Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng y tế tiền giang (Trang 110 - 132)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp đề xuất

Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 50 cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường và bệnh viện và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1: Kết quả kiểm chứng tính cần thiết của các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang

TT Tên giải pháp Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % 1 Giải pháp 1 35 70 15 30 0 0 0 0 2 Giải pháp 2 21 42 28 56 1 0,2 0 0 3 Giải pháp 3 26 52 22 44 2 0,4 0 0 4 Giải pháp 4 20 40 27 54 3 0,6 0 0 5 Giải pháp 5 20 40 26 52 4 0,8 0 0 6 Giải pháp 6 22 44 25 50 3 0,6 0 0 7 Giải pháp 7 25 50 22 44 3 0,6 0 0 8 Giải pháp 8 24 48 22 44 4 0,8 0 0

Bảng 3.2: Kết quả kiểm chứng tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang

TT Tên giải pháp

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

SL % SL % SL % SL % 1 Giải pháp 1 26 52 22 44 2 4 0 0 2 Giải pháp 2 18 36 29 58 3 6 0 0 3 Giải pháp 3 24 48 25 50 1 2 0 0 4 Giải pháp 4 21 42 24 48 5 10 0 0 5 Giải pháp 5 16 32 31 62 4 8 0 0 6 Giải pháp 6 22 44 26 52 2 4 0 0 7 Giải pháp 7 23 46 24 48 3 6 0 0

8 Giải pháp 8 22 44 26 52 2 4 0 0 Từ kết quả bảng 3.1 và 3.2, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: - Việc đề xuất các giải pháp nêu trên là cần thiết, hầu hết các cán bộ, giáo viên được hỏi đều đồng ý các giải pháp này là cần thiết. Giải pháp 1 chiếm tỷ lệ cao nhất 100%. Nhận thức là một yếu tố tiền đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến mọi hành vi của mỗi cá nhân. Có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Vì vậy, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên, giáo viên nhà trường về vị trí, và tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐNN và quản lý hoạt động GDĐĐNN cho SV là hết sức cần thiết và quan trọng. Giải pháp 5 và giải pháp 8 chiếm tỷ lệ thấp hơn là 92%. Môi trường thực tế tạo cho SV rất nhiều cơ hội để áp dụng những kiến thức lý thuyết các em được học ở trường vào thực tế. Và cũng chính những cơ sở y tế các em được các y, bác sĩ tận tình chỉ bảo giúp các em thấu hiểu nhiều hơn về chức trách của người cán bộ y tế. Song song đó, việc đầu tư về cơ sở vật chất, đầu tư về con người, đầu tư về tài chính cũng giúp SV có được những điều kiện tốt hơn trog việc học tập và tu dưỡng ĐĐNN. Nhìn chung các đối tượng được hỏi đều thống nhất cao với các giải pháp.

- Về tính khả thi, đa số ý kiến đều đồng ý các giải pháp trên là khả thi, không có giải pháp nào không khả thi. Trong đó, giải pháp 3 được đánh giá có tính khả thi chiếm tỉ lệ cao nhất là 98%. Giải pháp 4 có tỉ lệ thấp nhất là 90%. Kết quả trên phản ánh thực tế khá phổ biến về công tác xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho SV nói chung và giáo dục y đức cho SV nói riêng ở các nhà trường hiện nay còn nhiều hạn chế và bất cập. Từ đó đặt ra nhiệm vụ cho các nhà quản lý trường học cần có những giải pháp tác động tích cực hơn nhằm

phát huy sức mạnh tổng hợp của giải pháp này, để giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, mọi lực lượng xã hội cùng có trách nhiệm quản lý giáo dục thế hệ trẻ, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ giáo dục các nội dung giáo dục y đức nhằm đào tạo ra những CBYT vừa có đức vừa có tài phục vụ tốt cho công tác bảo vệ và CSSK nhân dân.

- Cần kết hợp đồng bộ các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho SV.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp và thực trạng quản lý động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang, chúng tôi đã đề xuất 8 giải pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV. Các giải pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; giải pháp này là tiền đề, tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện các giải pháp khác.

Các giải pháp do chúng tôi đề xuất đã kế thừa những cách làm có hiệu quả đã được thực hiện ở các trường, đồng thời tập trung vào giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình quản lý hoạt động GDĐĐNN cho SV Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang hiện nay. Cả 8 giải pháp này đã đảm bảo được các nguyên tắc theo các chức năng của quản lý, đã được khảo nghiệm là có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Nếu được đưa vào ứng dụng sẽ từng bước nâng cao được chất lượng giáo dục y đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho SV trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua phân tích các vấn đề liên quan, chúng tôi thấy rằng việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác GDĐĐNN cho SV các trường y là hết sức cần thiết vì hiện nay y đức đang là vấn đề nóng và đang bị xã hội lên án ở một số bệnh viện và cơ sở y tế. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã làm rõ một số vấn đề sau:

- Về lý luận, chúng tôi đã làm rõ một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu, trình bày tầm quan trọng của việc giáo dục y đức. Lý luận về giáo dục y đức và quản lý hoạt động GDĐĐNN, các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục y đức cho SV...

- Đề tài đã tiến hành nghiên cứu điều tra, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức. Kết quả cho thấy việc quản lý hoạt động giáo dục y đức của nhà trường đã được sự quan tâm của

các cấp ủy Đảng, chính quyển, đoàn thể. Các cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục y đức cho SV. Đa số SV của nhà trường chăm chỉ trong học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các phong trào xã hội, làm từ thiện, hiến máu nhân đạo... Bên cạnh những thành tích đạt được đáng trân trọng thì vẫn còn một số hạn chế:

+ Việc nhận thức và ý thức trách nhiệm nhằm chuyển biến thực sự trong hoạt động giáo dục y đức cho SV vẫn còn nhiều hạn chế ở một số cán bộ, giảng viên.

+ Việc kiểm tra công tác giáo dục y đức của nhà trường còn chưa thường xuyên, chặt chẽ.

+ Chưa có giải pháp cứng rắn, kiên quyết trong xử lý SV vi phạm kỷ luật, do vậy một số SV còn xem nhẹ việc rèn luyện y đức.

+ Phương pháp giáo dục chưa phong phú, hấp dẫn. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, chưa đồng bộ, còn mang tính hình thức vì vậy hiệu quả giáo dục y đức cho SV chưa đạt như mong muốn.

+ Một số SV còn tỏ ra lười biếng trong học tập và rèn luyện, có lối sống buông thả, chưa xác định đúng động cơ, mục đích học tập, không có bản lĩnh, dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xấu bên ngoài...

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang, chúng tôi đề xuất 8 giải pháp chính như sau:

1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên, giáo viên nhà trường về vị trí, và tầm quan trọng của công tác GDĐĐNN cho SV Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang.

2. Kế hoạch hóa việc quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV.

3. Tăng cường việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục y đức cho SV.

4. Tổ chưc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong việc giáo dục y đức cho SV.

5. Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở thực tập trong việc rèn luyện tay nghề, hình thành và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho SV nhà trường.

6. Cải tiến và thực hiện đúng việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV. 7. Xây dựng chế độ khen thưởng và trách phạt hợp lý.

8. Các giải pháp hỗ trợ.

Chúng tôi có thể khẳng định các giải pháp nêu trên đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo, đạt tính thực tiễn, tính đồng bộ và tính khả thi, lại vừa mang tính thời sự giúp các nhà quản lý tập trung giải quyết những hạn chế, khó khăn cơ bản trong quá trình quản lý công tác GDĐĐNN cho SV Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang hiện nay. Cả 8 giải pháp nêu trên đã được cán bộ quản lý, giảng viên của nhà trường, bệnh viện đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi.

2. Kiến nghị

- Cần xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, chỉ đạo cụ thể nhiệm vụ GDĐĐNN cho SV các trường Y và có chế độ khuyến khích những cán bộ làm công tác GDĐĐNN cho SV.

- Ban hành quy định về việc đưa chương trình dạy “Y nghĩa vụ luận” vào những năm học cuối ở các nhà trường Y.

- Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục y đức.

- Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện triệt để, đạt hiệu quả 4 nội dung cuộc vận động: “Hai không” và cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tạo nên cuộc vận động trong toàn xã hội về vấn đề giữ gìn truyền thống đạo đức dân tộc, người thầy thuốc phải như mẹ hiền, xử lý nghiêm những vi phạm về y đức để giữ nghiêm kỷ cương pháp luật.

- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện các văn bản pháp luật, quy chế chuyên môn trong hệ thống y tế Nhà nước và việc hành nghề y - dược tư nhân.

2.2. Với nhà trường

- Cần tuyển chọn những học sinh phổ thông có đạo đức tốt vào học tại trường.

- Khi thi tuyển đầu vào nên có hình thức sơ tuyển bằng phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh và tìm hiểu động cơ thi vào trường y.

- Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể trong việc giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức, đồng thời có các hình thức tuyên truyền sâu rộng

về sự cần thiết phải đưa các nội dung giáo dục y đức vào giảng dạy như một môn học chuyên môn.

- Xây dựng chế độ khen thưởng những người làm tốt hoạt động giáo dục y đức cho SV theo các đợt thi đua, kinh phí lấy từ nguồn kinh phí tự có của nhà trường. Ngoài ra căn cứ vào thành tích có thể đề nghị các cấp trên khen thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp.

2.3. Với phụ huynh học sinh

- Cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm giáo dục con cái.

- Cần tìm hiểu những tiêu chuẩn phẩm chất về đạo đức của người cán bộ y tế XHCN thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng gia đình hạnh phúc, sống gương mẫu, học tập nâng cao tri thức khoa học về tâm lí, giáo dục.

- Thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần cho con cái học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, uốn nắn kịp thời những thiếu sót, lệch lạc trong nhân cách.

- Thường xuyên liên lạc với Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên để nắm bắt được thông tin về quá trình phấn đấu rèn luyện của con em mình, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục để giáo dục con cái theo các chuẩn mực đạo đức xã hội.

2.4. Với các bệnh viện và các cơ sở y tế trong tỉnh

- Phát động trong toàn ngành y tế về thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tất cả cán bộ y tế trong toàn ngành sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

- Toàn ngành phấn đấu thực hiện nghiêm túc các Quy định, Chỉ thị, Nghị quyết về y đức và các tiêu chuẩn phấn đấu do Bộ Y tế ban hành.

- Xem trọng công tác giáo dục nâng cao y đức và có kế hoạch cụ thể về công tác tuyên truyền giáo dục về tinh thần tận tụy phục vụ người bệnh với lương tâm và trách nhiệm.

- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường Y trong việc rèn luyện tay nghề và giáo đục y đức cho sinh viên.

- Để nâng cao y đức cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm kịp thời và công minh các trường hợp vi phạm, đồng thời động viên, khuyến khích những người làm tốt.

- Xây dựng một tập thể thầy thuốc đoàn kết, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn ngang tầm nhiệm vụ, rèn luyện phẩm chất, đặc biệt là nâng cao y đức, hết lòng chăm nom người bệnh, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ "Thầy thuốc như mẹ hiền".

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2007), Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Giáo dục công dân, Nhà XB Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Điều lệ trường CĐ và Điều lệ trường Trung cấp chuyên nghiệp.

7. Bộ Y tế (1996), Chỉ thị số 04/BYT- CT của Bộ trưởng Bộ Y tế về vấn đề y đức.

8. Bộ Y tế (1996), Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy định 12 điều y đức.

9. Bộ Y tế (1998), Bàn về y đức - Hà Nội. 10. Bộ Y tế, Các văn bản pháp quy về Y tế.

11. Bộ Y tế (2000), Kỷ yếu pháp quy về y tế, NXB Y học, Hà Nội. 12. Bộ Y tế (1999), Quy định về y đức và tiêu chuẩn phấn đấu, NXB Y học, Hà Nội.

13. C. Mác và F. Ăng-ghen, Toàn tập, tập 21.

14. Cung Kim Tiến (2001), Từ điển Triết học, NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội, Hà Nội.

15. Đ.I Paxerep (1972), Những vấn đề cơ bản của đạo đức Y học, NXB Y học.

16. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, Trích phần nói về công tác Y tế trong Nghị quyết các kỳ Đại hội toàn quốc lần thứ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng y tế tiền giang (Trang 110 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w