Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh nhìn khái quát

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 35 - 53)

phạm vi một thuyết, nó trở thành một trong những phương thức sáng tác trong tư duy và sáng tạo của các nhà văn, đặc biệt là chiều sâu tâm hồn phong phú và phức tạp của con ngườì. Điều này góp phần tạo nên những cách tân trong văn học Việt Nam, mà đáng chú ý nhất là thể loại tiểu thuyết.

1.2.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh nhìn khái quát từ phân tâm học tâm học

1.2.2.1. Bảo Ninh – hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật

Nhà văn Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh ngày 18 tháng 1 năm 1952 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Quê gốc của ông ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông sống ở Hà Nội từ năm 1959, vào bộ đội năm 1969, từng chiến đấu ở mặt trận B3 Tây Nguyên cho đến ngày hoà bình lập lại thì giải ngũ. Từ năm 1976 đến 1981, ông học đại học taị Hà Nội, ra trường làm việc tại Viện Khoa học Việt Nam, sau đó học khoá 3 (1986-1988) Trường Viết văn Nguyễn Du. Hiện nay Bảo Ninh công tác tại báo Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam và Văn nghệ

trẻ. Bảo Ninh được độc giả biết đến sau truyện ngắn Trại bảy chú lùnin năm 1987,

đạt giải thưởngcủa Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991 với tác phẩm nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1997, hội viên

Hội Nhà văn Hà Nội. Trong con mắt của đồng nghiệp và bạn bè, Bảo Ninh là người giàu cảm xúc, kiệm lời, thích quan sát, lắng nghe. Đó là những phẩm chất đáng quý của một nhà văn. Phẩm chất đó đã giúp Bảo Ninh tích luỹ được nhiều vốn sống, góp phần tạo nên tính chân thực, hấp dẫn người đọc từ các sáng tác của mình.

Bảo Ninh xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, văn hoá và văn học. Cụ cố của Bảo Ninh là danh sĩ nổi tiếng Huỳnh Côn ở Quảng Bình, làm quan qua ba đời vua nhà Nguyễn. Các con cháu cụ Huỳnh Côn đều là những ngưòi có học vấn uyên thâm, thành đạt công danh và đóng góp nhiều cho đất nước, như: Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà nghiên cứu, dịch giả văn học Hoàng Thiếu Sơn và Giáo sư Hoàng Tuệ - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ, chuyên gia đầu ngành về ngôn ngữ học và ngôn ngữ văn chương - thân sinh của Bảo Ninh. Cốt cách cao quý, mẫn tiệp của gia đình, đặc biệt là tình yêu văn chương cùng với năng lực ngôn ngữ dồi dào của người cha đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phong cách nghệ thuật của Bảo Ninh. Chính người cha là người đã gửi gắm Bảo Ninh cho bạn thân của ông là Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hiến - người lúc đó là Hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du - nhằm hướng Bảo Ninh theo nghiệp văn chương. Tài năng nghệ thuật của Bảo Ninh còn được vun đắp bởỉ ngưòi mẹ, cũng là trí thức và tha thiết với nghiệp văn chương của con. Ngay từ những ngày đầu, khi con chưa thực sự tự tin trong nghiệp cầm bút, bà đã lặng lẽ đưa những tập bản thảo đầu tiên của Bảo Ninh trao cho Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hiến, và để rồi từ đó trên văn đàn xuất hiện thêm một cây bút mang tên Bảo Ninh.

Có thể nói, truyền thống yêu ngôn ngữ và văn chương của gia đình như một mạch ngầm chảy mãi trong huyết quản của Bảo Ninh, để rồi khi gặp điều kiện thuận lợi nó tạo thành một lối viết ngập tràn cảm xúc, bút lực dồi dào, chữ nghĩa có phần cầu kỳ, lắt léo nhưng lại rất đời, rất thực. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tài năng, định hình phong cách nghệ thuật của Bảo Ninh.

Trong cuộc đời, Bảo Ninh đã đi nhiều nơi, sống ở nhiều môi trường khác nhau nhưng phải khẳng định hai môi trường sống ảnh hưởng lớn nhất đến phong cách nghệ thuật của Bảo Ninh chính là Hà Nội và chiến tranh.

Bảo Ninh không phải là người gốc Hà Nội, nhưng ông lớn lên và gắn bó với mảnh đất này. Đó là một Hà Nội của những ngày hoà bình xây dựng Chủ nghĩa xã hội sau chiến thắng Điện Biên Phủ; Hà Nội của những ngày giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc; Hà Nội của những ngày sơ tán… tất cả đều gắn liền với tuổi thơ, tuổi học trò và những cảm xúc đầu đời của Bảo Ninh. Trong những năm tháng đối mặt với bom đạn và chết chóc, Hà Nội là biểu tượng đẹp đẽ nhất nuôi dưỡng tâm hồn Bảo Ninh trước sự tàn phá của chiến tranh. Cũng chính Hà Nội là viễn cảnh tươi đẹp đã thôi thúc ông và các đồng đội của ông chiến đấu, xả thân vì nó. Bởi vậy, trên những trang viết của mình, hình ảnh Hà Nội xưa được Bảo Ninh viết bằng những từ ngữ đẹp nhất và cảm xúc trân trọng yêu thương nhất. Nhưng rồi Hà Nội cũng thay đổi theo thời gian. Đó là một Hà Nội của nền kinh tế thị trường và quá trình đô thị hoá để trở thành hiện thực ngột ngạt, bức bí. Đó là một Hà Nội mà mọi bậc thang giá trị bị đảo lộn, phơi bày tất cả sự ồn ã, phức tạp, bon chen, phàm tục của cuộc sống sau chiến tranh. Chính những yếu tố đó đã làm nên cái nhìn u buồn của Bảo Ninh về hiện thực thời hậu chiến ngổn ngang những phi lý, bất cập mà Hà Nội là hình ảnh thu nhỏ, sắc nét.

Sinh ra và lớn lên giữa những ngày đất nước bị cày xới bởi bom đạn của kẻ thù, như bao thanh niên khác của Hà Nội lúc đó, Bảo Ninh cũng xếp bút nghiên lên đường thực hiện nghĩa vụ của trai thời loạn. Lí tưởng xả thân, giấc mộng sa trường đã thôi thúc ông và bao người bạn khác cùng trang lứa bước vào cuộc chiến. Sau vài tháng huấn luyện cơ bản, ông được điều về Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24, Sư đoàn 10, chiến đấu tại chiến trường B3 Tây Nguyên - một trong những mặt trận ác liệt nhất thời bấy giờ. Nói đến chiến tranh là nói đến những gì phi lý nhất, tàn bạo nhất, hãi hùng nhất đối với sự sống của con người. Sáu năm ở chiến trường đủ để Bảo Ninh thấm thía hết điều đó. Khi nói về thời gian tham gia chiến tranh, Bảo Ninh xúc động kể lại: “Đó là một phần tuổi trẻ của tôi. Đó là những năm tháng đẹp nhất cuộc đời của tôi”. Nhưng ông cũng từng nói: đẹp không có nghĩa là vui, đẹp lắm mà cũng buồn lắm. Bởi có thể nào vui khi đất nước chìm trong lửa đạn và muôn ngàn gian khổ, đau thương và mất mát. Có thể nào vui khi hằng ngày phải chứng

kiến những cái chết thương tâm của đồng đội, đồng bào. Có thể nào vui khi bản thân anh phải cầm súng giết người, mặc dù biết rằng đó là điều không thể tránh khỏi để làm cho đất nước hoà bình, độc lập. Lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn gắn liền với chiến tranh, hoà bình và độc lập dân tộc luôn phải trả bằng xương máu của bao thế hệ. Bởi thế, đối với mỗi người dân Việt, chiến tranh luôn là nỗi ám ảnh không thể xoá nhoà. Từng là một người lính, hơn ai hết, Bảo Ninh cũng mang nỗi ám ảnh về chiến tranh như thế.

Sống sót trở về, được sống trong hoà bình, có cơ hội nhìn lại cuộc chiến mà thời đại và cá nhân mình vừa đi qua, Bảo Ninh thấy rõ hơn bản chất của chiến tranh. Kết thúc cuộc chiến không chỉ là ca khúc khải hoàn, mà đằng sau nó còn là dằng dặc đau thương khắc đậm vào thực tại.Cũng như bao cựu binh khác, ra khỏi chiến tranh, Bảo Ninh cũng mang trong mình những chấn thương về thể xác và tinh thần. Chấn thương chiến tranh đeo bám dai dẳng buộc Bảo Ninh phải vắt kiệt kí ức để

viết về nó như để trả một món nợ. Ông từng nói: “Trở về từ chiến trường, trong hào

quang của một người lính chiến thắng, tôi đã trở thành nhà văn của nỗi buồn chiến tranh. Nói cách khác, bởi những đau thương của đất nước và của bản thân mình trong chiến tranh mà tôi trở thành nhà văn”. Đúng vậy, văn Bảo Ninh là câu chuyện của chính cuộc đời ông, ở đó, kí ức cá nhân trở thành chất liệu. Nó khiến trang viết của ông nhuốm màu quá vãng và đượm buồn: nỗi buồn mang tên chiến tranh và nỗi buồn không mang tên chiến tranh - nỗi buồn thời hậu chiến.

Có thể nói, chiến tranh và Hà Nội là hai môi trường ảnh hưởng lớn đến phong cách nghệ thuật của Bảo Ninh. Cũng vì thế, chiến tranh trở thành cảm hứng, số phận con người trong và sau chiến tranh trở thành đề tài lớn nhất trong sáng tác của ông. Ông là nhà văn có bút lực mạnh mẽ và dồi dào về đề tài này.

Sau chiến tranh, trở về với cuộc sống của xã hội thời bình, nhiều vấn đề cấp bách lại được đặt ra đối với cả hệ thống chính trị lúc bấy giờ. Muốn tồn tại và phát triển thì phải đổi mới. Nhận thức rất rõ được điều này, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đưa ra những quyết sách táo bạo vực dậy đất nước. Đường lối đổi mới

của Đảng đã tạo được sự chuyến biến mạnh mẽ cho nền kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và hiển nhiên trong đó có văn học.

Theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ VI, Nghị quyết 5 của Bộ chính tri và cuộc nói chuyện của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện văn nghệ sỹ:

đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh sự thật, văn học Việt Nam thực hiện cuộc đổi mới toàn diện trên cơ sở đổi mới quan niệm về văn chương, về hiện thực, về con người, về chính nhà văn và công chúng của văn học. Chủ trương mở cửa giao lưu, hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện để văn hoá, văn học đặc biệt là các khuynh hướng văn học và lí luận nghệ thuật hiện đại của thế giới đến được với Việt Nam, tác động mạnh đến tư duy nghệ thuật của nhà văn và thị hiếu tiếp nhận của công chúng. Chính vì thế, văn học sau đổi mới đã có nhiều đột khởi trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Làm dấy lên phong trào sáng tác sôi nổi với nhiều khuynh hướng lớn, ghi dấu tên tuổi của nhiều nhà văn và tác phẩm có giá trị. Đây là cơ hội quan trọng để làm nên phong cách nghệ thuật Bảo Ninh.

Sáng tác văn học từ năm 1987- thời điểm văn học Việt Nam bắt đầu vận động mạnh mẽ trên tiến trình đổi mới, Bảo Ninh nhanh chóng tìm được hướng đi riêng cho ngòi bút của mình. Ông đã từng nhiều lần nhấn mạnh: nhờ đất nước đổi

mới, văn học đổi mới mà tác phẩm của ông mới “nhập cuộc” một cách dễ dàng và

bình thường vào hệ thống xuất bản. Nói cách khác, chính không khí đổi mới của thời đại là môi trường thuận lợi để ngòi bút của Bảo Ninh thoả sức xung tới những miền đất hứa làm nên phong cách nghệ thuật độc đáo mà không dễ gì hoà lẫn với bất cứ nhà văn nào.

Rời quân ngũ, năm 1976 Bảo Ninh học Đại học Tổng hợp ngành Sinh học, ra trường công tác tại một Viện khoa học. Năm 1986, ông tiếp tục học ở Trường Viết văn Nguyễn Du và bắt đầu dấn thân vào nghiệp viết. Bảo Ninh chọn nghề viết văn và khá nghiêm túc với nghề nghiệp. Bảo Ninh cũng là người có quan niệm nghệ thuật rõ ràng, ông có những quan niệm đúng đắn và tích cực mà không phải người cầm bút đương đại nào cũng có.

Hơn một thế kỷ nay ở Việt Nam, viết văn đã trở thành một nghề, không những thế nó còn là một nghề cao quí. Chọn văn chương làm kế sinh nhai, Bảo

Ninh quan niệm rằng: “Nghề văn là nghề chuyên về sự ngẫm nghĩ” [54, tr.8]. Với

ông, viết văn không phải thú chơi, viết văn phải chuyên nghiệp bởi vì nó là hình thức lao động bậc cao, lao động trí óc, lao động sáng tạo, một hình thức lao động nhọc nhằn. Chính vì thế, Bảo Ninh rất chuyên tâm với nghề viết. Ông đã từng tâm sự:“Sự thực thì viết văn là một nghề nghiệp(…), và cũng coi như mọi nghề khác trong cuộc sinh nhai của con người, nghề viết văn có những nỗi buồn khổ, phiền luỵ, thất bại, những kì quặc và sự vô nghĩa lý nhưng cũng có vô vàn niềm vui, những sự thú vị, những thành công và những hữu ích kiểu của nó”[54, tr.8]. Hiểu rõ những khó khăn, thử thách và những hệ luỵ của nghiệp văn nên Bảo Ninh luôn có cái nhìn lạc quan về nghề và sống với nghề bằng cả tấm lòng, đó là điều đáng quí.

Là người cầm bút, Bảo Ninh luôn coi trọng “tự do sáng tạo”. Nhiều nhà văn

đương thời đòi hỏi “sự tự do vô hạn của người nghệ sĩ” thì Bảo Ninh lại quan niệm

rằng “không có tự do tuyệt đối, chỉ có tự do tương đối. Nhà văn, ngồi một mình trước máy tính, đó là tự do. Dầu vậy, họ phải biết tôn trọng pháp luật và hiểu biết hoàn cảnh chính trị nơi mình đang sống với tư cách công dân”. Quan niệm đó thể hiện một thái độ tích cực, khách quan trước những vấn đề nhạy cảm của nghệ thuật hiện nay. Chính nó đã giúp Bảo Ninh không rơi vào cực đoan trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Trong sáng tác, Bảo Ninh luôn đề cao sự trung thực, không chấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhận kiểu “viết ẩu” và thực dụng. Ông tâm sự:“Thật khó chấp nhận những người

thực dụng cả trong văn học vì những gì họ viết chẳng còn đáng tin”. Theo Bảo Ninh, chỉ khi nhà văn viết về những điều mình tin, kể cả viết về sự thay đổi niềm tin thì độc giả mới bị thuyết phục. Không những đề cao tính trung thực, phản đối sự

thực dụng trong văn chương, Bảo Ninh còn đề cao chữ “Tâm” trong nghề. Ông nói:

“Có một số nghề tài năng phải đi cùng với trung thực, ngoài giỏi nghề còn phải có một tấm lòng, như là nghề nhà văn”. Đó chính là lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút đối với cuộc sống, con người, quốc gia, dân tộc. Xuất phát từ tình cảm này mà trong sự nghiệp sáng tác của mình, Bảo Ninh chưa bao giờ viết ra một

bài, một chữ nhảm nhí. Từng câu, từng chữ được ông cân nhắc kĩ càng. Tác phẩm nghệ thuật của ông đều hướng đến con người, đấu tranh cho sự sống và hạnh phúc của con người.

Văn Bảo Ninh hấp dẫn người đọc bởi sự chân thực, thậm chí “cực thực”. Có

nhận xét còn cho rằng, Bảo Ninh viết “nệ” vào sự thật. Điều này đúng. Bởi ông

quan niệm rằng:“Văn chương chỉ sống được khi nó là sự chân thật”. Nghĩa là nhà

văn phải trung thực trong từng trang viết của mình. Văn học từ xưa đến nay thường đề cao quan niệm văn học phản ánh hiện thực. Ngược lại, Bảo Ninh không quan

niệm như thế. Ông cho rằng:“Cái quan niệm văn học phải phản ánh hiện thực ấy

mà, nó cũ lắm rồi… Làm sao văn học cứ phải phản ánh hiện thực”. Mới nghe như thấy có sự mâu thuẫn trong quan niệm chân thật trong văn chương mà Bảo Ninh đã phát biểu ở trên, bởi vì nếu không bám sát hiện thực thì làm sao có sự chân thực trong sự kiện phản ánh? Thực ra Bảo Ninh không phủ nhận việc văn học phản ánh hiện thực. Theo ông, nếu văn học chỉ dừng ở việc phản ánh hiện thực thì tác phẩm sẽ không lớn được. Với những suy nghĩ đó, Bảo Ninh luôn hướng ngòi bút của mình đến việc nghiền ngẫm và khái quát hiện thực. Theo ông, hiện thực không chỉ là cái đã, đang và sẽ diễn ra ngoài cuộc sống (đó chỉ là hiện thực khách quan bên ngoài). Hiện thực đó lâu nay đã được các nhà văn cày xới tơi nhuyễn rồi. Hiện thực của Bảo Ninh hướng tới còn là hiện thực bên trong con người. Nó không chỉ là cái

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 35 - 53)