2.2.1.2.1. Những người đồng đội với thế giới vô thức
Theo Freud, vô thức ngấm ngầm chi phối, điều khiển hành vi của con người,
những hành vi mà con người không thể dùng ý thức can thiệp được. Trong Nỗi buồn chiến tranh, ngoài nhân vật Kiên thì những người đồng đội của anh cũng đã nhiều lần hành động theo sự sai khiến của vô thức.
Cuộc sống chiến tranh tranh vô cùng ác liệt, cái chết luôn rình rập, người lính sống giữa ranh giới rất mỏng của sự sống và cái chết. Họ đã chứng kiến quá nhiều những cái chết của đồng đội và những cảnh tượng hãi hùng, đầy ám ảnh của chiến tranh. Tất cả những hình ảnh ấy gây cho họ những ám ảnh, những cảm giác sợ hãi trong vô thức. Để rồi ở một hoàn cảnh nào đó, ở một con người cụ thể nào đó, nỗi sợ hãi trong vô thức đủ mạnh để lấn át cả lý trí con người, buộc con người phải hành động theo sai khiến của nó.
Đó là một đồng đội đã từng vào sinh ra tử với Kiên – đó là Can. Can quá
anh tự nhủ: “Tôi vẫn tự nhủ là tránh giết người bằng dao và lê, nhưng đã quen tay mất rồi”. Anh cũng đã suy nghĩ: “Cả đời đi đánh nhau, thú thật tôi chẳng thấy cái trò này là có gì vinh ”[78, tr 30]. Nỗi sợ hãi, sự ám ảnh của máu và những xác chết
còn đến với anh ngay cả trong các giấc mơ: “Dạo này đêm nào tôi cũng mơ thấy
mình chết và bơi ra khỏi xác biến thành con ma đi hút máu người”[78, tr. 27, 28]. Từ những ám ảnh đó, vô thức của Can đã sai bảo anh phải trở về, phải tránh xa cảnh giết chóc khủng khiếp này. Vô thức đã chiến thắng ý thức, Can đã đào ngũ, đã trốn
khỏi nhiệm vụ làm “cỗ máy giết người”. Nhưng thật không may mắn, Can đã chết
trên con đường trở về ấy. Dường như, chiến tranh luôn là khốc liệt như vậy, chết chóc là một cái gì đó hiển nhiên, tất yếu. Qua đây, Bảo Ninh đã gióng hồi chuông cảnh tỉnh con người về sự tàn bạo của chiến tranh, phải phản đối chiến tranh bằng
mọi giá.“Bữa đó vệ binh chỉ lượm được cái xác. Cái xác lở loét, ốm o như xác nhái
bị dòng lũ xô tấp lên một bãi lau lầy lụa. Mặt của xác bị quạ rỉa, miệng thì nhét đầy bùn và lá mục, nom cực kỳ tởm… Hai cái mắt của nó trôing như hai cái hố tăng xê”[78, tr31].
Nếu như hành động vô thức của Can là đào ngũ, trốn chạy thì hành động của Phán lại là giết người rất “thiện nghệ” trong sự sợ hãi vô thức. Quy luật khắc nghiệt của chiến tranh là giết người, mà giết càng nhiều người thì càng tốt, giết nhiều đến
mức trở thành “kĩ xảo”, thành “cỗ máy giết người” ăn sâu vào trong vô thức. Phải
giết ngay cả khi đối phương không còn khả năng chống lại. Phán giết tên nguỵ là
hoàn toàn do vô thức chỉ huy, sai khiến: “Tôi nhào vào một hố 155, kịp thoát lượt
bom phát quang. Rồi bom bi nỏ xay nổ nghiến. Tôi nằm chết dí. Và chính lúc đó anh ta lộn sấp xuống uỵch đè lên tôi như khúc gỗ. Điên lên vì sợ tôi rút dao thí liền hai nhát vào ngực áo rằn ri, vào bụng một nhát nữa, rồi vào cổ. Anh ta kêu ằng ặc, giẫy đành đạch. Bấy giờ tôi mới biết là anh ta đã bị thương từ trước lúc ăn dao”[78, tr. 113].
Ngoài sự ám ảnh, nỗi sợ từ chiến tranh thì những người lính còn có những hành động vô thức xuất phát từ tiếng gọi của nhục dục bản năng. Khi đơn vị đóng quân gần nơi ba cô gái của huyện đội 67 mắc kẹt trong chiến tranh, những chiến sỹ
dưới quyền của Kiên đã thông đồng với nhau bỏ trốn theo tiếng gọi man dại, hoang
sơ ấy của bản năng: “Về đêm… nửa đêm… lặng lẽ có những cái bóng đen rời khỏi
võng, nhón bước ra khỏi lán, kín đáo và đánh tiếng thông đồng với người khác rồi lẹ làng theo dấu nhau mất hút trên con đường mòn không dấu vết chạy men theo một con suối nhánh dẫn sâu vào lòng núi tối tăm”[78, tr. 37]. Trong sự khổ ải, chết chóc và khắc nghiệt của chiến tranh thì tiếng gọi của bản năng đã sai khiến họ hành
động và để rồi đó là món quà quý tặng những người chiến sỹ giữa một nơi: “không
nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người”[78, tr 39, 40].
Bên cạnh những gì nhân vật Kiên đã thể hiện trong các giấc mơ của mình thì nhân vật những người lính đã không ít lần đắm mình trong các giấc mơ. Qua những giấc mơ của họ, người đọc dường như hiểu thêm về thế giới vô thức, hiểu thêm về những ước muốn, khát khao của người lính trong cuộc chiến gian khổ.
Theo Freud, giấc mơ luôn thể hiện một ước muốn nào đó bị kìm nén với ít
nhiều có tính nguỵ trang. Cuộc chiến khốc liệt gian khổ mà người lính bắt buộc phải vượt qua hoàn cảnh đó và vượi qua ngay chính bản thân mình. Đã có những lúc hiện thực khốc liệt của chiến tranh làm cho những người lính chùn bước như không thể vượt qua được. Những lúc như thế, họ đã không ít lần tìm đến khói
“hồng ma” để “quên đi mọi nông nỗi đời lính, quên đói khổ chết chóc và quên béng ngày mai”. Chính nhờ khói “hồng ma”- một thứ tiền ma tuý- mà người lính mỗi người một kiểu say sưa, mơ màng, lạc lối khỏi thực cảnh khốc liệt. Và trong những giấc mơ của họ, họ tự đáp ứng các nhu cầu của bản thân mình - những nhu cầu tối thiểu của mỗi con người thế nhưng, trong chiến tranh những nhu cầu ấy là xa xỉ, là không thể. Đó là các nhu cầu được ăn no, ăn ngon, được ân ái chăn gối tình nồng và đặc biệt là được trở về với những ngày bình yên, không còn có chết chóc, bom đạn. Kiên đã nhớ lại những giấc mơ mà đồng đội đã kể cho anh sau những đêm mộng mỵ qua xúc tác của khói “hồng ma”. Đó là giấc mơ của Tạo “voi”: “hay mơ ăn uống. Không chỉ mơ được ăn no, Tạo còn vẽ ra trong đầu những mâm cỗ ăm ắp
những món ăn béo bở do tâm thần mộng mỵ của hắn bịa tạc nên”[78, tr 20]. Đó là
Vĩnh: “Chỉ rặt mơ thấy đàn bà, và hắn thường xuyên khoái trá tả thực cho anh em
nghe những cuộc làm tình tưởng tượng… với chị em huyền thoại của hắn”[54, tr 20].
Và đó còn là Cừ: “Chỉ khuấy lên cảnh tượng… của ngày trở về với những xum họp
đoàn tụ dễ chịu…”[78, tr 20].
Giấc mơ cũng thể hiện sự ám ảnh của hiện thực khốc liệt chiến tranh. Người lính chiến đã phải chứng kiến bao nhiêu cảnh chết chóc, máu đổ và bản thân họ
cũng là những “cỗ máy giết người”. Hiện thực ấy ám ảnh họ cả trong mỗi giấc mơ.
Bình thường, con người đến với giấc ngủ để nghỉ ngơi, lấy lại sức cho ngày mai thì trong giấc mơ của người lính lại đang diễn ra một cuộc chiến tranh khác, cuộc chiến
tranh trong tư tưởng: tiếp tục giết người đến mức “hoại cả tình người” hay là vứt
bỏ tất cả để quay trở về nơi chốn bình yên nơi họ đã ra đi. Những cuộc chiến tranh tư tưởng như thế trong vô thức đã xuất hiện rất rõ trong giấc mơ của Can. Bản thân
anh đã phải giết quá nhiều người đến mức trong mơ anh “thấy mình chết và bơi ra
khỏi xác trở thành con ma cà rồng đi hút máu người”[78, tr 27]. Đó là sự ám ảnh của cảnh bắn giết, chính sự ám ảnh đó mà phần vô thức trong sâu thẳm tâm hồn anh đã thúc giục anh phải trở về. Anh đã trở về, mặc dù chưa trở về lại được quê hương nơi chôn nhau cắt rốn nhưng anh đã thực sự trở về với đất mẹ Tổ quốc, mặc dù thân xác anh vẫn tiếp tục bị đày đoạ, nhưng tâm hồn anh đã thoát hẳn khỏi cuộc chiến để được yên nghỉ. Đó là những trang văn buồn phản ánh thực tế khốc liệt của chiến tranh mà qua đó Bảo Ninh cũng muốn góp phần lên tiếng phản đối chiến tranh.
Trong suốt dọc đường chiến tranh, ngững người lính đã chứng kiến bao nhiêu sự “ra đi” của đồng đội, bản thân các anh cũng đã phải chôn bao nhiêu người, những hình ảnh đó luôn ám ảnh phần đời còn lại của những người đang sống. Trong vô thức, những người lính may mắn được sống sót đã không thể quên những người đã nằm lại nơi đất ấm chiến trường. Giấc mơ của họ thể hiện rõ điều đó. Giấc mơ của Trần Sơn, người lính lái xe Trường Sơn năm xưa giờ đây lại lái xe cho đoàn thu
lượm hài cốt tử sỹ: “Chẳng đêm nào họ không lay mình dậy để chuyện gẫu… Đủ
559. Thỉnh thoảng có cả các “mộng ” tóc dài… Đôi khi chen vào vài anh nguỵ… Còn gặp cả ông anh họ hy sinh từ hồi cuối 65 kia”[78, Tr 51, 52].
Hình ảnh và cuộc sống của những người lính đã khuất hiện lên rất rõ, như là những cuộc gặp mặt, trò chuyện, đó là sự giao thoa giữa cõi âm và cõi dương. Trong những lần gặp gỡ “thế giới âm hồn” đó, Trần Sơn đã đưa ra một triết lí:
“Dưới âm ty người ta chẳng nhớ chiến tranh là cái trò gì nữa đâu. Chém giết là việc của những thằng đang sống”[78, tr.52].
Ngoài ra, những giấc mơ của người lính còn có tính chất như một dự cảm cho một tương lai gần sẽ sảy ra khốc liệt hơn. Đó là thời kỳ năm 1974, cũng có thể là do những cơn mê lú hồng ma mà rất nhiều ngườì đã có những giấc mơ kỳ quặc,
hão huyền: “Người ta trông thấy những quái vật lông lá có cả cánh lẫn vú với cái
đuôi của kỳ nhông kéo lết và họ ngửi thấy cả mùi tanh máu toát ra từ chúng… những toán binh lính da đen không đầu chơi trò rước đèn ở ven rừng… những tiếng hú man dại thường cất lên từi lúc tinh mơ mờ mịt mưa giăng”[78, tr. 20, 21]. Những giấc mơ
trùng lặp ấy đã dự báo trước cho một thời kỳ khốc liệt sắp diễn ra: “Chân trời chết
chóc mở ra mênh mang, vô tận những nấm mồ bộ đội mọc lên nhấp nho tựa sóng cồn… bên bếp lửa đàn ghi ta bập bùng, quân lính thời 74 hát, lời ca khốc liệt làm ớn lạnh những đêm trường “ôi chiến trận không bến không bờ… ngày mai hay hôm nay, hôm nay hay ngày mai… nói đi số mệnh ơi, bao giờ tôi sẽ…”[78, tr 22].
Giấc mơ của Can cũng là dự cảm báo trước một tương lai đen tối đối với chính anh. Những giấc mơ anh thấy mình chết và hoá thành con ma cà rồng đi hút
máu người đã dự báo trước cái chết thê thảm của anh: “Mặt của xác chết bị quạ rỉa,
miệng nhét đầy bùn và lá mục, nom cực kỳ tởm… Hai cái hố mắt trông như hai cái tăng xê… rêu mọc xanh lè…”[78, tr 31, 31].
Nói chung, giấc mơ luôn phản ánh thế giới vô thức của con người. Nhìn từ thế giới vô thức giúp chúng ta đi sâu khám phá đời sống tâm linh bí ẩn của con người mà bình thường không dễ gì ta hiểu được từ thế giới ý thức. Việc soi chiếu ánh sáng phân tâm học vào những giấc mơ của những người lính giúp chúng ta khám phá rõ hơn hiện thực bên trong tâm hồn của con người.
2.2.1.2.2. Những người đồng đội với những phức cảm
“Mặc cảm” là những trạng thái cảm xúc, những trạng thái tâm lý xuất hiện khi nhu cầu bản năng muốn được thoả mãn nhưng bị ngăn cản, là hình thức biểu hiện mâu thuẫn nội tâm không được giải quyết. Mặc cảm chính là cảm xúc, cảm nghĩ bị dồn nén, bị đẩy vào vô thức nhưng vẫn tiếp tục chi phối các hành vi. Như vậy, mặc cảm là một trong những biểu hiện của đời sống tinh thần của con ngươì.
Nhìn tham chiếu từ những phức cảm đa phân của phân tâm học, chúng ta
thấy nhân vật những người đồn đội của Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh nổi rõ lên
hai mặc cảm cơ bản: mặc cảm tội lỗi, và ám ảnh từ những sang chấn.
Mặc cảm tội lỗi
Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã không ít lần cho những người lính
sống với những dằn vặt, những suy nghĩ, ám ảnh về những cái chết của con người mà chính họ cũng có một phần trách nhiệm. Nếu như nhân vật Kiên đã nhiều lần bị ám ảnh bởi những cái chết của đồng đội thì những người đồng đội của anh cũng vậy, họ luôn bị ám ảnh, dằn vặt bởi những cái chết của con người, kể cả những người lính bên kia chiến tuyến bởi vì họ cũng là người và họ có quyền được sống. Hiện thức của chiến tranh rất ác liệt, nó là cuộc chơi mà bên nào cũng phải cố giết thật nhanh, thật nhiều người của bên đối phương. Ngược lại, nếu chậm thì họ cũng bị giết. Những người lính ở đây luôn dằn vặt, ám ảnh bởi vì họ giết người như bản năng, như vô thức ngay cả lúc đối phương không đủ sức hoặc không hề kháng cự. Phán - một đồng đội của Kiên- cũng là người mang nặng những ám ảnh như thế. Phán đã giết một tên lính nguỵ một cách hết sức dã man trong nỗi sợ hãi của vô thức. Tên nguỵ đã bị thương nặng rồi nhung nhưng vẫn phải chịu những nhát dao oan nghiệt của Phán và rồi lại vô tình, Phán để tên nguỵ đó chết chìm trong vũng nước. Cái chết tức tưởi ấy đã dày vò, ám ảnh Phán suốt cuộc đời. Đó chính là mặc cảm tội lỗi mà Phán phải chịu đựng vì hành vi bắn giết vô thức của mình.
Bên cạnh Phán còn có nhân vật Can, do áp lực bắn giết, chết chóc của chiến tranh là quá lớn nên anh ta không chịu đựng được và đã chạy theo tiếng gọi vô thức - đào ngũ. Mặc cảm tội lỗi của Can được thể hiện rất rõ qua những giấc mơ và câu
chuyện cuối cùng anh kể cho Kiên trước khi “B quay”: “Tôi không sợ chết, nhưng cứ bắn mãi giết mãi thế này thì chết hoại tình người. Tôi vẫn tự nhủ là tránh giết người bằng dao và lê, nhưng mà quen tay mất rồi” [78, tr 27, 28]. Do đã phải giết quá nhiều người đến mức độ quen tay, thành thục nên Can đã không nhớ nổi là mình đã giết bao nhiêu người, đã có bao nhiêu gia đình phải chịu cảnh tang tóc do
anh. Dằn vặt, ám ảnh ấy mãi bám riết Can ngay cả trong mơ: “mơ thấy mình chết và
bơi ra khỏi xác biến thành con ma cà rồng đi hút máu người”[78, tr 27, 28]. Áp lực của sự nhẫn tâm đến “hoại tình người” và áp lực khủng khiếp của sống và chết cùng với nỗi niềm đau đáu ngóng trông về nơi quê nghèo lụt lội thiên tai với bà mẹ già đang vò võ chờ con, khiến Can quyết định “tự cứu lấy mình”. Anh tự đưa mình ra khổi lò lửa của sự chết chóc để về với miền bình an, và anh đã mãi mãi yên nghỉ
bình an ở “dưới âm ty người ta chẳng nhớ chiến tranh là cái trò gì nữa đâu. Chém
giết là sự nghiệp của những thằng đang sống”.
Đối với nhân vật những người lính trong Nỗi buồn chiến tranh, sự ám ảnh
bởi mặc cảm tội lỗi lại càng làm cho phẩm chất của anh trong sáng hơn, nhân văn hơn, con người hơn. Dù mang trong mình mặc cảm tội lỗi nhưng họ vẫn được người đọc xót xa hơn, thương cảm hơn là oán trách.
Ám ảnh từ nhƣng sang trấn
Nhân vật những người đồng đội của Kiên cũng có những sang chấn để lại những àm ảnh trong suốt cuộc đời họ.
Sang trấn đầu tiên và có sức ám ảnh lớn nhất là hiện thực khốc liệt của chiến