Đạo đức của người Thầy thuốc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng y tế tiền giang (Trang 31 - 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Đạo đức của người Thầy thuốc

Trong xã hội, đạo đức y học cũng có những yêu cầu, chuẩn mực chung phù hợp với đạo đức xã hội, và đối với những xã hội khác nhau thì yêu cầu đạo đức y học cũng khác nhau. Khi nghiên cứu đạo đức y học của người thầy thuốc (những vấn đề đạo đức học của người thầy thuốc) hai tác giả M. E. Teleshevskaia và N.I. Pogibko người Nga đã viết: “Đạo đức y học là phần khoa học về vai trò của những nguyên tắc, phẩm hạnh của các nhân viên y tế, về các mối quan hệ nhân đạo cao cả đối với bệnh nhân, coi như là điều kiện cần thiết để điều trị và củng cố sức khỏe cho con người có kết quả tốt” [29]. Trong giai đoạn hiện nay bản chất đạo đức của người thầy thuốc có những phẩm chất sau:

Trước hết phải có đạo đức của một công dân XHCN. Đó là việc luôn coi trọng trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức thầy thuốc, hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau (vì trách nhiệm của thấy thuốc trước người bệnh khiến cho họ không ngừng vươn lên đỉnh cao của đạo đức y học và ngược lại vì nghề nghiệp mà người thầy thuốc không ngừng học tập nâng cao tay nghề, nâng cao trách nhiệm...). Trách nhiệm và đạo đức người thầy thuốc luôn hướng tới những điều kiện thuận lợi nhất cho sức khỏe người bệnh. Sức khỏe người bệnh là trên hết “Đạo đức y học có mục đích cứu người, trách nhiệm nghề nghiệp yêu cầu người thầy

thuốc phải có tri thức khoa học, nghệ thuật chữa bệnh và chuyên môn sâu” [19].

Phải có tấm lòng nhân ái đối với người bệnh. Lòng nhân ái của người thầy thuốc XHCN xuất phát từ bản chất chế độ và trách nhiệm cao cả của thầy thuốc trong chế độ XHCN. Thầy thuốc XHCN phải có quan hệ rộng với mọi tầng lớp nhân dân, tận tụy, chu đáo trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Thầy thuốc XHCN vì mục đích trong sáng, hết lòng vì người bệnh, không vụ lợi, sống có lý tưởng, thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn.

Để xác định đạo đức nghề nghiệp, cần phân tích những phẩm chất nghề nghiệp thể hiện trong các quan hệ xã hội của người thầy thuốc. Đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc có yêu cầu đặc biệt liên quan đến việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại sức khỏe cho mọi người. Nó gồm các quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực của ngành Y tế, nhờ đó mà mọi thành viên trong ngành phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình, phù hợp với lợi ích chung của xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển của y học. Vì vậy, đạo đức người thầy thuốc thể hiện trong các mối quan hệ sau đây:

Quan hệ với nhân dân: công tác bảo vệ sức khỏe không chỉ dừng lại ở điều trị người bệnh ở bệnh viện mà còn liên quan đến chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Vì vậy trong quá trình quan hệ với nhân dân cần phải có thái độ ân cần, mật thiết, thực hiện tốt 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát triển 2 khu vực y tế chuyên sâu và y tế phổ cập.

Quan hệ với người bệnh: quan hệ của thầy thuốc với người bệnh là quan

hệ đặc thù, liên quan tới nhu cầu cấp thiết của mỗi người dân, dễ đi sâu vào tâm tư, tình cảm, lòng nhân ái của mọi người. Có thể nói, từ xưa đến nay mối quan hệ này tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của nghề y ở mọi quốc gia.

Quan hệ đồng nghiệp: hiện nay chúng ta đang tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từng bước tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ngành Y cũng là ngành khoa học đòi hỏi đội ngũ CBYT có tinh thần làm việc tập thể, có sự hợp tác tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi công trình nghiên cứu khoa học, mỗi ca phẫu thuật, thủ thuật, thao tác kỹ thuật... đều là công việc mang tính tập thể. Trong hoạt động hàng ngày của mình, CBYT luôn có mối liên hệ mật thiết với các thành viên khác. Xuất phát từ các đặc điểm trên, mối quan hệ đồng nghiệp của CBYT cần lưu ý các vấn đề sau:

Phải tôn trọng lẫn nhau: người thầy thuốc không bao giờ được xem thường người khác, luôn tôn trọng lẫn nhau. Y học có nhiều chuyên khoa, chuyên ngành khác nhau không ai có thể cho mình là người chuyên sâu các chuyên ngành. Trong ngành, các chuyên khoa đều bình đẳng, vì vậy các chuyên khoa cần kết hợp chặt chẽ với nhau, vì sức khỏe người bệnh.

Phải thân ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau tiến bộ: do yêu cầu công tác tổ chức bộ máy của ngành được chia làm nhiều tuyến, nhiều khu vực, nên các tuyến phải có sự liên kết giúp đỡ nhau, tuyến sau chỉ đạo tuyến trước về chuyên môn nghiệp vụ, tuyến trước cung cấp thông tin y tế, kết hợp làm tốt công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Trong mỗi cơ quan, mỗi tổ chức, mỗi đơn vị đều có người quản lý, người thực hiện, vì vậy cần xây dựng một phong cách làm việc thật hài hoà, đảm bảo được nguyên tắc, nghiêm túc, thân tình, thoải mái: công việc thì bàn bạc dân chủ, khi đã có thống nhất thì thực hiện nghiêm túc, cấp dưới phải phục tùng cấp trên.

Với công tác khoa học kỹ thuật: bản chất việc bảo vệ sức khỏe nhân dân là quá trình thực hiện công tác khoa học kỹ thuật, đòi hỏi người thầy thuốc phải làm việc nghiêm túc, phát triển toàn diện trên 2 lĩnh vực y sinh học và y xã hội học.

Đặc điểm đặc thù của y học là liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người. Vì vậy trong công tác khoa học phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau:

- Phải có tính nhân ái, không được lấy người bệnh làm “vật thí nghiệm”. Khi nghiên cứu một phương pháp, một kỹ thuật, một loại thuốc mới... phải được tiến hành trên động vật, làm nhiều lần có kết quả, đảm bảo an toàn không có hại cho con người mới được đưa vào sử dụng trong chữa bệnh.

- Phải khách quan, không định kiến, tôn trọng sự thật, không áp đặt ý kiến chủ quan của mình.

- Phải chính xác: không được làm sai lệch ... các số liệu nghiên cứu. - Phải trung thực: phải nói đúng sự thật, không phóng đại, tô hồng kết quả nghiên cứu, phải bảo vệ chân lý.

Ba vấn đề khách quan, trung thực và chính xác là cốt lõi của một công trình nghiên cứu khoa học. Nếu không đủ 3 yếu tố đó với các công trình nghiên cứu y sinh học và dược học có thể gây tác hại cho sức khỏe và tính mạng con người. Với lĩnh vực y xã hội sẽ làm sai lạc trong việc đề ra các chủ trương, đường lối y tế, các giải pháp và chiến lược y tế.

Quan hệ với pháp luật: lĩnh vực nghề nghiệp của ngành Y có 2 phạm vi nghiên cứu chuẩn mực đó là: luật pháp hành nghề y và tiêu chuẩn đạo đức của người thầy thuốc. Luật pháp và đạo đức có mối quan hệ hữu cơ khăng khít, luật pháp bị vi phạm thì bầu không khí của đạo đức bị thóai hóa. Người thầy thuốc sẽ bị tước danh hiệu cao quý của mình nếu xâm phạm luật pháp, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng con người. Người thầy thuốc sẽ bị lương tâm dày vò, đau khổ nếu phạm sai lầm trong cuộc đời làm nghề thầy thuốc của mình, từ đó đã gây ra nỗi bất hạnh cho người bệnh “Hàng trăm cuộc đời được cứu sống, không làm dịu đi niềm cay đắng của một tổn thất”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng y tế tiền giang (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w