8. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Đánh giá thực trạng
2.4.1.1. Ưu điểm
Nhìn chung SV Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức, dưới sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, đa số các em đều có những phẩm chất y đức tốt như: thầy thuốc như mẹ hiền; tinh thần tận tụy, chăm sóc, giúp đỡ bệnh nhân, lòng nhân ái, khoan dung độ lượng; tôn trọng sinh mạng con người; tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn; hành động vì lợi ích của bệnh nhân; tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân; kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, người lớn tuổi; tôn trọng bạn bè, sống giản dị, hòa đồng, thân thiện; trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh; có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc…
Nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác quản lý GDĐĐNN cho SV nên cũng đã có một số giải pháp quản lý, chỉ đạo công tác này như: chỉ đạo giáo dục y đức thông qua hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của SV; chỉ đạo giáo dục y đức thông qua tuần lễ sinh hoạt chính trị đầu khóa; chỉ đạo giáo dục y đức thông qua việc thực hiện các cuộc vận động của Bộ Y Tế; chỉ đạo giáo dục y đức thông qua các buổi họp giao ban; chỉ đạo giáo dục y đức thông qua hoạt động đoàn - hội; chỉ đạo giáo dục y đức thông qua giờ dạy trên lớp… và triển khai kế hoạch giáo dục y đức trong một năm học…
Nhìn chung nhà trường đã thực hiện công tác GDĐĐNN cho SV tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều hạn chế như nhà trường tập trung ưu tiên cho nhiệm vụ “dạy chữ”, coi nhẹ phần “dạy người”, nội dung giáo dục y đức thường thiên vế kiến thức mà coi nhẹ việc rèn luyện ý thức, thái độ, hành vi cho SV, các hoạt động quản lý thường mới chỉ dừng lại ở kế hoạch tổng thể hoặc cụ thể nhưng chỉ mang tính chất thời vụ…; Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục y đức chưa phong phú, đa dạng nhằm thu hút SV tham gia nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm và niềm tin mạnh mẽ nơi các em để hình thành và phát triển những hành vi đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực y đức cần có.
Nguồn kinh phí cho công tác GDĐĐNN của nhà trường còn hạn chế, sự phối hợp giữa các lực lượng chưa đồng bộ, thiếu sự nhất quán giữa nhà trường với các đoàn thể xã hội, phụ huynh SV, nhất là các bậc phụ huynh chưa nhận thức rõ được mục tiêu, ý nghĩa cao đẹp của ngành nghề con cái mình đang theo đuổi.