo trước, không kiểm soát nổi. Tất cả những điều đó, suy cho cùng chính là sự biểu hiện của một tâm linh vô thức đang quẫy đạp, chi phối và điều khiển con người.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 97 - 100)