Kếthợp nâng cao trình độ lý luận chínhtrị với việc tăng cường công tác tổng kết thực tiễn

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ huyện thủ thừa, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 108 - 111)

cường công tác tổng kết thực tiễn

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI khẳng định:“Để đảm đương được vai trò lãnh đạo Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và nâng lực lãnh đạo” [16, tr.89]. “Tăng cường nghiên cứu lý luận tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và những vấn đề nảy sinh trong quá trình đổi mới, không ngừng phát triển lý luận, đề ra đường lối chủ trương, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; khắc phục một số mặt lạc hậu, yếu kém của công tác nghiên cứu lý luận. Tạo môi trường dân chủ thảo luận, tranh luận khoa học, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ của cá nhân và tập thể trong nghiên cứu lý luận. Khẩn trương ban hành quy chế dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị. Nâng cao chất lượng của các cơ quan nghiên cứu lý luận, cải tiến tổ chức nghiên cứu lý luận phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Tổng kết 30 năm đổi mới đất nước”[16, tr.256-257].

Bởi lẽ, Sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là nguyên tắc hết sức quan trọng của công tác tư tưởng. Thực chất sức mạnh của công tác tư tưởng, của lý luận khoa học là ở chỗ nó liên hệ mật thiết với thực tiễn cách mạng, với

đời sống nhân dân. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản. Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời là kết quả tổng kết thực tiễn, tổng kết quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. Sau khi ra đời nó đem lại cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động một công cụ khoa học để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới bằng cách mạng. Chính vì vậy, lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản thống nhất biện chứng với nhau; lý luận xuất phát từ thực tiễn và trở lại phục vụ nhiệm vụ thực tiễn, soi đường cho thực tiễn cách mạng, còn thực tiễn là cơ sở của lý luận, là tiêu chuẩn kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý luận.

Vì vậy, có thể đánh giá giải pháp mà Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4, khóa XI, đã nêu trong “tài liệu dành cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên” về “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Từ tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4, khóa XI cấp huyện nói chung và huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An nói riêngcần thiết phải có các giải pháp phù hợp trong quá trình tổng kết thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng với tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp cụ thể như sau:

Từng phòng, ban ngành, đoàn thể cấp huyện tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá một cách khách quan về thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý và dự báo nhu cầu cán bộ lãnh đạo, quản lý một cách khoa học; đồng thời tiến hành xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý cho từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng địa phương; trên cơ sở đó lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể từng năm cho từng loại cán bộ, công chức theo quy hoạch.

Đảm bảo gắn lý luận với thực tiễn, học tập với tham quan tìm hiểu mô hình, làm bài tập thực hành, vận dụng lý luận giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, những tình huống trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý và phương pháp tuyên truyền, vận động, đối thoại với nhân dân phù hợp từng đối tượng,

từng chức danh cán bộ, quản lý.Giáo dục lý luận đòi hỏi phải bám sát thực tiễn, phản ánh được yêu cầu của thực tiễn, soi sáng những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Kết hợp việc nâng cao trình độ lý luận chính trị với công tác tổng kết thực tiễn ở cơ sở là phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhiệm vụ chính trị của địa phương, bám sát mục tiêu, yêu cầu, định hướng của chiến lược cán bộ. Không có thực tiễn thì không có lý luận.

Đảm bảo sự thống nhất lý luận với hướng dẫn nghiệp vụ trong từng môn học, phần học nhằm làm sáng tỏ tính khoa học, tính thực tiễn của học thuyết Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Bởi vì, nâng cao trình độ lý luận chính trị đòi hỏi phải nắm vững những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng trong hoạt động thực tiễn để đúc kết thành lý luận. Thông qua tổng kết thực tiễn sẽ nâng cao được năng lực tư duy lý luận giúp cho tư duy trở nên năng động, sáng tạo, nhạy bén; tránh được chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh viện.

Tổng kết thực tiễn không đơn thuần là kiểm điểm những ưu, nhược điểm hay khuếch trương thành tích. Điều quan trọng là thông qua tổng kết những ưu, nhược điểm đó, người cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp rút ra được những vấn đề có tính quy luật của sự phát triển, phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng, từ đó đưa ra được những quyết sách phù hợp với thực tế khách quan, dự báo đúng dắn về xu hướng vận động và phát triển của hiện thực cuộc sống, thấy được sự biểu hiện sinh động của lý luận trong cuộc sống. Tổng kết thực tiễn để khái quát những kinh nghiệm thực tiễn thành lý luận, sau đó dùng lý luận đó soi sáng cho hoạt động thực tiễn tiếp theo. Đó được coi như một vòng tròn của quá trình nhận thức, trong đó thực tiễn vừa là điểm bắt đầu cũng là điểm kết thúc của vòng khâu đó. Nhưng sự kết thúc này lại mở ra một quá trình nhận thức mới hơn, cao hơn, giúp cho tư duy của người cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp được phát triển, trình độ lý luận chính trị của họ sẽ được khẳng định và nâng cao.

Tổng kết thực tiễn đòi hỏi người cán bộ, lãnh đạo, quản lý cấp huyện phải xuất phát từ quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, phát triển, tôn trọng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật. Không bao che cho các khuyết điểm, sai lầm để có được những kinh nghiệm quý báu, có cơ sở thực tiễn. Từ đó, có biện pháp khắc phục, phát huy, định hướng cho công tác trong thời gian tới. Trong tổng kết hoạt động thực tiễn hạn chế việc lý luận dài dòng mà cần đi sâu vào đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương. Nếu làm tốt việc đánh giá những việc làm được, chưa làm được và đưa ra được nguyên nhân khách quan, chủ quan chính là đã tổng kết, nâng cao lý luận từ thực tiễn cơ sở. Việc phân tích nguyên nhân của các thành công cũng như tồn tại thông qua tổng kết thực tiễn từ cơ sở phải được thực hiện nghiêm túc trên tinh thần tự phê bình và phê bình một cách dân chủ, thẳng thắn, phát huy trí tuệ của tập thể lãnh đạo trong đánh giá, rút kinh nghiệm.

3.3.2. Tiếp tục đổi mới, từng bước hoàn thiện chính sách khuyếnkhích các cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt tự giác học

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ huyện thủ thừa, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 108 - 111)