Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng y tế tiền giang (Trang 90 - 95)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản

quản lý và giảng viên nhà trường về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐNN

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, các tổ chức đoàn thể, giảng viên, công nhân viên về vị trí và tầm quan trọng của việc GDĐĐNN cho SV Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang.

Nhận thức là một yếu tố tiền đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến mọi hành vi của mỗi cá nhân. Có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Vì vậy, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên, giáo viên nhà trường về vị trí, và tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐNN và quản lý hoạt động GDĐĐNN cho SV là hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi lẽ nhận thức là khâu đầu tiên của một quá trình hoạt động và có ý nghĩa rất lớn, quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi công việc.

3.2.1.2. Nội dung giải pháp

Đảm bảo cho các thành viên trong hội đồng nhà trường, tùy theo nhiệm vụ công tác, nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động GDĐĐNN cho SV để từ đó có ý thức và trách nhiệm với công việc này.

Trước hết lãnh đạo nhà trường, cán bộ, giảng viên, giáo viên phải được quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng của công tác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho SV và đặc biệt là hoạt động GDĐĐNN cho SV. Cần quán triệt đến tất cả các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐNN cho SV, đây là nhiệm vụ của tất cả mọi người, của tập thể nhà trường, của gia đình SV và của toàn xã hội.

Đối với cán bộ Đoàn, Công đoàn phải nắm bắt chủ trương của Đảng, chính quyền để có định hướng cho hoạt động của đoàn viên, thực hiện tốt vai trò, chức năng của các đoàn thể trong nhà trường.

Đối với các giảng viên: cần được nâng cao ý thức trách nhiệm để họ có nhận thức đầy đủ trong việc GDĐĐNN cho SV thông qua các bài giảng, góp phần cùng nhà trường quản lý tốt hơn mọi hoạt động của SV trong cũng như ngoài giờ học. Vì một số giảng viên còn chưa thống nhất về quan điểm giáo dục y đức, nên việc dạy chữ còn chưa song hành với dạy người, chỉ truyền đạt kiến thức sách vở một cách máy móc, gượng ép, khô cứng tách rời với thực tiễn cuộc sống. Còn có một số giảng viên quan niệm chỉ dạy kiến thức để phục vụ cho kiểm tra, thi cử, chạy theo thành tích, chỉ tiêu của khoa mà bỏ qua giáo dục nhân cách, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Hoặc quan niệm giáo dục y đức là trách nhiệm của Ban Giám hiệu, của Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên, của Đoàn Thanh niên và của giáo viên chủ nhiệm.

Đối với Trưởng các khoa/Bộ môn: là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể học sinh, sinh viên của chuyên ngành, trực tiếp giáo dục y đức cho SV. Vì vậy, cần nắm vững hoàn cảnh của từng em như: điều kiện

kinh tế, hoàn cảnh gia đình, những em đến từ vùng sâu, vùng xa, con em dân tộc ít người... để có phương pháp giáo dục phù hợp.

Trên đây là nhũng nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận lực lượng giáo dục trong nhà trường có liên quan đến hoạt động giáo dục đạo đức nói chung, GDĐĐNN cho SV nói riêng cần được khắc phục. Việc khắc phục những tồn tại trên là khởi đầu thực hiện đổi mới, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về GDĐĐNN cho SV. Nội dung giải pháp đảm bảo cho mọi người hiểu rõ được vai trò, tầm quan trọng và thống nhất quan điểm, phương pháp, trách nhiệm quản lý hoạt động giáo dục y đức, các nội dung giáo dục y đức chứa đựng những giá trị “chân, thiện, mỹ” là yếu tố nền tảng đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững kinh tế, chính trị, xã hội. Từ đó mỗi đối tượng giáo dục tự nỗ lực nâng cao tri thức, hoàn thiện nhân cách, xác định đầy đủ ý thức trách nhiệm giáo dục, rèn luyện cho thế hệ trẻ có tình yêu thương con người, có đạo đức tốt, có lối sống phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

- Thông qua các buổi học tập, sinh hoạt chính trị đầu khóa, đầu năm học tuyên truyền những quan điểm chỉ đạo, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành Y tế, của nhà trường về giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, giảng viên trong toàn trường.

- Thường xuyên tuyên truyền về vai trò của giáo dục y đức và trang bị kiến thức cơ bản về hoạt động giáo dục y đức cho Hội đồng Đào tạo nhà trường, tổ chức thảo luận sâu các chuyên đề về giáo dục y đức như: “Mô hình nhân cách con người Việt Nam phất triển toàn diện thời kì Công nghiệp hóa Hiện đại hóa. Những giá trị y đức truyền thống Việt Nam trong thời kì hội

nhập”, “Y đức thời thị trường", "Những chuẩn mực đạo đức truyền thống và hiện đại” . . .

- Tổ chức các cuộc họp nhằm phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Phân công rõ ràng trách nhiệm phối hợp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV của Ban Giám hiệu, thầy cô, phụ huynh và các tổ chức xã hội khác như: Công an phường, Công an thành phố, thành Đoàn, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các cơ sở Y tế, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thành phố…

- Tuyên truyền, vận động đội ngũ cán bộ giảng viên, giáo viên nhà trường thực hiện các phong trào thi đua: “Dạy tốt - Học tốt” cuộc vận động: “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, xây dựng “Gia đình nhà giáo văn hóa”, “Đơn vị văn hóa, nếp sống văn minh”.

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng để trang bị cho cán bộ, giảng viên, giáo viên những vấn đề cơ bản về giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức.

- Tổ chức học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đầy đủ theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho SV nhằm trang bị cho họ thế giới quan, phương pháp luận Mác- xít để SV có niềm tin và tình cảm đối với chủ nghĩa xã hội và làm phong phú thêm đạo đức mới, đạo đức XHCN trong giai đoạn phát triển đất nước, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Trong các phòng học đều có khẩu hiệu tuyên truyền trực quan “Tiên học lễ, hậu học văn” và lời dạy của Bác Hồ với cán bộ y tế: “Lương y phải như từ mẫu” và trong các phòng họp lớn đều có treo các tấm panô trích dẫn những câu răn dạy của người xưa, ví dụ như trong Y âm án của Hải Thượng

Lãn Ông "Tám đức tính của người lương y và tám điều tội lỗi mà người hành nghề y dược phải tránh", hoặc "Lời thề Hyppocrate"....

- Mở rộng tuyên truyền, vận động thầy cô giáo, HS, SV, phụ huynh HS, các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện tốt 4 nội dung cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không có học sinh ngồi nhầm lớp” do Bộ Giáo dục – Đào tạo phát động.

- Tuyên truyền, vận động toàn thể thầy cô giáo, các em SV hưởng ứng cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tổ chức các hội thi tìm hiểu, kể chuyện, chiếu phim về cuộc đời, sự nghiệp, tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự cống hiến của các danh nhân y học cho nhân loại và các cuộc thi tìm hiểu về các nội dung y đức và tổ chức các cuộc thi giải quyết tình huống y đức.

- Tổ chức cho thầy cô giáo và cán bộ lớp, cán bộ Đoàn tiêu biểu đi giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với các trường Trung học, CĐ, ĐH trong toàn quốc có mô hình giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức tốt.

- Định kỳ tổ chức gặp gỡ HS, SV của cán bộ lãnh đạo, của bộ phận làm công tác quản lý HS, SV để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn trong học tập, sinh hoạt của HS, SV. Từ đó, nhà trường xây dựng được các giải pháp điều chỉnh hợp lý cả về nhận thức cũng như hành động phù hợp với thực tiễn cho HS, SV.

- Xây dựng chế độ báo cáo hàng tuần, hàng tháng nhằm nắm chắc tình hình về quản lý, điều hành công việc để có những giải pháp điều chỉnh hợp lý.

Để thực hiện được các giải pháp trên, điều kiện để tiến hành là phải có sự đồng thuận và thống nhất của tất cả các tổ chức trong nhà trường từ Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn Thanh niên cả về chủ trương, nhận thức cả đầu tư về con người, tiền của và cơ sở vật chất. Tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo đồng bộ, ổn định có tính tập trung dân chủ và tính kỷ luật cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng y tế tiền giang (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w