Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng y tế tiền giang (Trang 48 - 52)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Các chủ trương, giải pháp quản lý của Nhà trường, khoa, bộ môn và của cán bộ quản lý. Sự quan tâm chăm lo của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (cấp ủy Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV…); Sự quan tâm của gia đình SV… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và có hiệu quả đến ý thức, tinh thần, thái độ rèn luyện y đức của SV.

- Các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các tổ chức xã hội dành cho SV có tác dụng thúc đẩy ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện của SV.

- Các chủ trương, biện pháp quản lý của Nhà nước, sự quan tâm của các tổ chức xã hội dành cho SV có tác dụng thúc đẩy ý chú phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện của SV.

- Sự gương mẫu của các cấp lãnh đạo, của các thầy cô giáo, cán bộ quản lý, công nhân viên của nhân viên nhà trường và của các y sĩ, bác sĩ, cán bộ, công nhân viên chức bệnh viện nơi SV tham gia học tập lâm sàng là những tấm gương sáng cho SV noi theo.

- Các hoạt động tập thể: sinh hoạt câu lạc bộ, hội thi chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao, vui chơi dã ngoại, giao lưu gặp gỡ, nêu gương các tập thể và cá nhân tiên tiến điển hình…. sẽ là nguồn cổ

vũ, động viên thu hút SV vào những việc làm bổ ích, lành mạnh hóa môi trường học tập, môi trường sống của SV.

- Điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt vui chơi giải trí bổ ích, thiết thực và lành mạnh của SV.

- Các hoạt động du khảo, về nguồn, đền ơn đáp nghĩa và hiến máu nhân đạo có tác dụng lớn trong nhận thức của SV. Từ đó có những suy nghĩ, hành động ứng xử đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực chung của xã hội.

- Môi trường, cảnh quan trường học, trường lớp sạch đẹp, khang trang, nề nếp là những yếu tố quan trọng góp phần cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tâm hồn và đạo đức sinh viên.

- Các hoạt động ngoài xã hội đang diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp. Những yếu tố tích cực và tiêu cực ngoài xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên.

Trên đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV. Cần phát huy những yếu tố có tác dụng giáo dục tích cực, ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất những yếu tố có tác dụng giáo dục tiêu cực ảnh hưởng xấu đến đạo đức, y đức của SV. Đặc biệt là những thói hư tật xấu đang luôn rình rập, tìm cách xâm nhập, lôi kéo rủ rê SV đi đến vi phạm, sa ngã. Chính vì thế, nhà trường phải cung cấp cho SV những kiến thức đủ để phòng tránh cho bản thân và cho bạn bè; gia đình và cộng đồng góp phần ngăn ngừa và đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra khỏi nhà trường.

Kết luận chương 1

Đạo đức là những nguyên tắc chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện.

Đạo đức trong y học chính là y đức, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV trường y chính là giáo dục y đức (GDYĐ). Y đức là đạo đức của người hành nghề y, thể hiện qua các tiêu chuẩn nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của thầy thuốc đối với bệnh nhân và cộng đồng. Y đức xác định trách nhiệm, lương tâm, danh dự và niềm hạnh phúc của người thầy thuốc. Năm 1996, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành quy định về y đức gồm 12 điều để cán bộ ngành y tế phấn đấu thực hiện. Nhiệm vụ của các trường y là đào tạo ra những cán bộ y tế vừa có đức, vừa có tài.

Quản lý hoạt động giáo dục y đức là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục y đức đạt kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Quản lý hoạt động giáo dục y đức là phải hướng tới việc làm cho mọi lực lượng giáo dục nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt đông giáo dục y đức, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục y đức. Quản lý hoạt động giáo dục y đức là quản lý cả mục tiêu, nội dung, hình thức phương pháp giáo dục y đức, huy động đồng bộ lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục y đức, phát huy năng lực tự giáo dục của sinh viên. Quản lý hoạt động giáo dục y đức gồm các chức năng: Kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra.

Các vấn đề nêu trên đều liên quan và phụ thuộc vào hoạt động quản lý giáo dục y đức trong nhà trường. Để chất lượng giáo dục ngày càng cao thì phải có các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức thật hữu hiệu. Nhưng muốn đề ra các giải pháp quản lý hoạt động GDYĐ hiệu quả thì trước hết phải có sự đánh giá đúng đắn khoa học về thực trạng quản lý hoạt động GDYĐ trong nhà trường. Chính vì thế trong chương 2 của luận văn này chúng tôi tập trung làm rõ thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang trong trong những năm gần đây.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng y tế tiền giang (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w