Nhân vật Kiên

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 64 - 89)

Đọc tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, người đọc có thể hình

dung được cuộc đời của nhân vật Kiên qua những đoạn hồi tưởng, chắp nối đứt đoạn. Kiên là một chàng trai chính gốc Hà Nội, bố là hoạ sỹ đã ly hôn với mẹ. Anh có một mối tình với Phương - người bạn gái học cùng lớp hồi cấp ba. Kiên thuộc lớp thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh. Sau khi cha mất (1965), Kiên nhập ngũ khi tròn 17 tuổi. Mang theo trái tim nhiệt tình cách mạng, Kiên dấn thân

vào cuộc chiến tranh sinh tử với lý tưởng giải phóng đất nước. Lý tưởng đó đã theo Kiên trong suốt quá trình chiến đấu và nó đã cho anh có những suy nghĩ, những tình cảm tốt đẹp, chân thành về đồng đội, về những con ngưòi làm nên chiến thắng. Kết thúc chiến tranh, trở về với cuộc sống thời bình với bao nhiêu bất cập mới làm Kiên

khó có thể hoà nhập, để rồi, anh trở thành “nhà văn phường” với trách nhiệm mà

bản thân anh tự thấy đó là nhiệm vụ quan trọng và cao cả nhất: Phải viết, viết về những con người đã ngã xuống để dành được hoà bình và độc lập cho dân tộc, đất nước được như ngày hôm nay.

2.2.1.1.1. Nhân vật Kiên với thế giới vô thức

Trong Phân tâm học, vô thức là đối tượng nghiên cứu và nó chiếm vị trí quan

trọng nhất. Freud cho rằng: Phân tâm học là lý thuyết về vô thức: “Phân tâm học là

một phương pháp kinh nghiệm có mục đích phát hiện những vô thức được che giấu đằng sau những hành vi có vẻ hợp lý, phải đạo của mỗi cá nhân”[60, tr.131]. Theo Freud, tách rời khỏi ý thức, ở tầng sâu kết cấu tâm lý con người là hệ thống vô thức. Nó là kho tàng của những bản năng dục vọng sinh vật của con người, trong đó bản năng tính dục là cốt lõi. Mục đích duy nhất của vô thức là thoả mãn các ham muốn dục vọng. Nhưng không chỉ có vậy, vô thức còn bao gồm những khát vọng, những ước muốn của con người không thể hoặc chưa thể thực hiện được trong thực tại, bị dồn nén, bị đẩy lùi vào sâu trong kí ức của tâm hồn. Vô thức có tính bản năng nhưng cũng bị chi phối của môi trường, xã hội. Bởi vì con người luôn là một thực thể của xã hội, tồn tại trong xã hội nên phải tuân theo sự điều tiết của xã hội. Nhưng

thực tế cho thấy rằng: “Con người luôn bị những động cơ mà bản thân không nhận

thức được thôi thúc dẫn đến những hành vi phá hoại những gì con người cho là giá trị nhất”[12,Tr. 22]. Như vậy, trong hai dạng vô thức, cái mà phân tâm học quan tâm hơn cả chính là cái hữu thức nhưng bị dồn nén trở thành cái vô thức.

Theo Freud, vô thức ngấm ngầm chi phối, điều khiển hành vi của con

người, những hành vi mà con người không thể dùng ý thức can thiệp được. Nhân

vật Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh đã nhiều lần hành động theo sự sai khiến của vô thức.

Cuộc sống chiến tranh vô cùng ác liệt, cái chết luôn rình rập để sẵn sàng lấy đi tính mạng của bất cứ ai. Là một người lính trực tiếp chiến đấu, Kiên biết rất rõ điều ấy. Bản thân Kiên còn nhớ rất rõ những cái chết của đồng đội như Thịnh

“con”, Tạo “voi”, Cừ, Oanh, Vân, Thanh… Rồi cảnh “những trận mưa cẳng chân,

bàn tay rơi lịch bịch, lẹt bẹt xuống đồng cỏ voi bên bờ sông Sa Thầy…sườn đồi Xáo Thịt sau ba ngày huyết chiến nom y hệt một mái nhà lợp bằng thây người…”[78, tr 109]. Thế nhưng đã có lúc Kiên hành động theo một sự sai khiến vô thức nào đó. Đã có những lúc, khi đối mặt với kẻ thù, đạn bắn xỗi xả, nổ inh tai, thế nhưng Kiên

“chẳng buồn khom người xuống, thong thả đi tới, vẻ khinh thị và uể oải…” Và rồi

Kiên tiến sát đến từng tên địch đang nấp một để “điểm xạ” cho “tên nguỵ bật khỏi

gốc cây như bị búng đi”.

Đó còn là hành động xả súng như điên loạn, không thể kiểm soát được khi

Kiên “và Tạo “voi” hai thằng quỳ bên khẩu Mã lai bắn xả vào dòng thác tàn binh

của trung đoàn 45 đang tháo chạy khỏi vùng đất trống Phước An rìa ngoài Buôn Mê Thuật. Khẩu đại liên hoá điên (…)Kiên muốn ngừng bắn nhưng bàn tay thần chết giữ rịt lấy tay anh” [78.Tr 150, 151].

Cũng dưới góc độ của vô thức, chúng ta cũng có thể giải thích được hành động của Kiên khi anh để các chiến sỹ dưới quyền của mình (Thời gian đơn vị đóng ở truông Gọi Hồn vào mùa mưa năm 1974) tự do mất kỷ luật, bỏ đơn vị đi theo tiếng gọi của tình yêu với ba cô gái bị kẹt lại giữa rừng ở huyện đội 67. “Lí ra, là chỉ huy, anh cần ngăn chặn hiện tượng vô kỉ luật quá quẩn này(…) Không những nó năn nỉ anh mà trái tim anh buộc nó phải im lặng, buộc anh phải hết lòng cảm thông. Chứ còn biết làm thế nào khác được, thực thể trước tiếng gọi man sơ, hoang dã ấy của tuổi thanh xuân”[78, tr 38].

Khi hoà bình lập lại, Kiên trở về sống với cuộc sống của một công dân thời hậu chiến với bao “vênh lệch” khó hoà nhập. Hơn hết, với vai trò là một nhà văn, anh phải viết, phải phản ánh tất cả trong những sáng tác của mình. Đôi lúc Kiên nghĩ, nên viết về những người xung quanh mình, những người thân hoặc những người cùng khu tập thể của mình với biết bao nhiêu câu chuyện thú vị. Ý định thì

vậy, dường như có một thế lực vô hình nào đó cứ đẩy anh chệch đi khỏi con đường

anh đã chọn: “ đà viết đã cuốn trôi đi hết mọi dự định hoặc làm xáo trộn lên làm

mất trình tự và mạch lạc mà Kiên mong muốn. Khi đọc lướt lại bản thảo anh ngỡ ngàng và kinh hãi thấy điều mà mình vừa khẳng định ở trang trước đã bị phủ định ở trang này. Và các nhân vật của anh không ngừng tự mâu thuẫn. Tuồng như càng trăn trở anh càng trượt nhanh khỏi vấn đề làm anh trăn trở” [78, tr 61].

Nhà văn Kiên đã viết rất nhiều trang bản thảo song “càng viết, Kiên càng âm

thầm nhận thấy rằng, không phải là anh mà là một cái gì đấy đối lập thậm chí thù nghịch với anh đang viết, đang không ngừng vi phạm, không ngừng lật ngược tất cả những giáo điều cùng tất cả những tín niệm văn chương và nhân sinh sâu bền nhất của anh”[78, tr 62]. Hoặc là “đôi khi cũng toan một hướng mới nào đó nhưng ngòi bút lại chẳng tuân theo. Như là khi bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết đầu tay này Kiên như đã dự định một cốt truyện hậu chiến và vì thế chương thứ nhất anh viết về những người đi thu nhặt hài cốt tử sỹ, những người lính sắp giải ngũ để trở về đời thường. Song một cách không thể cưỡng lại, các trang bản thảo dựng dậy hết cái chết này qua cái chết khác, dần dần đi sâu vào những cánh rừng nguyên thuỷ của chiến tranh, lặng lẽ nhóm lên mãi cái lò lửa tàn khốc ấy của kí ức”[78, tr 70, 71].

Với nhân vật Kiên - con người chỉ sống với ký ức quá khứ và những giấc mơ- thì không dễ gì chúng ta cắt nghĩa hết được những hành động do vô thức sai khiến của anh. Nhưng chúng ta phải khẳng định rằng, chỉ có thể hiểu hết những hành động mà ý thức không giải thích nổi bằng vô thức của Freud. Vô thức trong sâu thẳm tâm hồn đã giúp chúng ta cắt nghĩa, lý giải được những hoạt động mà bình thường dưới ánh sáng của ý thức thì không tài nào hiểu được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Freud, những cảm xúc từ lúc còn là trẻ thơ, ở tuổi dậy thì hoặc giai

đoạn đầu đời có khả năng lưu giữ, ám ảnh con người cho đến hết cuộc đời. Nhân

vật Kiên có tuổi thơ gắn liền với một Hà Nội đẹp, có một tình yêu thủa học trò trong sáng, đẹp đẽ với Phương- người bạn cùng khu tập thể, cùng tuổi thơ và cùng lớp, cô gái kiều diểm có đôi mắt nâu. Hình ảnh Hà Nội của tuổi thơ luôn theo sát anh trên con đường chiến tranh. Hà Nội luôn hiện lên rất rõ trong tâm trí Kiên trong những

lúc nhớ nhà, nhớ quê hương và trong những cơn mê dài của những trận sốt rét rừng hành hạ. Đó là Hà Nội với hồ Tây, hồ Gươm, những con phố tấp nập người qua lại; sân trường Bưởi- nơi lưu giữ bao nhiêu kỉ niệm đẹp của tuổi học trò; khu tập thể luôn náo nhiệt với những trò chơi tuổi thơ, những lần đi tàu điện cùng các bạn… Cũng chính hình ảnh về Hà Nội luôn thức tỉnh trong tâm trí Kiên để rồi lưu giữ, níu

kéo Kiên bao lần thoát khỏi cái chết, ở lại với cuộc đời này trong những lần mà “tử

thần sờ soạng”. Hà Nội là nguồn nuôi dưỡng và là sinh lực tiếp thêm để Kiên vượt

qua bao gian khổ chết chóc chiến trường. Trong cơn mơ, “Kiên lại được thấy Hà

Nội của anh, Hồ tây, chiều hạ, hàng phượng vĩ ven hồ, và anh cũng nghe thấy, cảm thấy gió hồ lộng thổi, cảm thấy sóng vỗ mạn thuyền.” [78,tr 19]. Tất cả những kỉ niệm đẹp của Hà Nội đã khắc sâu trong vô thức của Kiên từ thủa thiếu thời và nó cứ trở đi trở laị, cứ ám ảnh anh trong suốt thời gian chiến trận và ám ảnh ngay cả thời hậu chiến.

Cùng với những hình ảnh về Hà Nội là những hình ảnh, những kỉ niệm về Phương - kỉ niệm về những rung động đầu đời luôn đeo bám, ám ảnh, dằn vặt Kiên từ trong những giấc mơ cho đến những hành động khó có thể lý giải được bằng ý thức, bằng lý trí.

Trong nỗi nhớ của Kiên thì nỗi nhớ Phương chiếm một tỉ lệ lớn. Mối tình tuổi học trò đó như một ngọn lửa luôn cháy trong Kiên lúc dữ dội nồng nàn, lúc lại âm thầm sâu lắng. Trong tâm trí Kiên, hình ảnh Phương hiện lên luôn thánh thiện, trong sáng và có sức ám ảnh lớn. Ám ảnh tới mức độ tất cả những hành động của Kiên trong cuộc sống sau này, chỉ có thể lý giải bằng vô thức:„„Anh mơ thấy Phương đang ở cùng trên thuyền thoi với anh, tóc vờn trước gió, trẻ trung xinh đẹp, không một nét sầu thương”[78, tr 19]. Kiên mơ thấy sân trường Bưởi, cuộc mít tinh,

mơ thấy tắm cùng Phương: “Hai đứa lẩn ra phía sau nhà bát giác, ẩn vào lùm cây

sát mép Hồ Tây(…)Kệ!- Phương nói, quỳ xuống sau lùm cây và cởi nhanh áo ngoài. Bộ đồ tắm đen kiểu xưa không thấy các cô ngày nay bận nữa nhưng thực sự là đẹp tuyệt và nhất là thật liều lĩnh. Mầu vải đen nhánh. Màu da trắng loá. Kiên sững người, muốn nhắm mắt lại trước thân hình của người bạn gái”[78, tr 148]. Hình

ảnh của Phương - một sắc đẹp bừng cháy sân trường Bưởi - đã luôn bám lấy anh, để lại trong anh nhiều ám ảnh. Đến nỗi, khi bị thương, nằm điều trị tại trạm quân y dã chiến, nhìn cô y tá câm có đôi mắt mầu nâu, trong lúc nửa tỉnh, nửa mê Kiên đã bao lần gọi tên Phương. Kiên nhớ đến những kỉ niệm đẹp:“Kiên bế Phương trên tay, bước lên bờ, nước trên mình nàng nhỏ xuống ấm ấm. Cỏ mát rượi. Còn anh khoẻ mạnh và cường tráng biết bao, cái tuổi mười bảy ấy. Phương mệt rũ, nằm lả trên cỏ, bàn tay nhỏ nhắn lọt trong bàn tay Kiên... Lần đầu tiên cô xưng em với Kiên’’[78, tr 167].

Những lời nói của Phương mà Kiên đã được nghe, giờ đây, trên con đường chiến tranh khốc liệt, vẫn ám ảnh, vẫn văng vẳng bên tai Kiên. Để rồi anh hành động một cách khó hiểu nếu chỉ nhìn từ ý thức bên ngoài. Đó là câu nói của Phương

mà anh sực nhớ khi chuẩn bị tử hình ba tên thám báo độc ác:“Tới giây phút móc tay

vào vòng cò rồi, lên súng rồi anh lại tha tử hình cho bọn chúng“. Chẳng phải vì những lời van xin, chẳng phải vì nỗi hoang mang của đồng đội, mà bởi tự nhiên lúc

đó anh chợt nhớ tới lời nói của Phương:“ Anh sẽ giết nhiều người chứ? Sẽ trở thành

người hùng chứ“[78, tr176, 177].

Đó còn là những cảm xúc, nỗi nhớ, những kỉ niệm về những người thân của Kiên: bố Kiên, mẹ Kiên, dượng của Kiên cũng luôn sống dậy trong lòng Kiên ám ảnh mặc dù Kiên không thật biết nhiều về họ. Kiên cũng không thật hiểu bố - một hoạ sỹ lạc thời, u buồn và phải thực hiện nghi lễ man dại: đốt tất cả các bức tranh ông đã vẽ trước khi chết. Đó là những kỉ niệm về ngôi nhà, căn gác xép... kỉ niệm về lần cuối cùng gặp dượng để chuẩn bị lên đường chiến tranh. Cảm xúc tuổi thơ,

tuổi mười bảy ám ảnh Kiên còn là hình ảnh và những kỉ niệm với Hạnh.“người phụ

nữ độc thân từng sống trong căn nhà nhỏ sát chân cầu thang“. Đó là lần Hạnh nhờ Kiên đào giúp một cái “tăng xê“ và sự va chạm xác thịt: “Lần đầu tiên cậu cảm thấy không phải bằng mắt mà mà bằng cả khứu giác sự sát kề bên mình một tấm thân phụ nữ, mùi da thịt ngây ngây của đôi vai, của cặp vú mát rượi mồ hôi dưới lần áo mỏng“[78, tr 81].

Thế giới vô thức trong tâm hồn Kiên còn được thể hiện rất rõ khi nhân vật Kiên có một thế giới đa phức bên trong tâm hồn con người. Đó là một con người cương quyết, rắn rỏi, gan dạ và kiên định vớí vai trò là trung đội trưởng trinh sát khi

nói chuyện với Can trước khi Can đào ngũ: “Mày điên rồi, Can! Một là mày không

có quyền làm thế, hai là tút sao nổi. Sẽ bị tóm. Rồi toà án binh, sẽ ăn đạn, càng vô phúc hơn. Nghe tao, bình tâm đi„[78, tr 29]. Nhưng đó cũng là người mà luôn cảm thấy có độ vênh với cuộc sống thời hoà bình. Kiên chỉ còn niềm vui và hơn hết là trách nhiệm sống để viết, để làm tròn trách nhiệm với nghề văn và đặc biệt là với đồng đội - những người đã mãi mãi không trở về được nữa để có được hoà bình ngày hôm nay. Chính vì vậy mà những kỉ niệm của quá khứ chiến tranh chỉ là đòn cân bằng để giúp anh tồn tại mà thôi. Chưa hết, đọc Nỗi buồn chiến tranh, người đọc còn nhận ra được một Kiên nhút nhát trong yêu đương, trong tuổi trẻ khi là một lính mới nhưng cuộc chiến đã tôi luyện, nhào nặn anh thành con người lì lợm, bất cần, vô thức và vô cảm với cái chết.

Bên cạnh đó, nằm rải rác và hầu hết trong tác phẩm là những đoạn Kiên nhớ lại, kể lại những kỉ niệm, những hình ảnh đã diễn ra trong thời gian quá khứ của tuổi thơ, trong chiến tranh và thời hậu chiến của mình. Đó là tổi thơ đầy những kỉ niệm, tuổi 17 thật đẹp với một tình yêu trong trắng với Phương, đó là thời gian khốc liệt của chiến trường mà bao lần cận kề với cái chết,… đó còn là cuộc sống hoà bình với những cuộc chiến tranh ngầm không dứt trong Kiên. Tất cả được Kiên nhớ lại,

kể lại bằng các từ bắt đầu như: Hồi đó, mùa khô năm ấy, mùa mưa cuối cùng, đêm

ấy… Sâu chuỗi lại, chúng ta thấy tất cả như những thước phim quay chậm về cuộc

đời của nhân vật. Bảo Ninh cũng thành công trong việc khắc hoạ nhân vật Kiên với nhiều khía cạnh khác nhau nhưng tất cả đều hướng về miền đẹp đẽ nhất của tâm hồn con người. Từ đó, người đọc sẽ cảm thông hơn, xót xa hơn cho nhân vật và cho thân phận con người.

Tóm lại, nhân vật Kiên trong suốt cuốn tiểu thuyết luôn luôn khắc khoải, luôn kiếm tìm một cái gí đó mà đôi khi bản thể người cũng không nắm bắt và chế ngự nổi. Do vậy, nhiều lúc Kiên rơi vào tình thế bất ngờ, không được báo trước,

không kiểm soát nổi. Tất cả những điều đó, suy cho cùng, chính là sự biểu hiện của một tâm linh vô thức đang thức dậy, quẫy đạp, chi phối và điều khiển con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 64 - 89)