Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ phân tâm học

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 29 - 35)

Sự cách tân đổi mới luôn là điều kiện tồn tại của bất cứ một ngành nghề nào. Cách tân, đổi mới còn là một quy luật khắt khe của sáng tạo nghệ thuật chân chính. Văn học là một dòng chảy dạt dào, hồn nhiên và không ngừng nghỉ trước những biến động của đời sống. Văn học vì vậy mà không chấp nhận những lối mòn, những đường quen sẵn có. Văn học luôn quan tâm đến con người trong xã hội về mọi mặt, đặc biệt là sự chú ý khai thác số phận con người, con người cá nhân với chiều sâu tâm lí. Việc tiếp cận văn học từ phân tâm học là con đường đắc địa để đi vào cõi sâu kín rất người. Thể hiện rõ nét nhất là thể loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết đi sâu vào thế giới nội tâm con người với dung luợng phản ánh đồ sộ, trường đoạn, tư duy dày đặc sự kiện. Và cũng chỉ với tiểu thuyết, phân tâm học mới có dịp trải nghiệm những lí thuyết của mình một cách sâu sắc và đầy đủ nhất. Đặc biệt, trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, có ảnh hưởng rất lớn từ phân tâm học, khiến cho văn học giai đoạn này có những cách tân rất đáng được ghi nhận trong lịch sử văn học.

Thứ nhất, đó là những cách tân về đề tài, chủ đề và môtíp nhìn từ phân

tâm học. Văn học Việt Nam sau năm 1975 có nhiều đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc

trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Những mạch nguồn truyền thống đã được thay thế bằng những cảm hứng mới. Những trang viết về con người cá nhân, về cuộc sống đời thường với tất cả những bộn bề phức tạp đã xuất hiện để thay thế dần những quy phạm và cảm hứng sử thi truyền thống trước đó. Trên văn đàn, lần lượt xuất hiện những tác giả mới, mà những đóng góp của họ có thể nói đã làm thay

đổi nhiều hệ thống tiêu chí thẩm mĩ cũ, từ đó một loạt các giá trị mới đã được hình thành và xác lập. Qua cái nhìn của Phân tâm học, ta thấy tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã có sự cách tân về đề tài, chủ đề và những mô típ biểu hiện. Nó cũng thể hiện được khả năng nhạy bén và tư duy sáng tạo của nhà văn. Để thấy được sự cách tân như thế nào thì chúng ta phải đặt chúng trong sự đối sánh với văn học những giai đoạn trước.

Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ra đời với tuyên bố đi vào chủ nghĩa hiện đại Châu Âu đã đánh dấu điểm mốc quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam. Những cái tên như Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam… đã có ý thức đề cao giá trị cá nhân, có khát vọng giải phóng bản năng con người. Trong các tác phẩm, qua hệ thống nhân vật, họ đã đề cao sự tự ý thức về mình, đấu tranh cho giá trị cá nhân, cổ vũ cho sự tự do yêu đương, tự do tìm hiểu và đấu tranh đòi nhu cầu hưởng thụ của con người. Đó là những bước cơ bản đầu tiên của phân tâm học biểu hiện trong văn học. Đề tài lý tưởng để họ thực hiện mục đích này là đề tài tình yêu. Các nhà văn Tự lực văn đoàn thường chú trọng đến những cảm xúc mạnh mẽ, những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người. Đọc Tự lực văn đoàn, ta nhận thấy yếu tố phân tâm học bàng bạc khắp nơi. Một Khái Hưng, một Nhất Linh với thế giới nhân vật xem khoái lạc là lẽ sống ở đời. Nhân vật Tuyết

trong tác phẩm “Đời mưa gió” của Nhất Linh là một ví dụ. Nhân vật Tuyết quan

niệm: ái tình chính là sự gặp gỡ của hai xác thịt. Qua đề tài tình yêu, Nhất Linh và Khái Hưng đề cao tự do cá nhân, đề cao giá trị thể xác và tâm hồn. Chính sự cách tân về mặt đề tài đã tạo cho tiểu thuyết Việt Nam có chiều sâu tâm lý, đã đi sâu vào thế giới nội tâm của con người. Thạch Lam đã đi sâu vào thế giới vô thức của trẻ thơ. Những ám ảnh từ thời thơ ấu của các nhân vật, mở ra một thời đại mới, một khởi màn che của ý thức, để đến với thế giới tâm linh. Như vậy, các tác phẩm tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn đã tạo nên một bước chuyển biến mới mẻ trong nến văn học Việt Nam.

Bên cạnh nền văn học lãng mạn, văn học hiện thực là một bức tranh sinh động về xã hội thối nát đương thời, phản ánh tình cảnh vô cùng bi đát của tầng lớp

nhân dân bị áp bức bóc lột. Trong sáng tác của các nhà văn hiện thực, người đọc cũng đã thấy rõ thuyết phân tâm học, mà nổi bật hơn cả là nhà văn Vũ Trọng Phụng. Đọc Vũ Trọng Phụng người đọc không thể quên được những tác phẩm in dấu ấn phân tâm học với những nhân vật bị chi phối bản năng tính dục như: Mịch

trong “Giông tố”, Phó Đoan, Cậu Phước trong “Số đỏ”…

Đến giai đoại sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là trong những năm 1960 – 1970, khi Mĩ thiết lập nền thống trị ở Miền Nam Việt Nam, chủ nghĩa Freud được du nhập vào miền Nam Việt Nam với tư cách là thành tố tạo ra thế “hài hoà xã hội”. Nhiều nhà văn hướng tới khám phá đời sống tình dục như là sự biểu hiện của tư tưởng phi luân của con người nổi loạn. Với những khám phá về cõi vô thức, đặc

biệt là “mặc cảm Oediep”“mặc cảm hoạn”… của Freud, đã tạo ra sự khám phá

mới mẻ và trở thành mô típ trong các tác phẩm văn học tính dục ở miền Nam Việt Nam giai đoạn này. Tiêu biểu với các tác giả như: Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Thuỵ Vũ…đặc biệt là Nguyễn Thị Hoàng, người đã dành cả sự nghiệp văn chương

của mình để viết về tính dục của những con người cô đơn nhưng lại “bội bực khoái

lạc”. Những nhân vật trong những tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng là những con

người chủ trương tự do yêu đương, để cho vô thức quyết định và điều khiển, thoát khỏi sự kiểm soát của ý thức. Các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Thị Hoàng rất liều lĩnh, phó mặc cuộc đời của mình cho dòng chảy dục tình. Tiêu biểu là tác phẩm “Ngày qua bóng tối” và “Vòng tay học trò”.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, do nhu cầu thời đại, tiểu thuyết không phát triển như các thể loại văn học khác như truyện ngắn, thơ, ký… Sau năm 1975, tiểu thuyết mới tìm được chỗ đứng cho mình. Khi mạch nguồn tình cảm lớn lao, cao cả nhường chỗ cho con người cá nhân lên tiếng thì tiểu thuyết mới có dịp đi sâu vào thế giới nội tâm và sự trải nghiệm cuộc đời để khám phá ra những điều bí ẩn, tinh tế trong đời sống tâm linh phong phú của mỗi con người. Nhiều nhà văn tìm thấy sự gợi ý mách bảo, đi vào hiện thực trong đời sống tâm hồn con người từ sự vận dụng phân tâm học. Đó chính là thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975. Nhưng giai đoạn tiểu thuyết phát triển rực rỡ nhất, có sự thay đổi cách

tân nhất phải kể đến mốc năm 1986 trở về sau. Đề tài sau chiến tranh đã được khai thác triệt để, phân tâm học cũng được biểu hiện rất rõ trong đề tài này. Và tiểu thuyết lại có dịp đi sâu vào thế giới nội tâm con người, nhưng ám ảnh chiến tranh trong tâm hồn mỗi con người đã đi qua chiến tranh được mô tả rất tinh tế.

Đề tài được đánh giá là có sự chuyển biến, thay đổi, được các nhà văn quan tâm nhất vẫn là đề tài tình yêu. Các nhà văn mạnh dạn gán ghép đề tài tình yêu với đề tài tình dục. Sự cơi nới về đề tài và dỡ bỏ một số quan niệm áp đặt cho văn chương đã kích thích sự sáng tạo của nhà văn. Họ có điều kiện thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội cũng như đời sống tinh thần của con người. Những vùng đất cấm kị một thời mà văn học phải né tránh nay lại càng thu hút được ngòi bút của họ. Bối cảnh xã hội mới cũng thu hút và mở rộng việc giao lưu văn hoá với thế giới thông qua một số lượng lớn sách dịch. Tầm nhìn xa hơn, rộng hơn về văn hoá các nước cũng thúc đẩy những tìm tòi nghệ thuật của nhà văn. Chính vì lẽ đó, tiểu thuyết giai đoạn này đạt được những thành tựu đàng kể, được độc giả đón nhận rất nồng nhiệt. Tình yêu và tình dục hoà quyện tạo nên một tình yêu rất đỗi con người. Tình dục không làm cho tình yêu xấu đi, mà nhờ nó, tình yêu được tôn vinh, trân trọng. Bởi lẽ, khi viết về đề tài tình dục, một đề tài hết sức nhạy cảm, khai thác

đề tài nhạy cảm là chạm đến “những điều cấm kị” một thời, chạm đến góc khuất,

nơi mà con người cố tình che giấu, các nhà văn viết về vấn đề này cần phải hết sức

tinh tế “viết sao cho đừng sượng sống, đừng nhơ nhớp, làm sao lồng chúng vào tình

huống và tính cách nhân vật một cách hợp lý, không thiếu, không dư”(Nguyễn Ngọc Tư).Ý thức được điều đó, các nhà văn đã đi sâu lột trần bản chất của vần đề bằng những chủ đề rất táo bạo. Từ những tìm kiếm vi mô trong tâm hồn con người, văn học hướng con người đến cuộc sống nhân văn hơn, tốt đẹp hơn. Trong những sáng tác của Phạm Thị Hoài, yếu tố tình dục được đề cập đến như là một hành động vô thức của con người, hoàn toàn vô cảm và không thể kiểm soát được mình. Tạ Duy Anh lại quan tâm đến vấn đề con người thể lực tình dục như một vũ khí lợi hại để đối phó với nhau trong cuộc sống. Hiện thực cuộc sống khiến nhà văn phải trăn trở, lên tiếng. Nhà văn Hồ Anh Thái lại nói về tính dục trong Cõi người rung

chuông tận thế là con người bản năng đi tìm khoái lạc. Dưới góc nhìn của phân tâm

học, nhà văn miêu tả dục vọng, sự ham muốn thấp hèn của phần“con” trong con người. Tiếp đến, là sự vận dụng cái vô thức và đời sống tâm linh được quan tâm đặc biệt trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.Trong những tác phẩm viết về đề tài này chúng ta có thể thấy rõ sự cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Đó là hiện

thực đời sống tâm linh xuyên suốt Đêm thánh nhân(Nguyễn Đình Chính),Cõi người

rung chuông tận thế(Hố Anh Thái), Thiên thần sám hối(Tạ Duy Anh) là hiện thực

chưa từng xuất hiện ở các giai đoạn văn học trước đó. Ngồi (Nguyễn Bình Phương),

Khải huyền môn(Nguyễn Việt Hà)…đã đẩy cuộc thăm dò vô thức đi xa khuất.Có thể nói rằng, với đề tài và chủ đề này, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đang tiếp cận với tiểu thuyết thế giới hiện đại mà ở đó, phân tâm học là hướng tiếp cận đáng ghi nhận.

Như vậy, trong khi xã hội ngày càng phát triển, thị hiếu của độc giả cũng không còn như trước thì đòi hỏi người cầm bút phải làm cuộc cách tân để đáp ứng nhu cầu thưởng thức mới của độc giả hiện đại và nhu cầu của cuộc sống mới. Vấn đề cấp bách đặt ra đối với các nhà văn là đổi mới tư duy sáng tạo, cách tân văn học. Trong đó, sự cách tân về đề tài, chủ đề và những môtíp làm cho văn học mang một diện mạo mới, từng bước khẳng định mình trên văn đàn thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, đó là những cách tân về nhân vật và biểu hiện phức cảm. Mỗi

nhà văn có một cách xây dựng nhân vật riêng cho mình, và cũng có thể chính mỗi nhà văn trong mỗi tiểu thuyết khác nhau của họ lại có những cách xây dựng nhân

vật khác nhau. Nhân vật là“con người cụ thể được miêu tả trong các tác phẩm văn

học”. Trước 1975, nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thường bị chi phối bởi các

áp lực sử thi và được xây dựng theo phương pháp phân tuyến. Sau năm 1975 mà đặc biệt là sau thời kì đổi mới 1986, nhân vật trong văn học không nằm trong thế khép kín và được định sẵn bởi số phận mà luôn có sự thay đổi mang tính bất ngờ. Bởi trong văn học hiện đại, số phận con người không biết trước được và nhà văn không áp đặt cái nhìn chủ quan của mình vào nhân vật mà phải tôn trọng lôgic nội tại của nhân vật.

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại quan niệm con người cá nhân là một nhân cách, hơn hết là một nhân cách kiểu mới. Nhà văn nhận diện con người với kiểu dáng nhân vật, những biểu hiện đa dạng và phong phú của nhu cầu tự ý thức, sự hoà hợp giữa con người với tự nhiên, con người xã hội và con người tâm linh… đây là một trong những yếu tố của phân tâm học. Vận động chậm với những bước tiến ngắn, nhưng tiểu thuyết Việt Nam vẫn đạt được nhiều cách tân quan trọng, trong đó cách tân về nhân vật tiểu thuyết là điểm nhấn rõ nét nhất.

Để khám phá được thế giới tâm linh, những khát vọng thầm kín, những góc khuất của con người, các nhà văn đương đại luôn thể hiện những khát khao và nỗ lực của bản thân trong việc xây dựng nhân vật. Nhà văn tìm thấy ở phân tâm học một sự gợi ý, mách bảo để đi vào hiện thực rộng lớn trong đời sống tâm hồn thuộc về chiều sâu của con người. Do vậy, con người đa tính cách, hiện thực cuộc sống đa chiều chính là nội dung mà tiểu thụyết Việt Nam đương đại phản ánh rất thành công và đó chính là sự cách tân của tiểu thuyết. Trong những lối viết khác nhau đã thể hiện các khái niệm phức cảm của phân tâm học như: mặc cảm Oedipe, mặc cảm hoạn, mặc cảm ấu thơ, mặc cảm chết, cùng cái vô thức, các bản năng. Các nhà văn cho ta thấy những mảnh ghép để tạo dựng nên cái nhìn về đời sống con người và Phân tâm học đã đi sâu lí giải phần bên trong của nó.

Văn xuôi giai đoạn này đóng góp nhiều tên tuổi mới như: Tạ Duy Anh, Hố Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Mạc Can, Thuận, Đoàn Minh Phượng, Bảo Ninh, Nguyễn Ngọc Tư… họ đều là những cây bút viết hay và cảm nhận sâu sắc về đời sống nội tâm, những cuộc đấu tranh ngầm nhưng dữ dội và không khoan nhượng của con người. Ẩn chứa trong mỗi nhân vật của các tác phẩm là cả một thế giới đầy giông bão, dường như chỉ đợi cơ hội, dù là nhỏ nhất trong tầng sâu của tâm hồn con người để được nổi sóng. Đó là ông Ba trong Tấm ván phóng dao của Mạc Can, luôn chênh vênh giữa hai bờ thực ảo với những ràng buộc, những ranh giới vô hình nhưng đầy khắc nghiệt trong tâm hồn ông. Đó còn là cuộc đời của bà Tư chẳng có gì ngoài tuổi thơ im lặng đầy nước mắt trong nỗi ám ảnh và

rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, người đọc lại nghe vang vọng lời của thánh John trong chương kinh Tân ước cảnh báo cho đệ tử về ngày phán xử cuối cùng cho các tội ác do loài người gây ra.

Hướng về huyền thoại, tái hiện những giấc mơ, phản ánh rất thật, rất sâu đời sống bản năng, kể cả những dục vọng thấp kém của con người là khuynh hướng chủ yếu của các nhà văn. Nhân vật Kiên trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh cũng mang trong mình những nỗi đau, những ám ảnh, những chấn thương trong tâm hồn mà mãi vẫn không lành được. Kiên hiện lên trong một tâm thế hoang mang, cô đơn, trong sự bất an, chông chênh, đầy ám ảnh để rồi đi tìm sự giải thoát trong những trang viết của mình.

Như vậy, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn ở mỗi

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 29 - 35)