8. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Những đặc thù về đối tượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở
Cao đẳng Y tế Tiền Giang
Sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang là đối tượng của công tác GDĐĐNN, phần lớn trong độ tuổi từ 18 đến 20. Lứa tuổi này có sự chuyển biến mạnh mẽ về thể chất cũng như tâm sinh lý. Trong giai đoạn này, các em
thường bộc lộ những nét tính cách đặc biệt có ảnh hưởng đến quá trình giáo dục, nhận thức, hành động như: tâm lý thích cái mới (cả cái mới tích cực lẫn tiêu cực); nhiệt tình sôi nổi, chân thành; thích tìm hiểu, khám phá, giàu óc tưởng tượng; bắt chước; nhiều mơ ước, dễ kết bạn, xả thân vì bạn, thích hoạt động tập thể…
Tuy nhiên, hạn chế của lứa tuổi này là sự thiếu kinh nghiệm sống, sự từng trãi, bồng bột, hấp tấp, vội vàng, cả tin, dễ mặc cảm, hay thần tượng hóa, dễ bốc đồng và tổn thương. Điều này khiến các em rất dễ bị kích động, bị lợi dụng. Mặt khác, tính ham hiểu biết ở giai đoạn phát triển cũng dễ dàng dẫn các em bước vào con đường phiêu lưu mạo hiểm, những hành động cực đoan, gây hậu quả khó lường cho xã hội.
Như vậy, ham học hỏi, thích cái mới, tò mò, hay bắt chước làm theo là những đặc trưng nổi bật của lứa tuổi này. Chính sự thay đổi về tâm sinh lý ở độ tuổi này mà cái tốt lẫn cái xấu của môi trường xung quanh các em đều có thể tiếp thu rất nhanh, từ nhận thức đến hành vi chỉ là một khoảng cách rất ngắn. Do đó, những tác động giáo dục kịp thời, đúng hướng của gia đình, nhà trường và xã hội có vai trò rất quan trọng trọng sự hình thành và phát triển nhân cách và phát triển nghề nghiệp của các em.
Để thực hiện tốt công tác GDĐĐNN, đòi hỏi nhà trường phải nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi để lựa chọn cách thức tác động phù hợp. Sinh viên là những đối tượng cần được quan tâm và bảo vệ, chăm sóc đặc biệt trong mọi lĩnh vực, nhất là GDĐĐNN, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện.
Bên cạnh đó, đối với sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang thì bệnh viện, cơ sở thực tập, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao kiến thức và rèn luyện y đức cho sinh viên.
Trong trường và bệnh viện, sinh viên không chỉ học kiến thức chuyên môn mà còn học về y đức, dược đức, kỹ năng thực hành tốt y đức, dược đức, giao tiếp với bệnh nhân, cách ứng xử, cách sống, cách làm người… Vai trò của nhà trường và bệnh viện được biểu hiện cụ thể qua vai trò của người thầy. Các cán bộ y tế công tác tại bệnh viện, cơ sở thực tập cũng được xem như là người thầy với phương châm thế hệ đi trước giảng dạy lại cho thế hệ sau.
Trên thực tế, việc dạy y đức ở nhà trường hiện nay cũng tập trung vào việc làm gương của thầy cô, các thế hệ đi trước. Để dạy y đức thì tốt nhất vẫn là tấm gương của thầy cô. Còn khi ra trường hay thực tập tại các bệnh viện, các sinh viên có thể chứng kiến các tiêu cực, khiến các em ảnh hưởng thì điều đó cần phải phát huy vai trò của giáo dục từ phía xã hội.