Ngôn ngữ biểu hiện phức cảm

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 123 - 129)

Ngôn ngữ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên giá trị cho tác phẩm nghệ thuật. Nó thể hiện trình độ và khả năng sử dụng vốn ngôn ngữ chung của tác giả. Bởi ngôn ngữ trong tác phẩm không phải là thứ ngôn ngữ nguyên khối của đời sống được lắp ghép mà thành mà đó là ngôn ngữ được lụa chọn, gọt giũa, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Vì thế, nó là yếu tố cơ bản thể hiện cá

tính sáng tạo của nhà văn. Nhìn vào ngôn ngữ của tác phẩm văn học, ta có thể nhận diện ra dấu ấn phong cách riêng của nhà văn đó.

Đối với nền văn học hiện đại Việt Nam, Bảo Ninh được đánh giá là một trong những cây bút góp phần đổi mới ngôn ngữ văn học. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông có những nét đẹp riêng, không giống với các nhà văn trước và cùng thời. Tìm hiểu tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh bằng cái nhìn phân tâm học, chúng tôi nhận ra những đặc điểm nổi bật trong việc sử dụng ngôn ngữ để thể hiện các phức cảm đó là: ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm.

Với ngôn ngữ trần thuật trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh không nhằm

định hướng tư tưởng, suy nghĩ cho người đọc. Nhà văn không cho mình cái quyền mớm lời, nói hộ người khác. Ông chỉ nêu lên quan điểm, cách nhìn nhận của riêng mình, cố gắng tạo ra những cuộc tranh luận ngầm với người đọc. Khi đọc, người đọc có cảm giác chống chếnh bởi ngôn ngữ trần thuật có vẻ không đủ độ tin cậy. Đó còn là thứ ngôn ngữ trần trụi thường được dùng để tái hiện lại hiện thực chiến tranh, đặc biệt là miêu tả các trận đánh đẫm máu, miêu tả cái chết. Bảo Ninh không ngần ngại dùng những lớp từ gai góc, ấn tượng, giàu giá trị tạo hình, gợi cảm. Để viết về

những chiếc xe tăng kiêu hùng trong văn học cách mạng, ông viết: “các cậu hẳn

thấy cảnh tăng cán người rồi chứ?(…)Như cái túi đẫy nước, thằng người vỡ đánh bép một cái và đẩy nhẹ băng xích lên(…)Ở các rãnh xích đầy những thịt với tóc. Giòi lúc nhúc. Thối khẳm. Xe chạy tới đâu, ruồi bâu tới đấy ”[78,Tr.198]. Hoá ra để đến được với hoà bình, cỗ máy kiêu hùng kia đã lướt trên không biết bao nhiêu xác người của ta và địch. Những người nằm xuống cho hoà bình không phải chỉ chết một lần vì bom đạn. Ngôn ngữ cực thực của Bảo Ninh mới thấm thía làm sao. Khi miêu tả về cái chết, ngôn ngữ của ông phát huy tối đa mức độ trần trụi của nó để

diễn tả cho kì hết những cảm giác ghê rợn, khủng khiếp: “Máu tung xối, chảy toé,

ồng ộc, nhoen nhoét (…) xác người bị đốn, thân thể dập vỡ, tanh bành, phùn phụt phì hơi nóng”[78, tr.11]. Hoặc khi miêu tả trận đánh ác liệt, Bảo Ninh cũng đã khai thác hết giá trị biểu đạt của lớp ngôn ngữ trần trụi, thô nhám:“rừng bị tưới đẫm

xăng đặc, cuồn cuộn lửa luyện ngục(…) Tất cả bị na-pan tróc khỏi công sự, hoá cuồng, không lính, không quan gì nữa rùng rùng lao chạy trong lưới đạn dày đặc, chết dúi, ngã dụi vào biển lửa”[78,tr.11]. Lớp ngôn ngữ trần trụi này còn được sử dụng trong những câu văn viết về những ngày hậu chiến. Sau những năm dài đi qua

cõi chết, người lính trở về với hoà bình là: những khuôn mặt “xám xịt”, “râu ria

xồm xoàm”, mắt“ đỏ loè”, “phần đông dở khóc dở cười, có tay rống lên rồi nức nở và sặc nấc như dậy cơn tâm thần. Hoà bình ập tới phũ phàng, choáng váng đất trời và siêu đảo lòng người, gây bàng hoàng, gây đau đớn nhiều hơn là mừng vui”

[78,tr.31]. Chiến tranh đã đi qua gần 40 năm nhưng đọc những trang viết của Bảo Ninh ta vẫn cảm thấy nó như vừa mới diễn ra hôm qua. Ngôn ngữ trần trụi của ông có sức ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc. Bằng lớp ngôn ngữ này, Bảo Ninh đã khắc hoạ một hiện thực chiến tranh chân thực, lay động lòng người.

Ngôn ngữ trần thuật của Bảo Ninh còn hấp dẫn người đọc bởi những trang văn thấm đãm chất thơ, bay bổng lãng mạn. Ngôn ngữ giàu chất thơ được dệt nên bởi những dòng cảm xúc mãnh liệt khi nhà văn viết về cái đẹp, tình yêu, bình yên. Đó là cảm xúc ngây ngất, say đắm của Kiên trong tình yêu với Phương hoặc để khắc hoạ vẻ đẹp của Phương - vẻ đẹp đã làm Kiên mê đắm suốt một thời tuổi trẻ và

đến cả hiện tại. Mỗi lần Phương xuất hiện, vẻ đẹp “mềm mại”, “thơm mát”, “nóng

hổi”,“trinh trắng”…của nàng là niềm ngưỡng vọng đối với anh. Vẻ đẹp đó luôn được chạm khắc bằng thứ ngôn ngữ mĩ miều nhất, thơ mộng nhất:“Hai cánh tay đẹp đẽ, hai bờ vai tròn nẳn, hai bầu vú nây rắn rung lên nhè nhẹ, cái eo mịn màng phẳng phiu, hơi thót vào một chút đến nỗi đám lông đen dày mịn giữa cặp đùi tròn trĩnh trông như một miếng đệm nhung, đôi chân đẹp như tạc, dài và chắc, mềm mại với làn da sữa đặc”[78,tr.305].Theo dòng miêu tả của Bảo Ninh, chân dung Phương hiện lên như một nàng tiên lạc giữa cõi trần. Ngôn ngữ giàu chất thơ cũng được dành để nói về cảm xúc say đắm của Kiên lúc ở bên Phương và thên nhiên ướp đầy

tình yêu của họ:“Ôi cái ngày tháng tư nóng hổi, nồng nàn. Những lần ôm xiết ngắn

ngủi chuyếnh choáng trong làn nước màu lục nhạt. Những sợi rong lập lờ. Tiếng cá quẫy đuôi. Và khuôn mặt trắng mịn của Phương nhoà trong nước, những chùm

bong bóng hơi thở, mái tóc ướt nặng, bờ vai, đôi chân dài, thân thiết, tuyệt mĩ”[78,tr.149].

Bên cạnh ngôn ngữ trần thuật, Bảo Ninh đã rất thành công trong việc sử

dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm. Như đã nói ở phần trước, Nỗi buồn

chiến tranh về có bản là những ký ức được tái hiện lại trong lòng hồi tưởng của nhân vật. Vì thế, ta thấy ngôn ngữ độc thoại chiếm tỉ lệ lớn hơn ngôn ngữ đối thoại. Tuy nhiên, ngôn ngữ độc thoại trong tiểu thuyết này lại có khả năng gợi ra nhiều tầng nghĩa và đặc biệt ngôn ngữ độc thoaị cũng mang tính đối thoại. Ngôn ngữ đối

thoại trong Nỗi buồn chiến tranh không hướng nhiều đến việc trao đổi thông tin mà

chủ yếu là để tạo bối cảnh cho tâm trạng hoặc thẻ hiện tư trưởng. Lời đối thoại có tính chất mở, gợi suy nghĩ cho người đọc, nhưng ở đây lời đối thoại cũng không nhiều. Phần lớn có hình thức rời rạc, buồn tẻ nhưng nó lại chất chứa tâm trạng, xung đột bên trong. Chẳng hạn cuộc đối thoại giữa Kiên và Phương trong đêm Hồ Tây, sau ngày cha Kiên mất:

“- Anh có nói chuyện với cha bao giờ không?

- Có chứ? Hỏi gì lạ thế? Sao lại không? Nói nhiều chuyện.

- Thế cha có nói vì sao cha không muốn sống nữa không? Vì sao cha huỷ tranh của cha không?

- Không? Ông chỉ nói với mình chuyện khác. Nhưng sao lại huỷ? Mình không hiểu?

- À, ừ nhỉ. Kiên đâu có biếy chuyện ấy. Thế mà em lại biết. Thế mà cha lại kể với em. Em gần với cha chứ không phải với anh. Ngọn lủa thiêu đốt các bức tranh. Thiêu đốt cha và luôn cả đời em. Qua ánh lửa ấy em nhìn thấy tương lai...

- Cái gì?Phương bảo sao?Nói gì như điên vậy. Thử nói rõ xem nào, Phương! (...)

- Từ ngày cha anh mất đi em mới thực sự yêu anh mà mới hiểu vì sao yêu anh đến thế này (...) em là đứa con gái lạc thời và lạc loài... Anh là người con trai đúng thời... Vậy tại sao chúng mình yêu nhau, bất chấp tất cả, bất chấp cả sự khác nhau quá lớn giữa hai đứa? Anh có biết không?

- Thôi chúng mình về đi. Chúng mình...Kiên sợ. Phương nói những chuyện gì đâu ấy? Sao lại lạc thời, sao lại khác nhau?

- Bây giờ thì em hiểu rằng (...) Nếu cha anh là người cùng thời, là anh, thì em sẽ yêu cha anh chứ không phải là yêu anh”[78, tr 170,171]. Cuộc đối thoại giữa hai người yêu nhau nhưng lời thoại rời rạc. Lời thoại của Phương thì miên man, không nhằm trả lời câu hỏi của Kiên mà đang nhằm bộc lộ tâm sự. Phương đang nói với Kiên mà như đang nói với chính mình. Bởi cô là người nhạy cảm trước cái đẹp, tình yêu, cô luôn có những dự cảm buồn khi nhìn về chiến tranh. Còn Kiên thì say mê chiến tranh, tỉnh táo, lý trí. Kiên gần như không hiểu những gì Phương đang nói và muốn nói. Nó vượt quá tầm đón nhận của anh. Các câu hỏi của anh đầy bực dọc, yêu cầu được giải thích. Anh và Phương đang đối thọai lệch pha. Sự lệch pha này đã khiến cho cuộc nói chuyện giữa họ trở thành cuộc đối thoại tư tưởng chứ không còn là tâm sự của hai người yêu nhau. Đằng sau cuộc đối thoại đó là những va xiết, xung đột gay gắt giữa hai tâm hồn, hai dòng ý thức. Để rồi từ xung đột đó mãi mãi Kiên và Phương không thể gặp nhau ở một điểm đúng như dự cảm của Phương. Trong tác phẩm, Bảo Ninh liên tục duy trì hình thức đối thoại này để tạo nên những mạch ngầm trong văn bản.

Ngôn ngữ độc thoại cũng hàm chứa những dằn vặt, trăn trở, suy nghĩ, thậm chí là suy nghĩ trái chiều, tự đấu tranh trong chính nhân vật. Những dòng độc thoại khơi mở chiều sâu nội tâm thậm chí nó còn chạm được đến tầm vô thức, tiềm thức của nhân vật.Tuy nhiên, độc thoại trong Nỗi buồn chiến tranh không phải là độc thoại một chiều. Ngay trong dòng độc thoại nội tâm của nhân vật, nhà văn cũng thường sử dụng những kiểu câu phỏng đoán, không xác định, tạo nên sự phức tạp khó nắm bắt.Thực ra, nó là những cuộc đối thoại của nhân vật với chính mình, với những luồng tư tưởng, tình cảm khác nhau tồn tại trong con người mình. Nhân vật của Bảo Ninh là kiểu nhân vật tự vấn. Kiên miên man trong những dòng độc thoại nội tâm suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Tuy nhiên lời độc thoại của Kiên lại cho thấy anh không phải đang kể lại cuộc đời của mình mà đang sống lại những ngày tháng đã qua, vì thế nhiều lời độc thoại của Kiên như là đang đối thoại với chính

mình, với độc giả. Chẳng hạn như cuộc độc thoại sau: “Bây giờ thì đã qua cả rồi. Tiếng ồn ào của những cuộc sung sát đã im bặt. Và vì chúng ta đã chiến thắng nên đương nhiên có nghĩa là chính nghĩa đã chiến thắng, điều này có một ý nghĩa an ủi lớn lao, thật thế. Tuy nhiên cứ nghĩ mà xem, cứ nhìn vào sự sống sót của bản thân mình, cứ nhìn kỹ vào nền hoà bình thản nhiên kia, và nhìn cái đất nước đã chiến thắng này mà xem:đau xót, chua chát và nhất là buồn xiết bao. Một người ngã xuống để người khác được sống, điều đó chẳng có gì mới, thật thế. Nhưng khi anh và tôi thì sống còn những người ưu tú nhất, tốt đẹp nhất, những người xứng đáng hơn ai hết quyền sống trên cõi dương này đều gục ngã, bị nghiền nát, bị cỗ máy đẫm máu của chiến trận chà dập, đày đoạ, bị bạo lực tăm tối hành hạ, làm nhục rồi giết chết, bị chôn vùi, bị quét sạch, bị tuyệt diệt, thì sự bình yên này, cuộc sống này, cảnh trời êm biển lặng này là cả một nghịch lý quái gở”[78, tr 258]. Lời độc thoại về lẽ sống chết, về cuộc chiến thắng và nền hoà bình nghe như những dằn vặt, xót xa, lại nghe như đang tự vấn, như đang đối thoại với người đọc và cần sự đối thoại trở lại.

Trong tác phẩm, chúng ta còn thấy có ngôn ngữ giấc mơ – đây là một hình

thức đặc biệt của ngôn ngữ độc thoại. Nó giúp nhà văn khai thác sâu những mạch ngầm vô thức và tiềm thức, tạo thêm một kênh mới để khám phá thế giới nội tâm phức tạp của nhân vật. Ngoài ra, Bảo Ninh còn sử dụng ngôn ngữ như “trò chơi lỏng”, tổ chức mạch lạc tác phẩm không theo trật tự lôgic thông thường. Nhà văn như làm xiếc với chữ nghĩa, tạo điều kiện để người đọc cùng tham gia vào khám phá thế giới trong tác phẩm. Trong nhiều trường hợp, Bảo Ninh cũng tạo ra những kiểu diễn đạt đặc biệt, vượt khỏi quy định của ngữ pháp, tạo ra những khoảng trống

ngôn ngữ trong trang viết để người đọc tự do suy nghĩ:“Tràn ngập lòng một khối

mù mịt, bấn loạn. Anh hoang mang rối bời. Nghĩa là rốt cuộc, vẫn từ biệt, vẫn chia ly. Nghĩa là...”[78, tr 222]. Hoặc tạo ra những kiểu câu văn mà nghĩa thực của nó

không hiện lên trên câu chữ, kiểu câu đa nghĩa, nhiều giọng:“Ta thắng địch thua,

ngữ như một trò chơi , Bảo Ninh vừa diễn đạt được ý mình thể hiện vừa tạo điều kiện để người đọc tham gia nghĩ tiếp những điều mình không thể hiện.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 123 - 129)