Tài chiến tranh

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 53 - 59)

Chiến tranh luôn là một đề tài lớn trong văn học. Tuy nhiên, ở mỗi thời đại khác nhau, mỗi dân tộc khác nhau, trong những bối cảnh cụ thể, đề tài chiến tranh lại được đề cập ở những mức độ khác nhau.

Ở Việt Nam, cuộc chiến tranh chống Mỹ kéo dài hơn hai mươi năm, dân tộc ta phải đối đầu với một đế quốc hùng mạnh nhất trên thế giới, do đó, chiến thắng đế quốc Mỹ là một sự nghiệp vĩ đại đòi hỏi phải có những hy sinh to lớn. Con người không thể vì hạnh phúc cá nhân mà làm ngơ trước sự dày xéo của quân thù. Cuộc chiến đấu với giặc ngoại xâm như một cuộc trường chinh không ngưng nghỉ, là một chuỗi dài khó khăn gian khổ. Các nhà văn thời kỳ này phải nhận lấy sự ký thác của

lịch sử là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng. Trách nhiệm lớn lao của nhà văn là: “phải có

những tác phẩm xứng đáng chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bấy giờ mà còn để lưu truyền cái lịch sử oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho hậu thế” (Báo cáo của BCH Hội nhà văn Việt Nam tại Đại hội lần IV).

Văn học 1945 – 1975, với tư duy sử thi, các cây bút phản ánh cuộc sinh tử

của dân tộc với những quan tâm là “viết cái gì?” hơn là “viết như thế nào?”. Bởi

vậy, ở giai đoạn này, trong các thư, các bài, báo bàn về văn nghệ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhấn mạnh các yếu tố về nội dung được yêu cầu như; “biểu dương”, “ghi lại cho được”, “phản ánh chân thật”. Văn học Việt Nam thời kỳ này còn có cái nhìn về cuộc chiến còn phiến diện, chỉ ca ngợi mà chưa khơi sâu, mô tả những đau khổ của chiến tranh, những con người dù cận kề cái chết vẫn được lý tưởng hoá.

Sau năm 1975, đất nước bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng hoà bình trong tư thế hội nhập. Đề tài chiến tranh vẫn là nguồn cảm hứng lớn cho nhiều nhà văn. Không chỉ thu hút những nhà văn mặc áo lính, hay những nhà văn trưởng

thành từ hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc mà còn thu hút cả những cây bút trẻ sinh ra và lớn lên trong hoà bình. Về đề tài chiến tranh, nhà văn Chu Lai đã

từng nhận xét: “Chiến tranh là một siêu đề tài và người lính cũng là siêu nhân vật.

Càng khám phá càng thấy những độ rung không mòn nhẵn. Ở đó mọi thứ đều được nén chặt đến ngột ngạt mà nếu biết cách khai mở thì đấy là đối tượng văn học vĩnh cửu nhất”. Các nhà văn sau 1975 tập trung đi vào khai thác đề tài chiến tranh theo tư duy mới, điều này thực sự đã đem lại thành quả to lớn đối với nền văn học nước nhà. Một trong những thể loại đạt được thành tựu đổi mới sâu sắc và nổi bật nhất phải kể đến là tiểu thuyết. Và một trong những nhà văn thành công xuất sắc nhất trong đề tài chiến tranh, tạo nên những rung cảm nghệ thuật mới mẻ, đó là Bảo Ninh với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.

Bảo Ninh là một người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên cho đến khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, anh xuất ngũ và trở về với những công việc của cuộc sống hoà bình sau chiến tranh. Trong ba lô của người lính, Bảo Ninh đã cất giữ cho riêng anh những hoài niệm về chiến trường gian khổ. Trong hành trang tinh thần của anh, chiến tranh là nỗi nhớ, là nỗi buồn nguyên khối. Viết về chiến tranh sau cuộc chiến tranh với Bảo Ninh cũng như các nhà văn quân đội là niềm hạnh phúc hay chính là món nợ văn chương cần phải trả đối với cuộc đời.

Qua những sáng tác của Bảo Ninh, chúng ta có thể khẳng định, chủ âm trong sáng tác của ông là viết về chiến tranh trong cái nhìn hồi ức. Kí ức chiến tranh là mạch nguồn sáng tạo, là chất liệu cơ bản dệt nên những trang viết của Bảo Ninh. Là một cựu binh, hồi ức về chiến tranh ăm ắp trong ông, qua thời gian tích tụ, dồn nén để rồi giờ đây nó bật lên như một sự tung phá. Viết về ký ức chiến tranh như một nhu cầu tự thân muốn nói, muốn giải toả nỗi lòng của mình.

Viết về đề tài chiến tranh mà đặc biệt trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh lại gây sốc. Ông viết về chiến tranh với một cái nhìn mới, có độ vênh cao với những tác phẩm có trước đó trong văn học Việt Nam. Trước đây, do hoàn cảnh chiến tranh, chúng ta cần phải động viên, cổ vũ cuộc chiến vệ quốc, công tác tuyên truyền cách mạng của chúng ta làm cho đa số thanh niên xem việc được vào lính là

một ước mơ, lí tưởng. Được bước vào trận chiến, trực tiếp cầm súng chiến đấu là niền hân hoan tự hào tột độ. Hy sinh xả thân cho lý tưởng là rất đỗi vinh quang, ngược lại, đảo ngũ, đầu hàng là những hành vi đáng khinh bỉ, xấu xa. Văn chương viết về chiến tranh đã xoáy sâu vào những vấn đề đó để phản ánh. Vậy nên, chiến

tranh trong trang văn trước 1975 bao giờ cũng “được tắm trong bầu không khí vô

trùng”(Niculin), được lãng mạn hoá, thần thánh hoá. Ở đấy thường là những con người anh hùng, những đơn vị anh hùng, những biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Những gian khổ, đau thương, mất mát trong chiến tranh bằng cách này hay cách khác đã bị mờ hoá. Yêu cầu cách mạng buộc các nhà văn mới chỉ nói về cái cần có, nên có chứ ít nói về cái hiện có, vốn có.

Là một người lính trở về từ chiến trường, Bảo Ninh hiểu hơn ai hết hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh. Được tiếp sức bởi tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh sự thật” Bảo Ninh đã viết về chiến tranh với “cái nhìn lộn trái”. Ông không nhìn chiến tranh ở góc độ cảm hứng sử thi. Ông viết về nó với cảm

hứng “nhận thức lại”. Bởi thế trong trang viết của ông, chiến tranh không được đo

đếm bằng những chiến công lừng lẫy làm bừng lên lòng kiêu hãnh của cả dân tộc mà chiến tranh được thể hiện bằng sự khốc liệt, bằng những đau buồn, tổn thương về nhân tính và hạnh phúc của con người.

Với đề tài chiến tranh, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã khẳng

đinh rằng: Chiến tranh là đổ máu, chết chóc, huỷ diệt.

Chiến tranh giải phóng dân tộc của ta là một cuộc chiến hào hùng, khơi dậy vẻ đẹp sâu xa trong tâm hồn dân tộc, điều này không ai có thể phủ nhận. Nhưng chiến tranh muôn đời vẫn là chiến tranh, nơi cái ác có cơ hội hoành hành, nơi mà mọi thứ đều nằm trong tầm huỷ diệt. Do đó, “mô tả chiến tranh mà chỉ giữ lại những cái anh hùng, vứt bỏ tất cả những cái khác có nghĩa là bỏ rơi rất nhiều bài học chiến tranh. Không miêu tả những chi tiết nặng nề, bi thảm của chiến tranh là xuyên tạc bộ mặt của chiến tranh trong ý thức nhân loại [95, tr 47].

Hiểu rõ vấn đề này, Bảo Ninh chủ động hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề mà văn học cách mạng chưa nói tới. Ông lột trần bộ mặt tàn bạo, gớm ghiếc

của chiến tranh không một chút e dè, ngần ngại “Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới của thảm sầu, vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người”[78, tr 39,40]. “Chiến tranh là lửa, là máu, là cảnh chém giết cuồng dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng. Thói hiếu sát. Máu hung tàn. Tâm lý thú rừng. Ý chí tăm tối và lòng dạ gỗ đá”[78, tr 41]. Rất nhiều định nghĩa chiến tranh được Bảo Ninh phát biểu trong tác phẩm của ông. Đó là những phát biểu của người trong cuộc, rất cụ thể, chân thực. Mục đích của ông không gì khác là để loài người thấy rõ bản chất của chiến tranh mà tránh xa nó, bài trừ nó.

Chiến tranh mang bộ dạng đáng sợ của một con quái vật say máu người. Dưới móng vuốt của nó, thiên nhiên, phố phường, nhà cửa, con người… tất cả đều bị “chôn vùi, quét sạch, tuyệt diệt”. Đọc Nỗi buồn chiến tranh, người đọc không khỏi rùng mình về sức tàn phá của chiến tranh. Đã biết bao nhiêu đơn vị bị xoá phiên hiệu, biết bao nhiêu làng mạc bị khủng bố trắng, bao nhiêu con người đã ngã xuống vì chiến tranh trong trang viết của Bảo Ninh. Đó là thiên nhiên và con người bị chìm ngập trong sự huỷ diệt. Trong trang viết của mình, Bảo Ninh không bao giờ né tránh sự thật, thậm chí ông còn khai thác đến cùng sự thật dù nó đau đớn,

phũ phàng để phơi bày sự thảm khốc: “Chân trời chết chóc mở ra mênh mang vô

tận, những nấm mồ bộ đội mọc lên nhấp nhô tựa sóng cồn”[78, tr.22].

Dường như Bảo Ninh có hứng thú với góc nhìn cận cảnh, vì thế hình ảnh đặc tả của ông chân thực, sắc nét và có sức ám ảnh mạnh mẽ. Ông thường đặc tả cái

chết gây ấn tượng hãi hùng về sự vô tình và tàn bạo của bom đạn: “Máu tung xối,

chảy toé, ồng ộc, nhoe nhoét… la liệt xác người bị đốn, thân thể dập vỡ, tanh bành, phùn phụt phì hơi nóng”[78, tr. 11]. Đọc Nỗi buồn chiến tranh, người đọc có dịp hình dung những trận mưa cẳng chân, bàn tay rơi lịch bịch, lẹt bẹt xuống đồng cỏ voi bên bờ sông Sa thầy vào lúc rạng mơ sau một đêm B52 liên tục chần. Có thể tận mắt ngắm sườn đồi Xáo thịt sau ba ngày huyết chiến nom y như một mái nhà lợp bằng thây người. Ở đây, chúng ta không chỉ thấy hình ảnh những người lính ngã xuống vì mũi tên hòn đạn, mà còn thấy những cuộc tự sát vì bế tắc trước tình thế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khốc liệt của chiến trường. Đó là cái chết của vị tiểu đoàn trưởng của Kiên, miệng

thì hô chiến sỹ tiến lên nhưng tay thì cầm súng “tự đọp vào đầu, phọt óc ra khỏi

tai”, Quảng - đồng đội của Kiên - vì không chịu được nỗi đau thể xác khi cơ thể

dập nát đã dùng lựu đạn để tự sát; Can bỏ xác thảm thương, tủi nhục vì đào ngũ do không chịu nổi cuộc sống gian khổ, mù mịt của chiến tranh. Cách kể của Bảo Ninh tạo cho người đọc có cảm giác chết là cái gì đó rất đỗi bình thường, chỉ có sống sót trong chiến tranh là cái bất thường. Cái không bình thường đã trở nên bình thường. Chiến tranh là như vậy. Bởi ở đó, chém giết đã trở thành những hoạt động tự nhiên, tất yếu của con người.

Sự tàn bạo của chiến tranh không chỉ dừng ở chỗ huỷ diệt sự sống, thể xác mà còn huỷ hoại cả tinh thần của con người. Chiến tranh ác liệt lại kéo dài không biết ngày nào kết thúc đã tạo ra tâm lý hoài nghi tột độ. Nó như thứ a-xít cực mạnh ăn mòn ý chí sắt thép của con người. Sự ủ dột, yếm thế, mệt mỏi của người cầm súng được Bảo Ninh lưu tâm khai thác. Đây là vùng cấm của giai đoạn văn học trước đây. Vì nói thế là bôi nhọ anh bộ đội cụ Hồ, hạ bệ chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Bảo Ninh không nghĩ thế, theo ông, người cầm súng ở phe ta hay phe địch thì đều là những con người chứ không phải là các cỗ máy. Mà đã là những con người thì hẵn nhiên là không vô cảm. Không ai sinh ra đã làm kẻ anh hùng. Vả lại, việc phản ánh chân thực sự khốc liệt của cuộc chiến với việc lãng mạn hoá cuộc chiến, bình thường hoá con người với thần thánh, cái nào sẽ tôn cao giá trị của chiến thắng hơn? Văn học trước 1975 về đề tài chiến tranh do yêu cầu cổ vũ, động viên chiến đấu nên chưa nói hết những cái khốc liệt, nghiệt ngã của nó. Văn học đổi mới khắc phục những thiếu sót đó mà Bảo Ninh là một trong những trường hợp tiêu biểu.

Ai đã từng đi qua chiến tranh đều mang trong mình một bầu kí ức đẫm máu và nước mắt. Mỗi người có một cách lưu giữ kí ức cho riêng mình. Nhiều người chọn cách im lặng, chôn chặt kí ức, riêng Bảo Ninh lại chọn cách viết ra. Đó là một cách viết trung thực với đôi mắt và tâm hồn mình. Do vậy, những trang viết của ông luôn nặng trĩu một nỗi buồn, nỗi buồn mênh mang cao cả trước những tổn thất và hy sinh to lớn mà dân tộc ta phải trả cho cuộc chiến vệ quốc vĩ đại .

Nỗi buồn chiến tranh còn nhấn mạnh chiến tranh luôn gắn liền với đói khổ, cực nhọc. Cuộc chiến tranh mà Nỗi buồn chiến tranh khắc hoạ không chỉ thấm màu chết chóc mà còn xám xịt màu đói khổ, thiếu thốn. Ở đấy con người phải oằn mình hứng chịu sự huỷ diệt của bom đạn, gồng mình chống chọi với đói rét, bệnh tật, cơ cực.

Trong Nỗi buồn chiến tranh, cái đói, cái rét, bệnh tật có sức ám ảnh không

thua kém gì cái chết. Đường chiến tranh thăm thẳm mịt mù, bom đạn liên miên không biết khi nào chấm dứt. Chiến trường Tây Nguyên, Nam Bộ với hai mùa khắc nghiệt: nắng cháy trời, mưa thối đất, cộng với rừng thiêng nước độc đã trở thành sự hãi hùng đối với những người lính. Là người trực tiếp cầm súng, trải nghiệm đến tận cùng nỗi cơ cực của chiến tranh, Bảo Ninh dường như không thể quên được cái cảm giác: “Khổ sở vì đói, vì sốt rét triền miên, thối hết cả máu, vì áo quần bục nát tả tơi và vì những lở loét cùng người như phong hủi… mặt ai nấy như lên rêu. Ủ dột. Yếm thế. Đời sống mục ra” [78, tr.23]. Chiến tranh là vậy, cái gì cũng thiếu trừ bom đạn và chết chóc. Thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc khi đau, thiếu những thứ thiết yếu cho sự sinh tồn của con người. Đói khổ là cảm giác thường trực ở người lính, điều này đã được văn học chiến tranh nói nhiều, nhưng đói khổ được tô đậm, trở thành nỗi ám ảnh, thậm chí cái ăn trở thành ẩn ức thì chỉ có trong trang viết của Bảo Ninh.

Chiến tranh đã đẩy con người lùi xa thế giới văn minh, trở về với thời kì hồng hoang của lịch sử, sống kiếp phù du hoang dại. Khai thác sâu điều này, Bảo Ninh đã gióng lên hồi chuông khẩn thiết cảnh tỉnh con người về sự tàn bạo của chiến tranh để từ đó nhắc nhở con người biết trân trọng hơn cuộc sống hiện tại, dù có thể nó chưa hẳn là sung sướng nhưng nó là cuộc sống hoà bình, cuộc sống mà những con người đói khát, bất hạnh trong trang văn của Bảo Ninh hằng chờ đợi.

Bên cạnh đó, Nỗi buồn chiến tranh còn khẳng định chiến tranh là kẻ thù

của tình yêu. Trong văn chương những năm chống Mĩ, tình yêu thường mang mằu

sắc lãng mạn. Còn trong sáng tác của Bảo Ninh, tình yêu lại mang tính bi kịch. Nó hoặc phải vật lộn quyết liệt, đau đớn với chiến tranh để sinh tồn hoặc bị cái bóng

quá lớn của chiến tranh đè bẹp. Dưới ngòi bút hiện thực của Bảo Ninh tình yêu và chiến tranh bao giờ cũng nằm trong thế đối cực.

Trong Nỗi buồn chiến tranh, mối tình thuần khiết của Kiên và Phương hẳn sẽ

rất đẹp nếu đất nước không lầm than trong chiến tranh. Bị cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã của cuộc chiến tranh, tình yêu của họ bị đày đoạ, vùi dập một cách tàn bạo. Cảnh đôi bạn trẻ trên chuyến tầu chở hàng quân sự vào chiến trường, Phương đã bị làm nhục ngay trong những giờ khắc khởi đầu binh nghiệp của Kiên đã nói lên sức tàn phá ghê gớm của chiến tranh. Sau cái đêm định mệnh ở ga Thanh Hoá ấy, cuộc đời Phương rẽ sang một hướng khác. Cô luôn mặc cảm không xứng đáng với Kiên còn Kiên thì bị nỗi ám ảnh vây riết. Biến cố chiến tranh đã kéo dài khoảng cách, cứa sâu vết thương lòng để mối tình của họ mãi mãi là mối tình lỡ dở mang

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 53 - 59)