Những người thân trong gia đình Kiên

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 102 - 104)

Gia đình Kiên, ngoài Kiên còn có các nhân vật: mẹ, cha và dượng của Kiên. Tất cả những nhân vật này đều là nhân vật phụ, làm nền cho nhân vật chính là Kiên. Ngoài mẹ Kiên, cha và dượng của Kiên đều thuộc về cùng một hệ thống, chính xác

hơn là một kiểu nhân vật. Họ nổi bật ở sự yếu đuối và lạc loài. Họ là những hình ảnh cuối cùng buồn bã của một lớp người đã qua, một thứ chứng tích của thời thuộc địa: “những nhà thơ thời tiền chiến“ (dượng của Kiên) và những hoạ sỹ thời “mỹ thuật Đông Dương“ (cha của Kiên). Cắm rễ vào một thời đại để rồi không thể hoà nhập vào đời sống và thời đại hiện tại (những dằn vặt về sáng tạo bộc lộ qua những cơn mê sảng của cha Kiên), họ như ngững cái bóng hắt hiu của quá khứ giữa thời hiện tại. Ở phương diện đó, những con người này vừa có ý nghĩa như một sự đối chiếu (cái lãng mạn và một thứ tự do cá nhân đã qua và anh hùng của của một thời đang đến, một thời báo táp và cách mạng của thế hệ Kiên), vừa nổi bật ở khả năng tiên cảm về một thời đại sắp tới. Khả năng tiên cảm ấy thể hiện ở những lời tiễn biệt buồn bã như một lới trăn trối của dượng Kiên với Kiên trước ngày anh ra trận. Nó

thể hiện cái nghi thức “man rợ và dấy loạn”của cha Kiên đốt đi toàn bộ tác phẩm

của mình trước khi ông từ dã cõi đời. Đối với ông, hành động đốt tác phẩm thể hiện tột cùng của một sự lạc loài của một tâm hồn trong một thời đại mới đồng thời cũng là tiên cảm về mặt bên kia của một thời đại chiến tranh đang tới, một thời đại anh hùng nhưng tột cùng đe doạ đối với cái đẹp – cái giá đau đớn của chiến tranh. Mối quan hệ và những tình cảm của cha Kiên dành cho Phương vượt ra ngoài trường nghĩa của những tình cảm thông thường của con người. Đó là sự chiêm ngưỡng cái đẹp của người nghệ sỹ và là sự lo âu suy nghĩ trước tương lai của những mối đe doạ đối với cái đẹp. Hình tượng người cha nghệ sỹ của Kiên cũng đã dự báo trước cuộc đời anh. Đi qua chiến tranh mà hành trang là những kỉ niệm êm đềm có, ác hại cũng có, Kiên trở thành người bị cầm tù của quá khứ. Anh cũng phải trải qua những vật vã trong sáng tác và những đau đớn trong cuộc đời hiện tại như cha của mình. Và hành động cuối cùng trong cuộc đời nghệ sỹ của anh cũng là một nghi lễ tiêu huỷ toàn bộ sản phẩm tinh thần của cuộc đời mình.

Bằng cảm hứng“nhận thức lại”, Bảo Ninh đã hướng ngòi bút của mình vào

những miền khuất lấp của chiến tranh để khắc hoạ bức tranh chân thật nhất về cuộc chiến. Tuy nhiên, viết về chiến tranh Bảo Ninh không dừng lại ở việc phản ánh sự khốc liệt của nó, cái ông hướng đến chính là phản ánh số phận con người. Với tâm

thức “không được quên tất cả những gì sảy ra trong cuộc chiến tranh này, số phận chung của chúng ta, cả người sống lẫn người chết”, Bảo Ninh đã mang đến cho người đọc những cảm xúc và những ấn tượng sâu sắc về đất nước và con người Việt Nam trong và sau chiến tranh. Dù còn nhiều buồn đau nhung nó lại chứa đựng những giá trị cao quý, những vẻ đẹp tuyệt vời về đất nước và nhân dân Việt Nam anh hùng.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học (Trang 102 - 104)