Thứ nhất, một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan đơn vị chưa nhận thức đúng đắn về công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Nhiều cán bộ, đảng viên coi mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị là để có bằng cấp, chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh; có xu hướng đi học hệ tại chức, tạo ra mất cân đối giữa hệ tại chức và tập trung. Hệ thống cơ chế, chính sách chưa hợp lý, sát thực; quy định về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị đối với các chức danh cán bộ và về việc phân cấp đào tạo, bồi dưỡng theo đối tượng, tiêu chuẩn chức danh còn bất cập. đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn; một bộ phận thiếu gương mẫu đã ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.
Thứ hai, công tác đánh giá và quản lý cán bộ ở một số địa phương, đơn vị chưa chặt chẽ, chưa tốt, chậm đổi mới. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa được coi trọng đúng mức, thực hiện chưa đồng bộ, do đó chưa chủ động được nguồn nhân lực kế cận, dự nguồn cho việc bố trí, thay thế khi có yêu cầu. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu. Đào tạo chưa gắn liền với quy hoạch. Đào tạo và sử dụng cán bộ chưa phối hợp chặt chẽ. Đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ. Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức còn bất cập; một bộ phận cán bộ chưa tích cực tự giác học tập, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao… Những khó khăn trên tuy đã từng bước được giải quyết, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác cán bộ, ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn hiện nay.
Thứ ba, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện vật chất, tinh thần có ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Là cán bộ lãnh đạo, quản lý khi được cử đi học, một mặt họ phải tiếp tục thực hiện trách nhiệm của mình đối với việc phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, mặt khác lại còn phải chi phí tốn kém hơn cho quá trình học tập. Từ thực tế đó, trong những năm qua mặc dù tỉnh đã có chế độ phụ cấp và chính họ cũng biết đi học là mang lại hiệu quả thiết thực, song nhiều người vẫn có tâm lý ngại đi học.
Thứ tư, Sự trì trệ kéo dài của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp cũng như những mặt trái của cơ chế mới - cơ chế thị trường đều có ảnh hưởng tác động đến công tác đào tạo để nâng cao trình độ về mọi mặt của người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện. Cơ chế đó đã làm tê liệt đi tính năng động, sáng tạo, tính linh hoạt nhạy bén của người cán bộ, ngược lại nó kích thích tính ỷ lại trông chờ vào người khác, không có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp còn kích thích tính đặc quyền, đặc lợi đối với một số cán bộ có chức có quyền nhưng lại không có trình độ, thiếu tu dưỡng rèn luyện, làm thui chột đi những động cơ tích cực, tiềm năng sáng tạo và ý chí vươn lên của con người. Do yếu kém về trình độ chuyên môn, về lý luận chính trị nên một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện vẫn duy trì hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình theo lối của thời bao cấp, bảo thủ, trì trệ.
Thứ năm, do công tác quy hoạch đào tạo cán bộ còn hạn chế, chưa có sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, thiếu biện pháp cụ thể để họ phấn đấu vươn lên, tự giác học tập. Chế độ chính sách đối với người dạy và người học lý luận chính trị còn nhiều bất cập. Công tác cán bộ thực hiện chưa đồng bộ, thiếu quy hoạch, việc giáo dục, quản lý, kiểm tra cán bộ, đảng viên nhiều nơi thiếu chặt chẽ. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ phải được xây dựng thành kế hoạch một cách đồng bộ, toàn diện. Nội dung chương trình còn nặng nề về lý thuyết, chưa gắn được nhiều với bồi dưỡng nghiệp vụ và thực tiễn công cuộc đổi mới, thực tế cuộc sống. Phương pháp còn nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, chưa phát
huy được tư duy độc lập, sáng tạo của người học. Dạy lý luận chính trị vẫn còn sách vở giáo khoa, chưa dạy bằng thực tiễn cuộc sống, thực tế để thuyết phục lòng người. Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên giảng dạy lý luận chính trị ở trung tâm bồi dưỡng chính trị thời gian qua tuy được bổ sung, tăng cường về số lượng và chất lượng. Song, do chưa được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nên vẫn còn những hạn chế nhất định về kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy.
Thứ sáu, một bộ phận cán bộ còn có biểu hiện thiếu ý chí quyết tâm, phấn đấu vươn lên, chưa có sự nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị.
Thực tế ở huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An cho thấy, một bộ phận cán bộ, đảng viên còn ngại học tập lý luận chính trị, thiếu ý thức học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, không ít cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý ngại học tập, ngại nghiên cứu lý luận, coi học tập lý luận chính trị là bắt buộc, là vấn đề có liên quan đến đề bạt, bổ nhiệm, đến các chính sách được hưởng. Một số ít cán bộ đi học lý luận chính trị với động cơ mục đích chỉ cốt để lấy bằng cấp, chứng chỉ nhằm cũng cố địa vị của mình. Hiện nay, vẫn tồn tại tình trạng một số cán bộ không chịu tranh thủ thời gian để học, để đọc, để nghe, không thấy yêu cầu bức bách và sự cần thiết phải tự nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Bên cạnh đó, còn có quan niệm cho rằng lý luận chính trị là lĩnh vực khó, trừu tượng nên khó tiếp thu, khó nhớ. Vì thế, khi được cử đi học lý luận chính trị thì học tập mang tính đối phó, học qua loa đại khái, không tập trung tư tưởng nghiên cứu, rèn luyện nên hiệu quả đạt được rất thấp.
Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu, những nguyên nhân này có quan hệ tác động lẫn nhau tạo thành hệ thống các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến công tác đào tạo để nâng cao trình độ lý luận chính trị. Từ đó dẫn đến tình trạng yếu kém về nhận thức cũng như vận dụng lý luận vào chỉ đạo hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện của tỉnh Long An. Để khắc phục tình trạng trên đòi hỏi phải có sự nỗ lực, cố gắng chung của tỉnh, của
các ban, ngành, các cấp và mỗi cán bộ, đồng thời phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ, toàn diện, thiết thực và phải được nghiêm túc thực hiện.
Kết luận chương 2
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhiệm vụ quan trọng của Đảng. Mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, gắn học tập với rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư cách người cách mạng. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực, phong cách làm việc hiệu quả đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do vậy,việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đặt ra tại cơ sở là một nhiệm vụ hết sức quan trọng không riêng gì của cơ quan, đơn vị mà còn cả hệ thống chính trị. Trình độ lý luận chính trị có vai trò quan trọng đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện. Có trình độ lý luận chính trị thì năng lực lãnh đạo, quản lý mới được khẳng định và đội ngũ này mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của mình mà được Đảng và nhân dân giao phó.
Trình độ lý luận chính trị và việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp huyện ở huyện Thủ Thừa tỉnh Long An đã đạt được một số kết quả đáng kể, nhiều cán bộ chủ chốt cấp huyện đã gắn nhận thức của mình với thực tiễn hoạt động tại cơ sở, thông qua thực tiễn tại cơ sở để nâng cao trình độ mọi mặt cho bản thân. Tuy nhiên vẫn còn không ít cán bộ đương nhiệm nhưng lại chưa đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị; nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp huyện nhận thức chưa thật đúng đắn về tính tự giác và mục đích của học tập lý luận chính trị; một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp huyện chưa gắn kết chặt chẽ hoạt động của mình với thực tiễn hoạt động tại cơ sở.
Trước thực trạng đó, cần có phương hướng và giải pháp khoa học, đồng bộ để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, ngang tầm với yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Chương 3
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝLUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ