Mục tiêu quản lý công tác GDĐĐNN cho sinh viên trường y

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng y tế tiền giang (Trang 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Mục tiêu quản lý công tác GDĐĐNN cho sinh viên trường y

Mục tiêu quản lý hoạt động GDĐĐNN cho SV trường y là làm cho quá trình giáo dục y đức vận hành đồng bộ và hiệu quả hơn.

Mục tiêu quản lý hoạt động GDĐĐNN cho SV trường y bao gồm: - Về nhận thức: giúp cho tất cả mọi người, từ giảng viên, giáo viên đến lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong nhà trường có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục y đức, đồng thời giúp cho họ nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn diện.

- Về tình cảm: giúp mọi người biết, ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việc làm không đúng với pháp luật, có thái độ đúng đắn với hành vi của bản thân, đối với việc quản lý hoạt động giáo dục y đức.

- Về hành vi: tích cực tham gia quản lý và tổ chức việc giáo dục y đức bằng hoạt đông tập thể, hoạt động xã hội, tự tu dưỡng rèn luyện theo chuẩn mực chung của xã hội.

Tóm lại, điều quan trọng nhất của việc quản lý hoạt động GDĐĐNN cho SV trường y là làm sao cho quá trình giáo dục y đức tác động đến SV để hình thành cho họ có ý thức tình cảm và niềm tin vào y đức, tạo lập được các thói quen và có hành vi phù hợp với nghề nghiệp của họ.

1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên

- Nội dung quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV ở trường Cao đẳng (CĐ), Đại học (ĐH) bao gồm: việc chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng và kế hoạch phải có tính khả thi.

Kế hoạch phải được xây dựng từ tình hình thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức của trường CĐ, ĐH hiện tại nhưng cũng chú ý đến hoạt

động dự báo khoa học về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức thời gian tới. Kế hoạch phải đưa ra các chỉ tiêu cụ thể và các giải pháp cụ thể.

Nội dung quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho SV ở trường CĐ, ĐH còn là việc tổ chức sắp xếp bộ máy vận hành để thực hiện kế hoạch đã đề ra. Để giúp cho việc phân công nhiệm vụ một cách cụ thể, đúng người, đúng việc thì mỗi nhà trường đều phải thành lập một Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên. Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên có nhiệm vụ đón nhận SV mới, có các giải pháp quản lý SV, đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật của SV, kết hợp với các phòng chức năng của nhà trường tiến hành phân lại SV theo định kỳ và xét kỷ luật những SV vi phạm kỷ luật. Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên kết hợp với Đoàn trường nhằm giáo dục đạo đức thông qua việc giáo dục lý tưởng, ý thức giác ngộ chính trị, ý thức làm chủ, hoạt động tự quản, nề nếp, kỷ luật, kỷ cương. Các giáo viên chủ nhiệm là thành viên quan trọng trong việc quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức. Các khoa và tổ bộ môn là nơi gần gũi sinh viên nhất, kết hợp cùng tập thể cán bộ lớp và chi đoàn để giáo dục đạo đức và đánh giá đạo đức sinh viên qua từng tháng. Nội dung quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức còn là việc triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

Triển khai chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch theo đúng nội dung yêu cầu và tiến độ, thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những lệch lạc, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể. Tổng kết, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức Giáo dục đạo đức. Nội dung quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức được lựa chọn tuỳ theo mục tiêu đề ra và được thực hiện theo kế hoạch đã định.

Trên cơ sở các nội dung quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức nói chung và những quy định về y đức nói riêng, nhà trường cần xây dựng kế hoạch giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức, đảm bảo cho kế hoạch phù

hợp với đối tượng và có tính khả thi. Việc quản lý hoạt động giáo dục y đức có các nội dung sau:

- Tại trường học: (dựa vào kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của SV) + Ý thức thực hiện các nội quy, quy định khu ký túc xá, quy chế SV. + Thái độ trong thi, kiểm tra.

+ Ý thức tham gia các hoạt động của nhà trường, đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

- Tại bệnh viện nơi SV đi thực tập thực tế:

+ Ý thức chấp hành các nội quy, quy chế của bệnh viện, quy chế SV khi thực tập ở bệnh viện.

+ Thái độ học hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế của các bác sỹ, điều dưỡng.

+ Thái độ đối với người bệnh: từ khâu đón tiếp bệnh nhân khi mới đến và khi chăm sóc người bệnh ở các khoa phòng.

- Thái độ với bạn bè trong lớp và với các cán bộ của bệnh viện.

1.4.4. Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên

Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu quản lý đã đề ra. Một số phương pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức là:

- Phương pháp tổ chức hành chính: là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động trực tiếp vào đối tượng quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính bắt buộc như: Nghị định, Nghị quyết, văn bản, quy chế, quy định… Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo tính kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của tổ chức, tập trung quyền hành làm cho sự chỉ đạo cơ động, linh hoạt và thực hiện

kịp thời các quyết định của người lãnh đạo. Nhược điểm của phương pháp này là tạo nên sự áp đặt cho người dưới quyền bị động hạn chế tính chủ động sáng tạo. Nếu lạm dụng phương pháp tổ chức hành chính sẽ dễ mắc vào bệnh quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền quản lý.

- Phương pháp kinh tế: đây là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động gián tiếp vào đối tượng quản lý dựa trên các lợi ích của mình và các đòn bẩy kinh tế để làm cho đối tượng quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực hiện các bổn phận và trách nhiệm một cách tốt nhất mà không phải đôn đốc nhắc nhở nhiều về mặt hành chính mệnh lệnh của chủ thể quản lý. Những phương pháp kinh tế mà nhà trường thường áp dụng là: lấy kết quả điểm trung bình rèn luyện về đạo đức, y đức, khuyến khích bằng học bổng và phạt bằng tiền khi vi phạm…

Ở trường CĐ, ĐH phương pháp kinh tế thể hiện ở việc xây dựng cơ chế thưởng phạt trong quản lý hoạt động giáo dục y đức. Bằng nguồn kinh phí của trường cũng như việc xã hội hóa giáo dục, nhà trường sử dụng cơ chế này để thưởng cho những cán bộ, giáo viên có thành tích nổi bật trong từng tháng hoặc trong từng đợt thi đua về hoạt động (có kèm theo tiền thưởng). Những trường hợp ít quan tâm hoặc không quan tâm, thậm trí thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức, y đức, cho SV thì cũng vận dụng quy chế này, riêng phạt kinh tế chỉ quy định phạt những SV phá hoại của công, thiếu trách nhiệm gây hậu quả như: làm mất, làm vỡ tài sản của các phòng thí nghiệm, làm hư hỏng tài sản của nhà trường… (yêu cầu sinh viên và gia đình sinh viên phải bồi thường).

Ưu điểm của phương pháp kinh tế: tác động kinh tế khéo léo, thích đáng sẽ dẫn đến tác động tâm lý - tinh thần có hiệu quả, động viên các đối

tượng quản lý thực hiện công tác đạt hiệu quả tối ưu với hao phí lao động, thời gian và vật chất ít nhất.

Nhược điểm của phương pháp kinh tế: nếu tuyệt đối hóa phương pháp kinh tế, tách khỏi kích thích tâm lý - tinh thần sẽ dẫn đến khuynh hướng vụ lợi.

Vì vậy, để áp dụng phương pháp kinh tế có hiệu quả cần phối hợp phương pháp hành chính.

- Phương pháp tâm lý - xã hội: phương pháp tâm lý - xã hội là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý bằng các giải pháp lôgic và tâm lý nhằm biến yêu cầu của người lãnh đạo đề ra thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhu cầu của người thực hiện.

Nếu sử dụng phương pháp tâm lý - xã hội một cách phù hợp sẽ huy động khả năng tiềm tàng của các thành viên của tổ chức tạo nên không khí phấn khởi, đoàn kết hăng hái hoàn thành nhiệm vụ.

Nếu người cán bộ thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống và sử dụng phương pháp này không đúng lúc, đúng chỗ, đúng người sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực, hạn chế sự cố gắng của các thành viên.

- Phương pháp kích thích hoạt động: đây là nhóm phương pháp tác động vào tình cảm, ý chí nhằm động viên khích lệ thúc đẩy những mặt tích cực hoặc hạn chế những biểu hiện tiêu cực trong từng hoạt động của đối tượng. Trong nhóm phương pháp này, thi đua được coi là phương pháp kích thích sự tự khẳng định của mỗi cá nhân, thúc đẩy đua tài, gắng sức, hăng hái vươn lên, lôi cuốn người khác cùng tiến lên giành được những thành tích cao nhất cho cá nhân và tập thể.

Tóm lại, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể mà chủ thể quản lý có thể vận dụng phối hợp các phương pháp quản lý khác nhau để tiến hành quản lý

có hiệu quả hoạt động giáo dục y đức cho SV. Muốn làm được như vậy chủ thể quản lý phải là những người có phẩm chất quản lý tốt đẹp “Ân, uy, tâm, trí, dũng”.

1.4.5. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục y đức cho SV

Trường y là nơi đào tạo ra những cán bộ y tế làm công tác CSSK cho người dân. Các thầy, cô giáo nhà trường gánh trên vai hai trọng trách nặng nề: một là người thầy giáo, hai là người thầy thuốc. Vì vậy, họ vừa phải là tấm gương sáng về đạo đức và nêu cao y đức, đồng thời phải là người có chuyên môn giỏi. Có như vậy mới đào tạo ra những cán bộ y tế vừa "hồng" vừa "chuyên". Để làm được việc đó, chủ thể QL phải biết lựa chọn các giải pháp QL công tác GDĐĐNN phù hợp với SV thì việc nâng cao y đức cho SV mới đạt hiệu quả cao.

Căn cứ vào mục đích, nội dung, phương pháp GDYĐ cho SV và căn cứ vào đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp của SV mà có hình thức quản lý công tác giáo dục y đức thích hợp như:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ làm công tác QL, đội ngũ giảng viên, giáo viên với mục đích làm cho họ thấy được trách nhiệm của mình trong việc góp phần QL công tác GDYĐ cho SV. Bởi vì hiện nay một số giảng viên, giáo viên coi việc QL công tác GDYĐ cho SV là việc riêng của bộ phận chức năng, của giáo viên chủ nhiệm. Do đó, họ đứng ngoài cuộc để trách cứ SV đồng thời họ phê phán nhà trường QL kém để đạo đức, y đức của SV xuống cấp hoặc thờ ơ trước những hành vi sai trái của SV. Vì vậy, việc QL công tác GDYĐ cho SV là kết quả lao động của toàn thể cán bộ, giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý trong nhà trường.

- Tổ chức bộ máy QL thống nhất trong nhà trường về QL công tác GDYĐ cho SV, tổ chức bộ máy bao gồm các bộ phận có đội ngũ cán bộ và

mối quan hệ trong đó. Trong bộ máy QL, xác định được các quan hệ, cơ chế, tổ chức làm sao cho công việc được thực hiện một cách nhanh chóng chính xác. Bộ máy QL phải tổ chức chỉ đạo thống nhất công tác GDYĐ, điều chỉnh kịp thời nội dung và phương pháp GDYĐ, kịp thời tạo ra dư luận XH góp phần nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi đạo đức của SV đồng thời kích thích quá trình tự giáo dục, rèn luyện của SV.

- Thực hiện tốt các khâu của quy trình QL, trước hết là khâu kế hoạch hóa bao gồm: nắm vững tình hình về mọi mặt, xác định mục tiêu bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu riêng, lập kế hoạch đảm bảo phân phối hợp lý các nguồn lực, thực hiện các mục tiêu để kế hoạch có tính cân đối, đồng bộ, trong trường hợp cần thiết, cần xây dựng kế hoạch dự phòng.

+ Lập ra cơ cấu bộ máy: bộ máy phải đủ năng lực đảm nhiệm chức năng quản lý và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dự phòng.

+ Làm tốt công tác chỉ đạo: ra quyết định, phối hợp đảm bảo các hoạt động nhịp nhàng, có động viên, khen thưởng kịp thời.

+ Đảm bảo tốt chức năng thông tin: thông tin là cơ sở của QL, không có thông tin đầy đủ, đáng tin cậy thì quá trình QL vận hành kém hiệu quả. Cần làm tốt các khâu của quá trình thông tin (thu thập, xử lý, truyền đạt, lưu trữ). Thông tin phải chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, hiện đại hoá việc trao đổi thông tin.

+ Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy: Xây dựng chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ QL và lực lượng tham gia việc QL công tác GDYĐ cho SV.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm giúp người lãnh đạo thấy được những gì còn tồn tại cần được giải quyết. Việc kiểm tra giúp người QL nắm vững tình hình, kịp thời uốn nắn những sai sót, khen thưởng và kỷ luật một cách khách quan, thu thập những thông tin để

điều chỉnh các tác động, QL và kiểm nghiệm các quyết định. Để kiểm tra đánh giá một cách khách quan, chính xác cần phải có tiêu chuẩn. Vì vậy, cần coi trọng việc xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá.

- Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, liên kết với các lực lượng, các tổ chức xã hội, các cơ sở y tế, các bệnh viện nơi SV đến thực tập để thống nhất với nhau về việc GDYĐ cho SV. Nhà trường có những quy định về môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh như nền nếp kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm phòng chống bài trừ các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

1.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc quản lý công tác giáo dục đạođức nghề nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế đức nghề nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế

Trong xu thế phát triển chung của xã hội, đạo đức của SV cả nước nói chung và của trường Cao đẳng Y tế nói riêng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau đây:

1.5.1. Yếu tố khách quan

- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay đang phát triển như vũ bão. Nhiều tri thức, kỹ năng và các lĩnh vực nghiên cứu mới, công nghệ mới, vật liệu mới xuất hiện. Điều này tác động rất lớn đến đội ngũ trí thức nói chung và SV nói riêng. SV phải tự xác định cho mình động cơ, thái độ và phương pháp học tập và tu dưỡng một cách đúng đắn, khoa học, phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ, xem đó là chìa khóa vạn năng cần thiết để có đủ năng lực thích ứng với những yêu câu của thời đại.

- Sự tiến bộ xã hội, sự giao lưu và hội nhập của thế giới và khu vực, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Điều này đưa đến nhiều lĩnh vực mới mẻ, tích cực thuận lợi cho SV.

- Sự biến đổi sâu sắc của môi trường kinh tế - xã hội ở nước ta trong cơ chế thị trường không chỉ ảnh hưởng đến mọi hoạt động xã hội mà còn tác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng y tế tiền giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w